Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 32, Bài 17: Ôn tập chương II và chương III - Nguyễn Thị Tuyến

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : -Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ ( 1009 – 1400).

-Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính tri, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.

2. Tư tưởng:

-Củng cố, nâng cao cho HS lòng yêu đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương, học tập.

3. Kỹ năng : HS biết lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi bằng kĩ năng khái quát hoá.

II. Tài liệu,thiết bị dạy học:

-Bảng thống kê các sự kiện để trống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 32, Bài 17: Ôn tập chương II và chương III - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III Tuần 16 Tiết 32 Ngày soạn: 21/12/2005 Ngày dạy: 23/12/2005 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : -Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ ( 1009 – 1400). -Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính tri, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ. 2. Tư tưởng: -Củng cố, nâng cao cho HS lòng yêu đất nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương, học tập. 3. Kỹ năng : HS biết lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi bằng kĩ năng khái quát hoá. II. Tài liệu,thiết bị dạy học: -Bảng thống kê các sự kiện để trống. III. Hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ: -Nêu những biện pháp cải cách về kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly? Đánh giá sự tiến bộ của các chính sách đó trên cơ sở tình hình xã hội đương thời. 2. Giới thiệu bài mới: Từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIV ( 1009 – 1400), 3 triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau lên nắm quyền. Đó là giai đoạn lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Nhìn lại cả 1 chặng đường lịch sử, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vê Tổ quốc. Hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử hào hùng ấy. 3.Dạy – học bài mới: 1/ Thời Lý – Trần, nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? *Cách thực hiện: GV sử dụng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn bảng thống kê các cuộc kháng chiến, gọi 1 HS lên hoàn thành. *Đáp án: Thời đại Kháng chiến chống quân xâm lược Thời gian từ đến Lực lượng quân XL Lý Tống -10/1075 " 3/ 1077 - 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Trần Mông - Nguyên -Lần thứ I: 1/ 1258 " 29/ 1/ 1258 -Lần thứ II:Tháng 1 đến 5, 6/ 1285 -Lần III:12/ 1287 " 4/ 1288 -3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy. -50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy. -30 vạn quân do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy cùng hàng trăm thuyền chiến, 1 đoàn thuyền lương. 2/ Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần -GV dùng lại các lược đồ yêu cầu HS nhớ lại và trình bày trên lược đồ những nét chính về diễn biến của từng cuộc kháng chiến. +Nhóm 1+3: Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075 – 1077) +Nhóm 2+4: Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên( 1258 – 1288) -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi nhớ những điểm chính bằng bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn những nội dung: ( thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc kháng chiến đã có ở bài tập 1) + Nhóm 1: Sự khác nhau về đường lối chống giặc của nhà Lý và nhà Trần trong các cuộc kháng chiến? +Nhóm 2: Các tấm gương tiêu biểu? + Nhóm 3:Tinh thần đoàn kết chống giặc? +Nhóm 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 2 cuộc kháng chiến? Nội dung Thời Lý ( chống Tống) Thời Trần (3 lần kháng chiến chốngMông-Nguyên) -Đường lối chống giặc -Chủ động tiến công để phòng vệ và chủ động kết thúc chiến tranh -Đoàn kết vua tôi, đoàn kết toàn dân; thực hiện “ vườn không nhà trống”, “ lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”, tránh thế mạnh ban đầu của giặc, tấn công khi có thời cơ, toàn dân tham gia kháng chiến. -Các tấm gương tiêu biểu -Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Thân Cảnh Phúc, Tông Đản -Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ,Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần Nhân Tông -Tinh thần đoàn kết chống giặc: -Đồng bào các dân tộc ít ngưòi cùng quân triều đình đoàn kết chống giặc ở cả 2 giai đoạn. -Nhân dân thực hiện theo lệnh của triều đình “ vườn không nhà trống” tự xây dựng làng chiến đấu, các đội dân binh phối hợp với quân triều đình cùng chống giặc. -Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử: *Nguyên nhân thắng lợi: -Nhân dân yêu nước, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm -Sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt: Tích cực, chủ động trong chiến lược, chiến thuật. *Ý nghĩa lịch sử: -Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt -Nền độc lập đất nước được giữ vững. *Nguyên nhân thắng lợi: -Các tầng lớp nhân dân, mọi phong trào dân tộc đều tích cực, chủ động tham gia kháng chiến. -Nhà Trần chuẩn bị mọi mặt chu đáo: chăm lo sức dân, đoàn kết hoàng tộc, đoàn kết toàn dân -Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của quân dân thời Trần. -Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. -Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự lỗi lạc, có công to lớn ở cả 3 lần kháng chiến. *Ý nghĩa lịch sử: -Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Nguyên; độc lập, chủ quyền đất nước được bảo vệ; nâng cao lòng tự hào, tự cường cho dân tộc, củng cố lòng tin cho nhân dân. -Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. -Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:đoàn kết dân tộc, nhà nước quan tâmđến nhân dân, dựa vào dân đánh giặc. -Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của đế chế Nguyên với các nước khác trong khu vực. 4.. Củng cố bài học: -Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009 đến 1400. -Những chiến thắng tiêu biểu trong SN chống ngoại xâm của dân tộc ta ở vào thế kỉ XII-XIII? 5.Hướng dẫn về nhà: -Lập bảng thống kê những thành tựu kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học nghệ thuật Đại Việt thời Lý – Trần. Nêu nhận xét. -Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử lớn thời Lý -Trần: niên đại, sự kiện. -Chuẩn bị bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_32_bai_17_on_tap_chuong_ii_va_chu.doc
Giáo án liên quan