Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 25 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 2 - Bài 2:

SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH

THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Hs nắm được:

- Nguyên nhân, ý nghĩa các cuộc phát kiến.

- Sự hình thành giai cấp tư sản và vô sản

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Trân trọng và trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Nhân ái: Yêu Đảng, yêu Bác Hồ, yêu nhân loại.

- Trách nhiệm: Yêu chuộng hòa bình, phê phán chiến tranh, tinh thần đoàn kết.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học

tập một cách tích cực.

+ Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến.

+ Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Suy nghĩ nhận xét, đánh giá các sự kiện.

+ Đặt bản thân vào tình huống lịch sử cụ thể và giải quyết được tình huống một

cách hiệu quả.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tìm tòi, phát hiện, phân tích nhận xét các sự kiện lịch

sử: Quá trình tan rã của xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức được nhu cầu sự tiến bộ của

lich sử xã hội loài người.

- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã

học để hiểu được ý nghĩa của sự tiến bộ xã hội nhân loại.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu

truyện, tranh ảnh liên quan đến sự suy vong của nhà nước phong kiến.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

Đàm thoại, gợi mở, nếu vấn đề, thảo luận nhóm.

2. Kỹ thuật:

Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.

pdf97 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 25 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Ngày giảng: 09/9/2020 Tiết 1 - Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Những việc làm của người Giec-man đã tác động đến xã hội. - Tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của lãnh địa. - Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Trân trọng và trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Nhân ái: Yêu Đảng, yêu Bác Hồ, yêu nhân loại. - Trách nhiệm: Yêu chuộng hòa bình, phê phán chiến tranh, tinh thần đoàn kết. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập một cách tích cực. + Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. + Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Suy nghĩ nhận xét, đánh giá các sự kiện. + Đặt bản thân vào tình huống lịch sử cụ thể và giải quyết được tình huống một cách hiệu quả. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: nắm được guyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức được nhu cầu sự tiến bộ của lich sử xã hội loài người. - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để hiểu được ý nghĩa của sự tiến bộ xã hội nhân loại. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu truyện, tranh ảnh liên quan đến các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: 2 Đàm thoại, gợi mở, nếu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV dùng bản đồ chỉ cho học sinh rõ những nước có chế độ phong kiến ra đời sớm, đặt câu hỏi: ở Châu Âu xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của Gv - Hs Nội dung kiến thức trọng tâm GV cho HS đọc SGK HS: đọc (SGK - 3) – Gv đặt câu hỏi: ? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô ma người Giéc-man đã làm gì? ? Những việc ấy có tác động ntn đến sự hình thành XHPK ở Châu Âu? - Biến đổi trong xã hội. ? Những việc ấy làm xã hội phương Tây biến đổi như thế nào? ? Quan hệ giữa tầng lớp lãnh chúa và nông nô như thế nào? - Những tướng lĩnh quân sự, quý tộc chiếm được nhiều ruộng đất, được phong chức tước khác nhau, họ có quyền thế và giàu có, trở thành lãnh chúa... ? Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến? HS Thảo luận nhóm (2P). Gv: phát phiếu cho các nhóm. Hs làm việc theo nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả, Gv kết luận GV: Cho HS đọc SGK. ? Em hiểu như thế nào là “lãnh địa”? - Lãnh địa bao gồm: đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu. a. Hoàn cảnh lịch sử. - Người Giéc-man đã tiêu diệt các quốc gia cổ đại, thành lập nhiều vương quốc mới. - Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau. b. Biến đổi trong xã hội. - Hình thành 2 tầng lớp mới: + Lãnh chúa phong kiến: + Nông nô: là những nô lệ và nông dân không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa. 2. Lãnh địa phong kiến. - Lãnh địa: Là vùng đất rộng lớn do 3 cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa. ? Em hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến dựa theo hình 1 SGK? Hs trả lời -> Gv nhận xét và chốt kiến thức (Tường cao, hào sâu, đồ sộ có đầy đủ nhà cửa, trang trại, nhà thờ như một đất nước thu nhỏ). ? Trình bày đời sống sinh hoạt trong lãnh địa? GV: Cho HS đọc phần chữ nhỏ SGK. ? Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa phong kiến là gì? GV: Cho HS đọc SGK. ? Đặc điểm của thành thị là gì? Thành thị xuất hiện do nguyên nhân nào? ? Đặc điểm kinh tế và cư dân thành thị? ? Cư dân thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì? ? Miêu tả lại cuộc sống ở thành thị qua bức tranh (hình 2 SGK) ? Sự ra đời của thành thị có vai trò gì đối với sự phát triển của XHPK ở Châu Âu? ? So sánh giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị? - Gv cho Hs hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn 5 phút. - Hs thực hiện theo gợi ý và hướng dẫn của Gv, Gv quan sát giúp Hs thực hiện. - Hs Trưng bày kết quả, nhận xét. - Gv nhận xét và chốt kiến thức. GV: Khái quát toàn bài. lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách. - Đời sống trong lãnh địa: + Lãnh chúa: sống xa hoa, đầy đủ.... + Nông nô: Đói nghèo khổ cực, nộp tô thuế. -> Họ đã vùng lên chống lại lãnh chúa. * Đặc điểm cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín không trao đổi với bên ngoài. 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại. a. Nguyên nhân. - Các lãnh địa đều đóng kín, không trao đổi buôn bán với bên ngoài. - Cuối thế kỉ XI, sản xuất hàng hoá thừa được đem đi bán -> thị trấn ra đời -> thành thị trung đại xuất hiện. b. Đặc điểm kinh tế thành thị: - Tổ chức hội chợ lớn để trao đổi và buôn bán sản phẩm. - Cư dân chủ yếu của thành thị: Thợ thủ công và thương nhân. c. Vai trò: - Có vai trò quan trọng, thúc đẩy sản xuất, làm cho XHPK ở Châu Âu phát triển. 4 * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm). Câu 1. Lãnh địa phong kiến là A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được. B. vùng đất do các chủ nô cai quản. C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên. D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá. Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma? A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt. B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt. C. Các bộ tộc người Giéc-man. D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng. Câu 3. Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là A.lãnh chúa phong kiến B. nông nô. C. thợ thủ công và lãnh chúa. D. thợ thủ công và thương nhân. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ? Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Sưu tầm những mẩu chuyện về lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Yêu cầu về nhà học thuộc những nội dung bài đã học. - Chuẩn bị bài: Bài 2 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa Tư bản ở Châu Âu. - Mục 1: Nguyên nhân, ý nghĩa các cuộc phát kiến. - Mục 2: Sự hình thành giai cấp tư sản và vô sản. Yêu cầu chuẩn bị: Đọc, soạn bài theo các câu hỏi có trong bài. Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. 5 Ngày giảng: 11/9/2020 Tiết 2 - Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hs nắm được: - Nguyên nhân, ý nghĩa các cuộc phát kiến. - Sự hình thành giai cấp tư sản và vô sản 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Trân trọng và trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Nhân ái: Yêu Đảng, yêu Bác Hồ, yêu nhân loại. - Trách nhiệm: Yêu chuộng hòa bình, phê phán chiến tranh, tinh thần đoàn kết. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập một cách tích cực. + Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. + Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Suy nghĩ nhận xét, đánh giá các sự kiện. + Đặt bản thân vào tình huống lịch sử cụ thể và giải quyết được tình huống một cách hiệu quả. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tìm tòi, phát hiện, phân tích nhận xét các sự kiện lịch sử: Quá trình tan rã của xã hội phong kiến ở châu Âu. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức được nhu cầu sự tiến bộ của lich sử xã hội loài người. - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để hiểu được ý nghĩa của sự tiến bộ xã hội nhân loại. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu truyện, tranh ảnh liên quan đến sự suy vong của nhà nước phong kiến. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nếu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. 6 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Gv chiếu hình ảnh Tàu Ca-ra-ven. Các nhà thám hiểm đã dùng tàu này để vượt đại dương đến các châu lục để Hs quan sát. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến? GV dẫn dắt vào bài mới: Thế kỷ XV nền KT hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí để tìm ra những vùng đất mới và con đường mới như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Kiến thức trọng tâm Cho HS đọc SGK GV: Giới thiệu chung. Gv phát phiếu bài tập. Hs hoạt động nhóm theo các câu hỏi 4p ? Nguyên nhân nào dẫn tới các phát kiến địa lí? ? Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện được là nhờ những điều kiện nào? Kể tên các cuộc phát kiến dịa lí tiêu biểu? Hs nêu kết quả, nhận xét, bổ sung. Gv kết luận: ? Kết quả của các cuộc phát kiến địa lí đó là gì? Có ý nghĩa gì? - Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển đem lại nguồn nguyên liệu quý giá những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, những vùng đất mênh mông 1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí. a. Nguyên nhân: - Sản xuất phát triển. - Cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới. + Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: - 1487, Đi-a-xơ đi vòng qua biển cực Nam Châu Phi. - 1498, Ga- ma vòng qua điểm cực Nam Châu Phi cập bến Ca-li-cut. - 1492, Cô- lôm- bô tìm ra Châu Mĩ. - 1519 - 1522 Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất. b. Kết quả: - Tìm ra con đường nối liền các châu lục đem về nguồn lợi cho giai cấp tư sản. c. Ý nghĩa: - Là cuộc cách mạng về giao thông và 7 cho TS, những vùng đất mới. GV: Yêu cầu HS đọc - quan sát SGK GV: Sau các cuộc phát kiến quý tộc và thương nhân giàu lên nhanh chóng và có đội ngũ công nhân làm thuê đông đảo. - Gọi H S đọc phần chữ nhỏ SGK ? Quý tộc và TS Châu Âu đã làm cách nào để có tiền vốn và đội ngũ công nhân? Hs hoạt động nhóm đôi 2p ? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến xã hội? Các giai cấp này được hình thành từ những tầng lớp nào? Hs nêu kết quả, nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, kết luận: ? Ý nghĩa của nó? Khái quát nội dung bài học. - Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm theo kĩ thuật trình bày một phút. - Hs chuẩn bị câu hỏi. - Hs hỏi - Gv trả lời. trí thức. - Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển. 2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Có tiền vốn là nhờ cướp bóc của cải tài nguyên của các nước thuộc địa. - Có đội ngũ công nhân đông đảo, tư sản quý tộc bán người da đen, cướp đoạt ruộng đất. - Nông nô làm thuê kiếm sống. - Hình thành 2 giai cấp mới: + Giai cấp tư sản: các chủ xưởng, chủ đồn điền thương nhân giàu có bóc lột sức lao động của người làm thuê. + Giai cấp vô sản: những người làm thuê bị bóc lột. -> Nền sản xuất mới TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con. Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí? A. Do khát vọng muốn tìm mãnh đất có vàng. B. Do yều cầu phát triển của sản xuất. C. Do muốn tìm những con đường mới. D. Do nhu cầu của những người dân. Câu 2. Những nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí? 8 A. Anh, Tây Ban Nha. B. Pháp, Bồ Đào Nha. C. Anh, I-ta-li-a. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Câu 3. Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở nào? A. Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông B. Các thành thị trung đại C. Vốn và công nhân làm thuê. D. Sự phá sản của chế độ phong kiến. Câu 4. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông B. Trung Quốc và các nước phương Đông. C. Nhật Bản và các nước phương Đông D. Ấn Độ và các nước phương Tây Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Công nhân, quý tộc. B. Thương nhân, quý tộc. C. Tướng lĩnh, quý tộc. D. tăng lữ, quý tộc. Câu 6. Giai cấp vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Nông nô B. Tư sản C. Công nhân D. Địa chủ * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Kể tên các cuộc phát kiến? Kết quả, ý nghĩa của các cuộc phát kiến? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Yêu cầu về nhà học thuộc những nội dung bài đã học. - Chuẩn bị Bài 3 - Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu theo các nội dung: + Nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng. + Nguyên nhân, hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo. - Yêu cầu chuẩn bị: Đọc, soạn bài theo các câu hỏi có trong bài. Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. 