Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 33, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Nguyễn Văn Liêm

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dâ ta đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động.

- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta. Trong trận này, tổ tiên ta đã vận dụng cả ba yếu tố : “Thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để tạo nên sức mạnh và chiến thắng.

- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

2. Về tư tưởng :

- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc ta.

- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.

3. Về kỹ năng:

- Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.

- Kỹ năng xem tranh lịch sử

4. Trọng tâm: chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 33, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm Tuần 33 Tiết ppct 33 Ngày soạn : 20/ 03/ 10 Lớp: Khối 6 Ngày dạy :...................... BÀI 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 I – MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dâ ta đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động. - Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta. Trong trận này, tổ tiên ta đã vận dụng cả ba yếu tố : “Thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để tạo nên sức mạnh và chiến thắng. - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 2. Về tư tưởng : - Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc ta. - Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. 3. Về kỹ năng: - Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử. - Kỹ năng xem tranh lịch sử 4. Trọng tâm: chiến thắng Bạch Đằng năm 938. II – PHƯƠNG TIỆN : - Gv: Sgk, sgv, giáo án, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Hs: Học bài củ, soạn bài mới. III. TIEÁN TRÌNH HOẠT ĐỘNG TREÂN LÔÙP : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Kiến thức cần đạt 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ : 2p -Khúc Hạo đã làm gì để xây dựng chính quyền tự chủ . Những việc làm đó nhằm mục đích gì ? 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta về mặt danh nghĩa. Việc dựng nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy bằng một trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc. -HS ổn định -HS trả bài: +Khúc Hạo chia lại các khu hành chính +Cử người trong coi mọi việc đến tận xã +Định lại mức thuế +Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc +Lập lại sổ hộ khẩu Xây dựng chính quyền độc lập dân tộc -HS lắng nghe Hoạt động 1: 18p: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? -GV: cho HS đọc SGK để giới thiệu sơ lược về Ngô Quyền. - Em hảy cho biết sơ lược về tiểu sử của Ngô Quyền ? * Vậy Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán trong hoàn cảnh nào F Vì sao Ngô Quyền lại kéo quân ra Bắc ? F Vì sao Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ ? Việc này đã dẫn đến hậu quả như thế nào ? F Vậy Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì ? -GV: Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng (bởi vì việc xây dựng nền tự chủ đang được tiến hành thì tháng 4/937 Kiều Công Tiễn làm phản, giết Dương Đình Nghệ). F Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc , Kiều Cơng Tiễn đã làm gì ? F Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán ? Hành động trên cho chúng ta thấy Kiều Công Tiễn là người như thế nào ? F Cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai của quân Nam Hán nổ ra trong hoàn cảnh nào ? F Việc nhà Nam Hán tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai đã chứng tỏ điều gì ? F Kế hoạch xâm lược của quân Nam Hán như thế nào ? F Nghe tin quân Nam Hán sắp vào nước ta, Ngô Quyền đã chủ động đối phó như thế nào ? F Vì sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán ? F Ngô Quyền đã bố trí trận địa ở cửa sông Bạch Đằng như thế nào ? F Em có nhận xét gì về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền ? F Vậy Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ nào ? ( HS thảo luận 3p ) - GV : Trong quá trình chuẩn bị ,Ngô Quyền đả động viên nghỉa quân: Ngô Quyền bảo với tướng tá: “ Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết nên không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức mạnh đối địch với quân mệt mỏi, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua không thể biết được” * Vậy trận chiến trên sông Bạch Đằng diển ra như thế nào, thầy và trò chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 -HS lắng nghe -TL: Ngô Quyền (898 – 944) người Đường Lâm (Hà Tây), cha là Ngô Mân làm châu mục Đường Lâm. +Ngô Quyền là người có chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất. Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng. Ông là một tướng giỏi, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán về nước, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong chức Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hoá). -TL: Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. -TL: Để đoạt chức Tiết độ sứ. Làm cho nhân dân ta và Ngô Quyền rất bất bình. -TL: Nhằm trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ của đất nước. -TL: Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán đễ chống lại Ngô Quyền. -TL: Kiều Cơng Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền ,đoạt bằng được chức Tiết độ sứ. Là người ích kỉ,một hành động phản phúc “cỏng rắn cắn gà nhà”. -TL:Do Kiều Công Tiễn làm phản và cầu cứu nhà Nam Hán để đối phó với Ngô Quyền. -TL: Chứng tỏ bọn phong kiến phương Bắc không chịu từ bỏ ý chí xâm lược nước ta. -TL: Năm 938, Vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thuỷ sang xân lược nước ta. Để sẵn sàng tiếp ứng cho con những lúc cần thiết, bản thân vua Nam Hán đã đóng quân ở Hải Môn (huyện Bách Bạch - Quảng Tây). -TL: Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chống giặc. + Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng , Ngô Quyền dự định kế hoạch tiêu diệt giặc ở sông Bạch Đằng. -HS: Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù. + Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng thuỷ triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. -TL: Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài ,đầu đẽo nhọn và bịt sắt ,rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiễm yếu ,gần cửa biển ,xây dựng thành một trận địa cọc ngầm ,có quân mai phục hai bên bờ. -TL: Chủ động và độc đáo - HS thảo luận 3p : + Chủ động: Đón đánh quân xâm lược. + Độc đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng , lợi dụng thủy triều của sông 1.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào ? a/ Bối cảnh lịch sử : -Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. - Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. - Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2. b/ Kế hoạch xâm lược của quân Nam Hán: - Năm 938 Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta. c/ Chuẩn bị của Ngô Quyền: - Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội) khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị kế hoạch chống ngoại xâm. - Dự định tiêu diệt giặc ở sông Bạch Đằng. Hoạt động 2 :18p: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 -GV: dùng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng. ( GV hướng dẩn hs xem các kí hiệu trên lược đồ, sau đó lần lược trình bày kết hợp chỉ trên lược đồ) + Cuối năm 938, Hoằng Tháo chỉ huy thủy quân Nam Hán tiến vào nước ta + Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. F Tại sao Ngô Quyền chỉ huy quân ta cầm cự và đánh nhử địch ? + Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm vào sông Bạch Đằng. + Lúc thuỷ triều xuống, quân ta phản công quyết liệt. F Lúc thuỷ triều xuống nước biển đổ về sông hay đổ về biển? - GV giải thích tranh hình: thuyền địch to lớn, kềng càng không thề thoát khỏi trận địa bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút. Thuyền quân ta nhỏ, nhẹ, dễ dàng luồn lách qua những hàng cọc, chủ động, dũng mảnh xông vào tiêu diệt quân thù. F Kết quả trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền như thế nào. F Vì soa nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? F Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ? -GV: hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu để hiểu rõ hơn ý nghĩa trọng đại của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: “ Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được ” Lê Văn Hưu -Từ đây có thể rút ra bài học lịch sử: Một dân tộc, dù nhỏ, yếu, nhưng quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc thì có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh hơn gấp nhiều lần -Ngô Quyền xứng đáng được nhân dân tôn vinh là “ Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc ” F Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ? F Việc nhân dân ta dựng lăng Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào ? ( xem hình 57 sgk ) * Vậy để tưởng nhớ công lao của Ngô Quyền thì các em phải làm gì ? -HS lắng nghe -TL:Đánh nhử giặc vào sông Bạch Đằng, lúc này thuỷ triều dâng lên tràn ngập bãi cọc, đưa giặc vượt qua bãi cọc ngầm. -TL: Nước đổ ra biển -TL: Đoàn thuyền địch va vào bãi cọc nhọn tan vỡ và đắm rất nhiều. Tướng Hoằng Tháo bỏ mạng, thiệt hại đến quá nửa. + Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. -TL:Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. -TL:Đã huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. -HS lắng nghe -TL:Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền, sự đoàn kết của toàn dân. -TL: Nhân dân ta ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn của Ngô Quyền đói với đất nước ta - HSTL: 2.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 * Diển biến -Cuối năm 938, Hoằng Tháo chỉ huy thủy quân Nam Hán tiến vào nước ta -Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. -Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm vào sông Bạch Đằng. -Lúc thuỷ triều xuống, quân ta phản công quyết liệt. * Kết quả: - Tướng Hoằng Tháo bỏ mạng, thiệt hại đến quá nửa. Vua Nam Hán thu quân về nước - Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. * Ý nghĩa: -Ý đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp. -Mở ra thời kỳ mới: thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc. -Chấm dứt hẳn thời kỳ bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (1000 năm). HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Kiến thức cần đạt 4. Củng cố : 5p - Tại sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ? - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa to lớn như thế nào? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến? - GV cho hs chơi ô chử ( nếu còn thời gian ) 5. Dặn dò: 2p - Học bài, làm bài tập trong sách - Photo hoặc vẻ hình 55 dán vào tập. - Xem trước bài Ôn tập. -HS lắng nghe -HS về nhà chuẩn bị *Nhận xét:............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_33_bai_27_ngo_quyen_va_chien_than.doc
Giáo án liên quan