I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Trần.
Nguyên nhân phát triển kinh tế thời Trần.
- Giới thiệu về các tầng lớp xã hội thời Trần.
2. Kỹ năng
- Nhận xét, đánh giá sự chuyển biến về kinh tế sau chiến tranh của nhà
trần, nhận thức, tìm tòi và khám phá nền kinh tế địa phương, nêu suy nghĩ.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo;
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ
b) Năng lực đặc thù:
- NL tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức
Lịch sử vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đề, hướng dẫn chấm kiểm tra 15 phút
- Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27: Sự phát triển kinh tế, văn hoá thời Trần - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2019 Ngày dạy: 06/11/2019-7A56
Tiết 27- Bài 15
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ THỜI TRẦN
I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Trần.
Nguyên nhân phát triển kinh tế thời Trần.
- Giới thiệu về các tầng lớp xã hội thời Trần.
2. Kỹ năng
- Nhận xét, đánh giá sự chuyển biến về kinh tế sau chiến tranh của nhà
trần, nhận thức, tìm tòi và khám phá nền kinh tế địa phương, nêu suy nghĩ....
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo;
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ
b) Năng lực đặc thù:
- NL tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức
Lịch sử vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đề, hướng dẫn chấm kiểm tra 15 phút
- Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức...
2. Học sinh
a) Trước giờ lên lớp:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Tìm hiểu các thành tựu về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp tại địa phương.
b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá
nhân và nhóm.
c) Sau giờ lên lớp:
- Tiếp tục tìm tòi, khám phá về tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp
và thương nghiệp ở địa phương.
- Tìm hiểu những chuyển biến kinh tế thời Trần.
- Khám phá tình hình văn hóa của địa phương hiện nay.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan...
2. Kỹ thuật
- Trình bày, công đoạn....
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Câu 1: (8 điểm) Trình bày những nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần
trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên ( Thế kỉ XIII)?
Câu 2: (2 điểm) Em có đánh giá gì về công lao của Trần Hưng Đạo trong
cuộc kháng chiến?
Hướng dẫn chấm
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều
tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành
khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu
là hạt nhân.
2
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng
chiến. Đặc biệt nhà Trần chăm loc sức dân, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân tạo nên sự gắn bó giữa
triều đình và nhân dân.
2
- Tinh thần hi sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà
nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương
triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh
tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,
đã buộc địch từ thế mạnh sang thế yếu, từ chủ động sang bị
động để tiêu diệt chúng
2
2
- Trần Hưng Đạo là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 1
- Cùng với vua Trần đề ra đường lối chiến lược, chiến thuật
đúng đắn, sáng tạo.
1
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Nhà Trần vừa trải qua ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên-Mông vậy tình hình kinh tế sau chiến tranh về nông nghiệp, thủ công
nghiệp ,thương nghiệp như thế nào? chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiết hôm nay....
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV &HS Nội dung(Gợi ý)
HS đọc nghiên cứu thông tin kênh
hình, kênh chữ SGK
- Chia lớp thành 6 nhóm-Hoạt động
(5’), Hoàn thành phiếu học tập
- Nhóm 1,2: Sau chiến tranh kinh tế
nông nghiệp như thế nào? Nguyên
nhân dẫn tới sự phát triển đó?
- Nhóm 3,4: Trình bày tình hình thủ
công nghiệp thời Trần sau chiến
1. Nền kinh tế sau chiến tranh
a) Nông nghiệp: Sản xuất được phục
hồi và phát triển do nhà nước thực
hiện nhiều chính sách tích cực:
- Công cuộc khai khẩn đất hoang,
thành lập làng xã được mở rộng, đê
điều được củng cố.
- Vương hầu quý tộc chiêu tập dân
tranh? nhận xét gì về thủ công nghiệp
thời Trần
- Nhóm 5,6: Tình hình thương nghiệp
thời Trần sau chiến tranh PT như thế
nào?
- các nhóm hoàn thành phiếu và đổi
phiếu cho nhóm bạn cùng bổ sung cho
nhau
- Đại điện 1 nhóm trình bày kết quả-
GV cùng lớp phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả và chốt KT
(PT năng lực tự chủ, tự học; nhận
thức và khám phá lịch sử)
? Liên hệ tình hình kinh tế nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp tại địa phương?- HĐ cá nhân
(PTNL vận dụng KT Lịch sử vào đời
sống)
- Học sinh nghiên cứu SGK- HĐ cá
nhân trả lời nhanh câu hỏi ra giấy
nháp
- Đổi kết quả với bạn bên cạnh để
điều chỉnh bổ sung
? Xã hội thời Trần có những tầng lớp
nào?
(PTNL tìm tòi và khám phá Lịch sử)
? Em có nhận xét gì về sự chuyển
biến tình hình xã hội thời Trần?
- Các tầng lớp khác nhau như mức độ
tài sản và cách thức bóc lột khác
nhau.
- Phân hóa sâu sắc hơn. Thể hiện nhà
nước quân chủ.
HS: tổng kết nội dung bài học
nghèo đi khai hoang lập điền trang.
- Ban thái ấp cho vương hầu, quý tộc.
b) Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do nhà nước trực
tiếp quản lí phát triển: làm gốm tráng
men, chế tạo vũ khí, đóng thuyền
- Thủ công nghiệp trong dân gian phát
triển: dệt vải, rèn sắt, nghề in
* Thương nghiệp:
- Việc trao đổi buôn bán trong nước
và thương nhân nước ngoài được đẩy
mạnh.
- Nhiều trung tâm kinh tế được mở ra
trong cả nước mà tiêu biểu là Thăng
Long , Vân Đồn.
-> Kinh tế đã được phục hồi và bắt
đầu phát triển.
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh
- Giai cấp thống trị:
+ Vua, Vương hầu, Quý tộc: Ngày
càng giàu có.
+ Quan lại, Địa chủ: có nhiều ruộng
đất.
- Giai cấp bị trị:
+ Thợ thủ công thương nhân: Ngày
càng đông.
+ Nông dân, tá điền: Ngày càng đông.
+ Nông Nô, nô tỳ bị bóc lột nặng nề.
=>Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Thủ công nghiệp & thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân hoá trong xã hội thời Trần? Nhận xét?
Vua
vương hầu,Quý tộc
Quan lai địa chủ
-Tầng lớp bị trị:
Thương nhân,Thợ thủ công
Nông dân, tá điền
Nông nô
Nô tì
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Về nhà tìm hiểu và trình bày sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp của địa phương hiện nay.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài theo vở ghi, đọc thêm sgk
- Hoàn thành phiếu học tập GV giao
- Tìm hiểu khám phá về nền kinh tế nông nghiệp tại địa phương? Nhận xét, đánh
giá về sự phát triển kinh tế địa phương
- Chuẩn bị mục II: Sự phát triển văn hóa thời Trần
+ Nghiên cứu nội dung sgk
+ Trả lời các câu hỏi
+ Tìm hiểu, khám phá tình hình văn hóa của địa phương hiện nay.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_27_su_phat_trien_kinh_te_van_hoa.pdf