9 Ngày giảng: 15/9/2020 Tiết 3 – Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nhận biết và nắm rõ được: - Nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng. - Nguyên nhân, hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: thấy được mặt hạn chế của chế độ phong kiến cản trở sự phát triển của xã hội từ đó thêm yêu nước Việt Nam XHCN. - Trách nhiệm: Bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản. Giúp HS thấy rõ loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: Sự sụp đổ của CĐPK - 1 chế độ xã hội độc đoán, lạc hậu, lỗi thời. - Chăm chỉ: tinh thần đấu tranh vươn lên của quần chúng nhân dân chống lại tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, Tự học bài, tự trả lời câu hỏi - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong việc khôi phục văn hóa phục hưng. - Tìm hiểu lịch sử: Nhận thấy đây là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá Châu Âu và nhân loại. - Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới hoặc bản đồ Châu Âu. - Tranh ảnh thời kỳ văn hoá Phục hưng. - Một số tư liệu về nhân vật lịch sử. 2. Học sinh: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 10 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. H: Quan hệ sản xuất tư bản ở Châu Âu được hình thành như thế nào? Hậu quả của quá trình tích luỹ nguyên thuỷ ? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Với sự xuất hiện của nền sản xuất mới TBCN càng làm cho mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc PK lên cao dẫn đến các cuộc đấu tranh chống quý tộc PK nổ ra, các cuộc đấu tranh đó diễn ra như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 3. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: tìm hiểu Phong trào “Văn hóa Phục Hưng”(Thế kỉ XIV - XVII). H: Vì sao có phong trào văn hóa Phục Hưng? GV: trong suốt 1000 năm đêm trường trung cổ,chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội.Toàn xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ.Những di sản của nền văn hoá cổ đại bị phá huỷ hoàn toàn trừ nhà thờ và tu viện.Do đó giai cấp tư sản đấu tranh chống lại sự ràng buộc của tư tưởng phong kiến GV: Giải thích khái niệm: “Văn Hóa Phục Hưng”: H: Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống quý tộc,phong kiến? GV: Như vậy, giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội, mở đầu là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa → Phong trào văn hóa PH. H: Tại sao giai cấp tư sản lại chọn đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá để mở đường cho đấu tranh chống phong kiến? * Tích hợp giáo dục môi trường. GV: Nêu một số thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng: Văn học, Nghệ thuật , KH , Triết học... H: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục Hưng muốn nói lên điều gì? GV: Nêu dẫn chứng và phân tích nội dung tiến bộ của phong “Văn hóa PH”. GV nhấn mạnh: Tính chất của phong 1. Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII) * Nguyên nhân: + Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội. + Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của XH. * Khái niệm: Phong trào văn hóa Phục Hưng là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. * Nội dung: - Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. - Đề cao giá trị của con người, đề cao khoa học tự nhiên. 11 trào văn hóa Phục Hưng. H: Phong trào văn hóa Phục Hưng có ý nghĩa như thế nào? GV: Nhận xét, đánh giá và nhân mạnh điểm tích cực, hạn chế, tính chất, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng và chuyển ý. Hoạt động 2: tìm hiểu Phong trào cải cách tôn giáo. H: Vì sao ở Châu Âu lại diễn ra các cuộc cải cách tôn giáo? GV sử dụng: Hình 7: M.Lu-Thơ (1483 - 1546). H: Quan sát hình 7 và dựa vào nội dung SGK em hãy giới thiệu một vài nét về M.Lu-Thơ? GV: Bổ sung vài nét về M.Lu-Thơ và trình bày cuộc cải cách tôn giáo của M.Lu-Thơ ở Đức. H: Nội dung cải cách tôn giáo của M.Lu-Thơ là gì? GV giảng: Nội dung tư tưởng cải cách của Can-Vanh. H: Phong trào cải cách tôn giáo đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu lúc bấy giờ? * Ý nghĩa: - Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến. - Là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá Châu Âu và nhân loại. 2. Phong trào cải cách tôn giáo * Nguyên nhân: - Giáo hội tăng cường bóc lột ND. - Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên * Hệ quả: - Đạo Ki-tô bị chia thành hai giáo phái : Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau. Bùng lên cuộc đấu tranh nông dân Đức. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng. - Nguyên nhân, hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Giai cấp tư sản có vai trò như thế nào trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến để khôi phục nề văn hóa Phục hưng. