Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 29: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những nét chính về tình hình kinh tế của nhà Trần cuối thế kỉ XIV.

- Nêu và nhận xét về cuộc sống của vương triều Trần. Sơ lược về nguyên nhân,

diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV.

3. Kĩ năng

- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ

thực tế

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần

chúng nhân dân trong lịch sử.

- Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã

đạt được

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung:

- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo

b) Năng lực đặc thù:

- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử

vào cuộc sống

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 29: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày dạy: 12/11/2019-7A56 Tiết 29 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những nét chính về tình hình kinh tế của nhà Trần cuối thế kỉ XIV. - Nêu và nhận xét về cuộc sống của vương triều Trần. Sơ lược về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV. 3. Kĩ năng - Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử. - Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: - NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV - Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức... 2. Học sinh a) Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu tình hình kinh tế nhà Trần thế kỉ XIV - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày một số nét về tình hình văn học, giáo dục, khoa học –kĩ thuật dưới thời Trần? Tại sao văn hoá - giáo dục thời Trần lại phát triển như vậy? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và thấy được sự phát triển về mọi mặt của đất nước ta dưới thời Trần. Vậy cuối thế kỉ XIV, tình hình nước ta như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV &HS Nội dung (Gợi ý) - HS: Nhắc lại tình hình sản xuất nông nghiệp thời Trần sau chiến tranh. - HS đọc SGK mục 1/74 - HĐN bàn (5')- Hoàn thành câu hỏi/phiếu học tập 1 ? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao dẫn đến tình trạng đó? nhận xét gì về đời sống của nhân dân? - Đại diện các nhóm trình bày - HS tương tác, nhận xét, bổ sung - GV cùng HS phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chuẩn hóa các kiến thức cơ bản. - HS thảo luận nhóm 6: Hoàn thành phiếu HT số 2 Trước tình hình đời sống nhân dân như vậy vua Quan nhà Trần đã làm gì? Nêu việc làm của Chu Văn An? Việc làm đó chứng tỏ điều gì? GV: Lợi dụng tình hình đó, nhiều kẻ nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An, quan tư nghiệp ở Quốc Tử Giám dâng sớ đề nghị chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe nên ông đã cáo quan về quê. ? Việc làm của Chu Văn An chứng tỏ điều gì ? - Ông là vị quan thanh liêm, không vụ lợi biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên tất cả. HS đọc phần chữ in nhỏ và trả lời. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XVI? ? Tình hình xã hội rối ren như vậy dẫn 1. Tình hình kinh tế - Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa nhiều năm mất mùa. + Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con cho quý tộc và địa chủ. - Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất của làng xã. Triều đình bắt dân phải nộp thuế đinh. 2. Tình hình xã hội: a. Triều đình: - Vua, quan, quý tộc, địa chủ ăn chơi sa đoạ, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền. - Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. - Bên ngoài Cham Pa xâm lược, nhà Minh yêu sách, đời sống nhân dân khổ cực. - 1369, Trần Dụ Tông mất, Dương Nhật Lễ lên thay. b. Các cuộc khởi nghĩa nông dân * Nguyên nhân: đến kết quả tất yếu gì ? GV: Treo lược đồ -> HS lên xác định nơi nổ ra các cuộc khởi nghĩa. - Tổ chức thi nhanh giữa các dãy bàn liệt kê các cuộc KN nông dân tiêu biếu thế kỉ XIV? ? Em có nhận xét gì về các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV? - Phong trào diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại do thiếu liên kết. ? Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nói lên điều gì? - Nhà Trần đã thực sự suy yếu.... - Do bị bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn xã hội gay gắt. * Diễn biến: - Năm 1344, Ngô Bệ nổi dậy ở Hải Dương. - Năm 1379, Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị nổi dậy ở Thanh Hóa. - Năm 1390 nhà sư Phạm Sư Ôn nổi dậy ở Quốc Oai, Sơn Tây. - Năm 1399, Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. * Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa bị đàn áp -> thất bại. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập Ruộng đất ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cản nửa rồi ? 4 câu thơ trên của ai? phản ánh điều gì? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 1. Nhận xét tình hình xã hội nhà trần cuối thế kỉ XIV + Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền... + Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước + Nhiều cuộc nổi dậy của nông dân bùng nổ => Tình hình xã hội bất ổn định 2. Trình bày trên lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nói lên điều gì? - Viết một câu văn đánh giá Vương Triều Trần thế kỉ XIV? (Vương triều nhà Trần đã thực sự suy yếu vào thế kỉ XIV.....) V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị phần II: Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly + Nhà Hồ được thành lập trong hoang cảnh nào? + Nội dung cải cách và tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_29_su_suy_sup_cua_nha_tran_cuoi_t.pdf
Giáo án liên quan