Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Nguyễn Thi Tuyến

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:

-Sự mục nát cực độ của chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến.

-Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.

2. Tư tưởng : Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của ND ta.

3.Kỹ năng : Vẽ, đọc bản đồ lịch sử, xác định các địa danh, hình dung địa bàn hoạt động và quy mô của các cuộc khởi nghĩa lớn.

II. Tài liệu,thiết bị dạy học:

- Bản đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Nguyễn Thi Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24:KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII Tuần 26 Tiết 52 Ngày soạn: 12/3/2006 Ngày dạy: 14/3/2006 I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được: -Sự mục nát cực độ của chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến. -Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII. 2. Tư tưởng : Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của ND ta. 3.Kỹ năng : Vẽ, đọc bản đồ lịch sử, xác định các địa danh, hình dung địa bàn hoạt động và quy mô của các cuộc khởi nghĩa lớn. II. Tài liệu,thiết bị dạy học: - Bản đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. III. Hoạt động dạy và học: 1.Giới thiệu bài mới: Sự suy thoái của chính quyền Lê - Trịnh và đời sống cơ cực của nông dân các thế kỉ trước đã làm cho mâu thuẫn XH ở Đàng Ngoài ngày càng sâu sắc. Sang thế kỉ XVIII, người nông dân không còn lối thoát đã vùng lên chống lại chính quyền Lê – Trịnh. Vậy để biết rõ hơn về nguyên nhân, biễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, chúng ta cùng tìm hiểu bài 24. 3.Dạy – học bài mới: 1.Tình hình chính trị: Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cần đạt *HS đọc đoạn 1/ SGK / 119. -H: Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? -H: Hãy nêu những biểu hiện suy sụp, mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? -GV yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để minh hoạ. -GV nhấn mạnh: Từ tầng lớp vua chúa, quan lại cho đến bọn hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phỡn, không coi kỉ cương phép nước ra gì. -HS thảo luận: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn tới hậu quả gì? + Sản xuất? + Đời sống nông dân? -H: Sự kiện nào chứng tỏ điều đó? ( HS dựa vào đoạn chữ nhỏ trả lời) -H: Đứng trước cuộc sống thê thảm đó buộc người nông dân phải làm gì? ( Đứng dậy đấu tranh để tự cứu mình. Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở thế kỉ XVIII) -GV: Như vậy, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó cũng là quy luật của lịch sử. -GV chuyển ý sang mục 2 * Chính quyền phong kiến: -Suy sụp, mục nát cực độ: +Vua Lê chỉ là bù nhìn “ Cái bóng mờ sau cung cấm”. + Chúa Trịnh chỉ lo ăn chơi, quanh năm hội hè, yến tiệc. + Quan lại , binh lính hoành hành , đục khoét nhân dân. * Hậu quả: -Sản xuất sa sút nghiêm trọng. -Đời sống nông dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi. 2.Nhũng cuộc khởi nghĩa lớn: * HS làm việc với SGK, thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn vào bảng phụ theo mẫu ( 3 phút): -Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu , Hoàng Công Chất. -Địa bàn hoạt động: Rộng khắp từ đồng bằng đến miền núi. -Tính chất: Là những cuộc khởi nghĩa nông dân chống CĐPK bất công đương thời quyết liệt, mạnh mẽ. * Hạn chế: Không có sự liên kết với nhau Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn hoạt động -Các nhóm báo cáo kết quả, GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.GV chốt đáp án. Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn hoạt động 1737 Nguyễn Dương Hưng Sơn Tây 1738 Lê Duy Mật Thanh Hoá, Nghệ An 1740 Nguyễn Danh Phương Tam Đảo ( Vĩnh Phúc) 1741 Nguyễn Hữu Cầu. Hải Phòng, Hải Dương. 1739 Hoàng Công Chất Sơn Nam, Lai Châu * GV treo lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. -Yêu cầu HS đọc kí hiệu . Lưu ý: các con số để chỉ tên các cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. -Yêu cầu HS lên bảng chỉ tên, thời gian, địa điểm nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu. -GV nhận xét, dùng bản đồ “ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất” mô tả nét chính về 2 cuộc khởi nghĩa này. -H: Qua theo dõi, em có nhận xét gì về địa bàn, tính chất và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? nên đã bị chúa Trịnh đàn áp. -Ý nghĩa: +Làm cho chính quyền họ Trịnh cành suy yếu hơn. +Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc. +Nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của ND. 3. Củng cố bài học: -Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy yếu trầm trọng, biểu hiện ở: ( Khoanh tròn vào những câu đúng) a.Chúa Trịnh lộng quyền, ăn chơi phung phí, xây dựng cung điện tốn kém khiến dân phải lao dịch vất vả. b. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân. c. Vua Lê đang dần dần khôi phục thanh thế. d. Cả 3 đều đúng. Đáp án: a,b. -Nêu nhận xét của em về quy mô, tính chất và ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã học. -Chuẩn bị bài 25: Phong trào Tây Sơn Phần I: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_24_khoi_nghia_nong_dan_dang_ngoai.doc
Giáo án liên quan