I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được: Những việc làm của người Gec-man đã tác động đến xã hội và quá
trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của lãnh địa.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại.
- So sánh giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị.
- HS có kỹ năng sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định các quốc gia phong
kiến, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
- HS có nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã
hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
2. Phẩm chất
Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:
- Tinh thần yêu lao động, chăm chỉ LĐ, trân trọng thành quả của người lao
động qua các thời kì LS
- Có tình thương, lòng nhân ái với những người bị áp bức.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài
học, biết xử lý tình huống, tư duy độc lập.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện sự hình thành xã hội phopng kiến Châu
Âu; những việc làm của người Gec-man đã tác động đến xã hội và quá trình hình
thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: so sánh, nhận xét, đánh giá kinh tế lãnh
địa và kinh tế thành thị.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu, liên hệ tình hình
kinh tế ở địa phương.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
Ngày soạn: 06/9/2020 Ngày dạy: 08/9/2020-7A2,4
Phần một
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1- Bài 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được: Những việc làm của người Gec-man đã tác động đến xã hội và quá
trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của lãnh địa.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại.
- So sánh giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị.
- HS có kỹ năng sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định các quốc gia phong
kiến, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
- HS có nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã
hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
2. Phẩm chất
Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:
- Tinh thần yêu lao động, chăm chỉ LĐ, trân trọng thành quả của người lao
động qua các thời kì LS
- Có tình thương, lòng nhân ái với những người bị áp bức.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài
học, biết xử lý tình huống, tư duy độc lập.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện sự hình thành xã hội phopng kiến Châu
Âu; những việc làm của người Gec-man đã tác động đến xã hội và quá trình hình
thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: so sánh, nhận xét, đánh giá kinh tế lãnh
địa và kinh tế thành thị.
- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu, liên hệ tình hình
kinh tế ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh lãnh địa phong kiến, và một số hình ảnh mô tả hoạt động của thành thị.
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, nghiên cứu trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, sử dụng PP trực quan....
2. Kỹ thuật
- HĐ cá nhân, động não
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: khôn
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
? Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và các QGcổ đại phương Tây?
? Ngành nghề chính của các QG CĐ phương Tây là gì?
=> Những ngành nghề đó cùng với các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ có tác
động trực tiếp đên sự thay đổi và phát triển của XH các nước phương Tây, dẫn đến
hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức cơ
bản của xã hội cổ đại phương Tây.
H: Các quốc gia cổ đại phương Tây đã
hình thành vào thời gian nào, kể tên các
quốc gia đó?
HS HĐ cá nhân – động não: Nhớ lại kiến
thức đã học ở lớp 6 trả lời câu hỏi.
GV: Cung cấp: Thế kỷ I TCN đã hình
thành hai quốc gia Hy Lạp và Rô ma,
trong đó đế quốc Rôma ngày càng bành
trướng và lớn mạnh. Khi đế quốc Rôma
cường thịnh người Giécman sống lệ thuộc,
chịu sự thống trị của đế quốc Rôma. Đến
cuối thế kỷ V khi đế quốc Rôma suy yếu
họ nổi dậy, tràn vào lãnh thổ người Rôma
và lật đổ nhà nước này lập nên các vương
quốc của người Giécman. Bắt đầu diễn ra
quá trình phong kiến hóa.
HĐ cá nhân:
HS: Đọc SGK
1. Sự hình thành xã hội phong kiến
ở Châu Âu
* Hoàn cảnh:
- Cuối thế kỷ thứ V, người Giécman
xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ
đại phương Tây
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
H: Khi tràn vào lãnh thổ của Rôma người
Giécman đã làm gì ?
HĐ nhóm 2 – trao đổi trả lời:
H: Những việc làm ấy có tác động như thế
nào tới sự hình thành xã hội phong kiến ở
Châu Âu?
GV: Kết luận: Những việc làm đó làm cho
chế độ chiếm hữu nô lệ trong xã hội cổ đại
sụp đổ, các tầng lớp mới xuất hiện. Mở ra
một thời đại mới: thời đại phong kiến
trong lịch sử Châu Âu.
HS: Tìm hiểu thông tin.
H: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được
hình thành từ những tầng lớp nào của xã
hội cổ đại ?
H: The em mối quan hệ giữa nông nô và
lãnh chúa như thế nào?
HS: Nông nô sống phụ thuộc vào lãnh
chúa do nông nô không có ruộng đất phải
cày cấy trên đất của lãnh chúa.
GV: Giải thích, chốt kiến thức:
GV: Hình thành khái niệm cho HS thế nào
là “lãnh địa phong kiến”
GV: cho HS quan sát hình ảnh về lãnh địa
phong kiến Châu Âu kết hợp đọc phần chữ
nhỏ SGK-tr4.
HĐ nhóm đôi 2’- phiếu HT: So sánh sự
khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội
phong kiến?
HS:
- Xã hội cổ đại: có hai giai cấp chủ nô và
nô lệ, nô lệ phải làm việc cực nhọc trong
các trang trại, công xưởng, mọi của cải
thuộc chủ nô, nô lệ chỉ là công cụ biết nói.
- Xã hội phong kiến có 2 giai cấp lãnh
chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế
cho lãnh chúa.
GV: Cung cấp:
* Việc làm của người Giécman:
- Thành lập nhiều vương quốc mới:
Ăng-glô-Xắc-xông, Phơ-răng, Tây
Gôt, Đông Gốt.
- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma
đem chia cho nhau.
