Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Những nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

- Những hoạt động trong thời kỳ đầu của nghĩa quân Lam Sơn.

2. Tư tưởng:

- Đấu tranh vì độc lập dân tộc.

- Tinh thần dũng cảm vượt khó của nghĩa quân.

3. Kĩ năng:

- Sử dụng xác định địa điểm chính trên lược đồ, nhận xét những sự kiện chính.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo

- Năng lực hợp tác, tương tác để phân tích, nhìn nhận, đánh giá sự kiện lịch sử

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện

II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Bài soạn

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với

học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá

2. Kĩ thuật:

- Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

- Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/01/2020 Ngày giảng: 7A2 06/01/2020 TIẾT 37- BÀI 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427) I. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ ( 1418 - 1423) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Những nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi. - Những hoạt động trong thời kỳ đầu của nghĩa quân Lam Sơn. 2. Tư tưởng: - Đấu tranh vì độc lập dân tộc. - Tinh thần dũng cảm vượt khó của nghĩa quân. 3. Kĩ năng: - Sử dụng xác định địa điểm chính trên lược đồ, nhận xét những sự kiện chính. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo - Năng lực hợp tác, tương tác để phân tích, nhìn nhận, đánh giá sự kiện lịch sử b. Năng lực đặc thù: - Năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Bài soạn 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá 2. Kĩ thuật: - Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS - Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Không kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * Giới thiệu bài: Phong trào đấu tranh vũ trang, giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ ở đầu thế kỉ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn ra như thế nào? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung Cho HS tìm hiểu phần in nhỏ trong SGK I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa HĐ cá nhân H: Hãy nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi? H: Qua câu nói của Lê Lợi, em thấy ông là người thế nào? - Ông là một vị tướng thương dân, được dân tin yêu. HĐ nhóm đôi 3p H: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm nơi xây dựng căn cứ? - Đó là quê hương của ông - Địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc phát triển lực lượng. H: Vì sao hào kiệt khắp bốn phương tìm về hội quân? H: Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi? - Một người tài cao, học rộng. Gv tích hợp môn Văn (văn bản: Hai chữ nước nhà). GV: Khắc sâu sự kiện ngày 2-7-1418: Khởi nghĩa bùng nổ. HS theo dõi SGK. H: Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp phải những khó khăn gì? + Do lực lượng còn mỏng và yếu. + Thiếu lương thực, vũ khí. + Sự bao vây, truy kích của quân Minh GV: chỉ trên lược đồ vị trí núi Chí Linh. Lần lượt tường thuật DB 3 lần nghĩa quân rút lên núi Chí Linh. Chú ý nhấn mạnh những khó khăn mà nghĩa quân gặp phải. H: Em có suy nghĩ gì trước gương hi sinh của Lê Lai? Giảng: Để ghi nhớ công lao của Lê - Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín quê ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. - Lê Lợi chọn Lam Sơn làm nơi xây dựng căn cứ. Hào kiệt bốn phương tìm về hội quân trong đó có Nguyễn Trãi. - 1418: Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). - 7/02/1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương. II. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn - Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân ba lần rút lên núi Chí Linh và chịu nhiều gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh, tiêu biểu là Lê Lai. Lai, Lê Lợi đã phong cho ông là công thần hạng nhất và có câu 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi. H: Trong lần rút lui này nghĩa quân đã gặp phải những khó khăn gì. - Thiếu lương thực, đói rét trầm trọng phải giết cả ngựa chiến và voi chiến dể nuôi quân. HĐ nhóm đôi 2p H: Tại sao Lê Lợi lại chủ trương tạm hoà với quân Minh? Tại sao quân Minh lại chấp nhận? - Tránh các cuộc bao vây của quân Minh và có thời gian để củng cố lực lượng. GV: Quân Minh chấp nhận để thực hiện âm mưu mua chuộc Lê Lợi. Cuối năm 1424, sau nhiều lần dụ dỗ không được, quân Minh đã trở mặt tấn công ta. Giai đoạn 1 của cuộc kháng chiến kết thúc mở ra một thời kì mới. + Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp nhận, nghĩa quân quay về Lam Sơn và tiếp tục hoạt động. + Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập - Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418- 1423. - Đánh giá đường lối của Lê Lợi. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghiã quân Lam Sơn trong giai đoạn đầu khởi nghĩa? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm hình ảnh Lê Lợi - Viết 1 bài giới thiệu ngắn về công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài mới: Phần II. + Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. + Diễn biến chính của cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_37_cuoc_khoi_nghia_lam_son_1418_1.pdf
Giáo án liên quan