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Sưu tầm tư liệu về nền văn hóa Phục Hưng V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Hướng dẫn về nhà học bài cũ và làm bài tập: - Chuẩn bị bài mới: Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN, trả lời câu hỏi: + Sự hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến ở Trung Quốc. 12 - Chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Tần – Hán – Đường. Tác động của những chính sách này đối với xã hội phong kiến Trung Quốc. Ngày giảng: 18/9/2020 Tiết 4 – Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nhận biết và nắm rõ được: - Sự hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến ở Trung Quốc. - Chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Tần – Hán – Đường. Tác động của những chính sách này đối với xã hội phong kiến Trung Quốc. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: thấy được sự phát triển của chế độ phong kiến trung quốc có ảnh hưởng lớn tới lịch sử việt nam, từ đó thêm yêu đất nước Việt Nam. - Trách nhiệm: HS hiểu rõ Trung Quốc là một quốc gia phong kiến, điển hình ở Phương Đông, là nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam - Chăm chỉ: Học được tính chăm chỉ, yêu thich lao động,cố gắng vươn lên của người dân trung quốc. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức được quá trình hình thành xã hội phong kiến trung quốc, các chính sách qua các triều đại - Tìm hiểu lịch sử: Nhận thấy chế đọ phong kiến ở Việt Nam chụi ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến Trung Quốc - Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. - Tranh ảnh công trình kiến trúc: Vạn lý trường thành, cung điện. 2. Học sinh: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 13 2. Kiểm tra bài cũ. H: Trình bày nguyên nhân xuất hiện của phong trào văn hoá Phục Hưng? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Ở phía bắc của Trung Quốc có một vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu đó là đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng Hà bồi đắp nên. Kinh tế khu vực này rất p/triển, xã hội có giai cấp đầu tiên nhà nước Trung Quốc được hình thành. Nhà nước phong kiến Trung Quốc mang những đặc trưng gì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. H: Vào thời Xuân thu Chiến Quốc nền sản xuất có gì tiến bộ? H: Những tiến bộ trong sản xuất đã có tác động như thế nào đến xã hội? H: Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở TQ? GV chốt: Một số quan lại, nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực → Địa chủ. - Nhiều vùng dân bị mất ruộng đất → nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày công và nộp tô → Nông dân tá điền. GV nhấn mạnh: Quan hệ SXPK hình thành đây chính là sự thay thế quan hệ bóc lột: Sự bóc lột của quí tộc với nông dân công xã trước đây thay bằng sự bóc lột của địa chủ với nông dân tá điền. GVgiải thích khái niệm: “Địa chủ” GV: Sử dụng bảng niên biểu giới thiệu tóm tắt lịch sử phong kiến Trung Quốc. Hoạt động 2: Tìm hiểu Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. - 2000 năm TCN người Trung Quốc dựng nhà nước đầu tiên. - Thời Xuân Thu, Chiến Quốc có nhiều tiến bộ trong sản xuất. + Công cụ bằng sắt. + Kĩ thuật cải tiến. + Giao thông thuỷ lợi phát triển. -> Năng xuất lao động tăng. - Xã hội có nhiều biến đổi: + Giai cấp địa chủ xuất hiện. + Nông dân bị phân hoá (ND lĩnh canh). - Quan hệ SXPK được hình thành (XHPK ) TKIII - TCN (thời Tần). - 2. Chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Tần - Hán - Đường. 14 GV: Trình bày sự kiện 221 TCN Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước thiết lập nhà nước phong kiến. H: Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tần đã thi hành những chính sách gì về mặt đối nội? H: Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của nhà Tần. GV bổ sung rồi chốt: Mặc dù... nhưng nhà Tần cũng đã có những c/s tiến bộ vì thế xã hội ổn định. H: Em hãy kể tên 1 số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Tần? GV sử dụng tranh, ảnh: Vạn Lý Trường Thành, giới thiệu vài nét về công trình tiêu biểu này. GV yêu cầu HS: Quan sát hình 8. SGK. H: Em có nhận xét gì về bức tượng gốm trong bức tranh? H: Chính sách đối ngoại của nhà Tần như thế nào? GV giảng: Chính sách tàn bạo của nhà Tần → Nhân dân nổi dậy đấu tranh lật đổ nhà Tần → Nhà Hán thành lập. GV cho HS liên hệ cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân ta H: Dựa vào SGK em hãy cho biết nhà Hán đã

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_1_den_25_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf
Giáo án liên quan