- Phong tước cho các tướng lĩnh quý
tộc các tước vị như: công tước, hầu
tước
-> Dẫn tới sự hình thành các tầng lớp
mới: lãnh chúa phong kiến và nông
nô.
- Lãnh chúa phong kiến: là các tướng
lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất,
tước vị, quyền thế và giàu có.
- Nông nô: những nô lệ được giải
phóng và nông dân không có ruộng,
làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
-> Xã hội phong kiến ở Châu Âu được
hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến (đọc thêm)
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
GV: Đặc trưng kinh tế của lãnh địa là đặc
trưng của xã hội phong kiến phương Tây
dẫn tới sự hình thành chế độ phong kiến
phân quyền (đây là điểm khác biệt với các
quốc gia phong kiến phương Đông).
HS HĐ cá nhân: Đọc SGK
HĐ cá nhân- động não
H:Vì sao các thành thị trung đại xuất
hiện?
GV: Lấy dẫn chứng phân tích thêm.
HScá nhân-động não: Đọc thông tin
SGK-quan sát tranh TH trung đại hình
2 ( SGK-Tr 5)
H: Những ai sống trong thành thị? Họ làm
những nghề gì ?
GV: Giải thích các thuật ngữ lịch sử:
- Phường hội: gồm các thợ thủ công cùng
nghề nghiệp để giữ độc quyền sản xuất,
bảo vệ quyền lợi, chống áp bức của lãnh
chúa. Lập ra phường hội.
- Thương hội: hình thức tổ chức của
thương nhân nhằm độc quyền buôn bán
các mặt hàng nhất định, khống chế giá cả.
H: Nhìn vào bức tranh em thấy quang
cảnh họp chợ như thế nào?
- Số lượng người tham gia hội chợ?
- Các mặt hàng trao đổi gồm những gì?
GV: Miêu tả khái quát: Đây là cảnh buôn
bán trao đổi hàng hóa hết sức nhộn nhịp,
những người đến chợ với số lượng đông
chủ yếu là lái buôn, thợ thủ công, thương
nhân. Các mặt hàng trao đổi chủ yếu là
thực phẩm rau thịt từ nông thôn, các loại
vải
3. Sự xuất hiện của các thành thị
trung đại.
* Nguyên nhân:
- Thời kỳ phong kiến phân quyền: các
lãnh địa đóng kín không trao đổi buôn
bán ra bên ngoài
- Thế kỷ XI, sản xuất thủ công phát
triển, thợ thủ công đem hàng hóa ra
những nơi đông người để trao đổi,
buôn bán, lập xưởng sản xuất.
- Từ đây hình thành các thị trấn, rồi
phát triển thành thành phố gọi là thành
thị.
-> Thành thị trung đại xuất hiện.
* Hoạt động của các thành thị trung
đại:
- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công
và thương nhân, họ lập ra các
phường hội, thương hội để cùng
nhau sản xuất và buôn bán.
- Hoạt động trên của các thành thị
trung đại đã có vai trò thúc đẩy sản
xuất, làm cho xã hội PK phát triển.
* HĐ3: LUYỆN TẬP
1. HS: Thảo luận nhóm bàn (3p) – phiếu HT:
Nền kinh tế thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa phong kiến?
HS: Thảo luận, nhận xét thống nhất kết quả.
- Kinh tế lãnh địa: Trồng trọt chăn nuôi sản phẩm làm ra được dùng trong lãnh địa.
Mô hình sản xuất mang tính khép kín tự cung tự cấp.
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
- Kinh tế thành thị: Hoạt động kinh tế chính là buôn bán, sản phẩm làm ra được đem
trao đổi. Mô hình sản xuất mang tính mở rộng, nền sản xuất hàng hóa.
2. ? Sự xuất hiện của các thành thị trung đại có vai trò gì đối với xã hội? (KG –
HĐCN động não)
GV: Sự xuất hiện của thành thị là dấu hiệu của văn minh là sự đối lập với chế độ
phong kiến, đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của xã hội phong kiến Châu âu.
Vì vậy nó được ví “ Như những bông hoa rực rỡ xuất hiện trên vũng bùn đen tối của
xã hội phong kiến lúc bấy giờ”.
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
- HS HĐ cá nhân-động não
- Ở VN thời kì PK có những ngành nghề nào phát triển?
- Có những phường nghề nào?
- Ở địa phương em, ở Than Uyên, Lai Châu có những nghề nào còn tồn tại từ thời xa
xưa?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- động não
- Theo em, có thể mở rộng và phát triển nghề nào ở địa phương? Vì sao?
- Nếu là CT huyện, có quyền cho phép mở chợ ở 1 thôn bản trên địa bàn xã Phúc
Than, em chọn địa điểm nào? Vì sao?
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài cũ trả lời câu hỏi SGK.
+ Nhà nước phong kiến Tây Âu được hình thành trên cơ sở nào?
+ Sự hình thành lãnh địa, đặc trưng kinh tế lãnh địa?
+ Nguyên nhân, ý nghĩa sự ra đời của các thành thị?
- Đọc trước bài mới bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ
nghĩa Tư bản ở Châu Âu ( SD SGK và internet)
+ Nguyên nhân, ý nghĩa các cuộc phát kiến lớn về địa lý: em biết những cuộc phát
kiến nào, em thích nhân vật lịch sử nào nhất trong những NV đó? Vì sao?
+ Sự hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
PHỤ LỤC
(Phiếu học tập hoặc các tài liệu khác)
Phiếu HT
Nền kinh tế thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa phong kiến?
Kinh tế thành thị Kinh tế lãnh địa phong kiến
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2020-2021
Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_1_su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua.pdf