I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nhằm hệ thống những kiến thức cơ bản trong chương III.
- Nhấn mạnh thời Bắc thuộc, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì.
2. Tư tưởng:
- HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.
- Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch
sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện
chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
c. Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ. Các tư liệu mở rộng liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 25, 26, 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/5/2020 (6A, B)
TIẾT 25:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nhằm hệ thống những kiến thức cơ bản trong chương III.
- Nhấn mạnh thời Bắc thuộc, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì.
2. Tư tưởng:
- HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.
- Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch
sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện
chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.....
c. Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ. Các tư liệu mở rộng liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động.
GV giới thệu mục đích tiết ôn tập hệ thống những kiến thức cơ bản chương III.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản
GV: hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
H: Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử
nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X là
thời kỳ Bắc thuộc?
- Sau thất bại của An Dương Vương, năm
179 TCN, nước ta liên tục bị các triều đại
phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ
nên sử cũ gọi là thời kỳ bắc thuộc. Thời
kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 TCN
đến năm 905.
1. Ách thống trị của các triều đại PK
Trung Quốc đối với nước ta.
- Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm
179 TCN đến đầu thế kỷ X (905).
H: Trong thời gian Bắc thuộc đất nước
ta bị mất tên, bị chia ra nhập vào với các
quận huyện của Trung Quốc với những
tên gọi khác nhau như thế nào?
GV: cho HS hoạt nhóm - điền vào bảng
Triều đại, thời gian, tên nước, đơn vị
hành chính
H: Chính sách cai trị của các triều đại
phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân
ta trong thời kỳ Bắc thuộc như thế nào?
Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
GV: kẻ bảng, hướng dẫn HS điền vào
bảng:
Tên
khởi
nghĩa
Thời
gian
Diễn
biến
Kết
quả
Ý
nghĩa
Hai Bà
Trưng
...
HS: nhớ lại kiến thức.
H: Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của
chuyển biến về kinh tế, văn hoá nước ta
thời Bắc thuộc?
H: Theo em, sau hơn 1000 năm đô hộ tổ
tiên ta vẫn giữ được những phong rục tập
quán gì? Ý nghĩa của điều này?
* Chính sách cai trị:
- Vô cùng thâm độc và tàn bạo, đẩy
nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi
mặt. Đặc biệt chính sách thâm hiểm
nhất là chúng muốn đồng hoá dân tộc
ta.
2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
thời Bắc thuộc.
3. Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá
xã hội.
- Kinh tế: Nghề rèn vẫn phát triển.
- Nông nghiệp: Sử dụng sức kéo trâu
bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai
vụ.
- Thủ công nghiệp: Phát triển dệt, gốm,
buôn bán.
- Văn hoá: Ta vẫn sử dụng tiếng nói
của tổ tiên, sống theo nếp riêng với
những phong tục tập quán của dân tộc.
- Xã hội: Phân hóa sâu sắc.
* Sau hơn 1000 năm bị đô hộ tổ tiên ta
vẫn giữ được tiếng nói riêng và các
phong tục, nếp sống với những đặc
trưng riêng của dân tộc.
=> Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của
tiếng nói, phong tục nếp sống của dân
tộc không gì có thể tiêu diệt được.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân
ta trong thời kỳ Bắc thuộc ?
- Chuyển biến về kinh tế, văn hoá nước ta thời Bắc thuộc ?
- Sau hơn 1000 năm đô hộ tổ tiên ta vẫn giữ được những phong rục tập quán
gì?
* Hoạt động 4: Vận dụng
Hoàn thiện bảng niên biểu theo hướng dẫn.
Tên khởi nghĩa Thời gian Diễn biến Kết quả Ý nghĩa
Hai Bà Trưng
...
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ
Dương và Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
+ Việc làm của họ Khúc sau khi giành quyền tự chủ và ý nghĩa của nó.
+ Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
+ Sự chuẩn bị của Ngô Quyền.
+ Diễn biến, ý nghĩa trận chiến trên sông Bạch Đằng. Đánh giá công lao của
Ngô Quyền.
________________________________________
Ngày giảng: 15/5/2020 (6B)
TIẾT 26 - BÀI 26 + 27
CHỦ ĐỀ
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Việc làm của họ Khúc sau khi giành quyền tự chủ và ý nghĩa của nó.
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
- Ghi nhớ những nét chính về trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng.
- Biết phân tích công lao của Ngô Quyền và nhân dân trong trận chiến Bạch
Đằng lịch sử dân tộc.
2. Tư tưởng:
- Lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ
quyền độc lập cho đất nước, kết thúc thời kỳ hơn 1000 năm bị bọn PK Trung Quốc
đô hộ.
3. Kỹ năng:
- Biết dùng lược đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đối chiều các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét sự kiện lịch sử, thông
qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử, nhân vật lịch
sử.
c. Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ “Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán”.
2. Học sinh: Đọc bài tìm hiểu về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động.
Từ năm 179 TCN An Dương Vương để nước ta rơi vào tay Triệu Đà đến năm
905. Đây là thời kỳ nước ta bị phong kiến Trung Quốc thống trị. Trong vòng hơn
1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta nhiều lần nổi dậy giành lại chủ quyền và độc lập
dân tộc nhưng đều thất bại. Từ cuối thế kỷ IX nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ và
sau đó là Dương Đình Nghệ đã lợi dụng thời cơ đó để xây dựng đất nước và bảo vệ
quyền tự chủ như thế nào? Tiếp đó Ngô Quyền đã giành lại độc lập ra sao?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản
HS: đọc mục 1 SGK.
GV: cung cấp.
GV: giới thiệu vài nét về Khúc Thừa
Dụ.
H: Theo em, việc vua Đường phong
Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa
gì?
- Tiết độ sứ là chức quan của nhà
Đường, thể hiện quyền thống trị của nhà
Đường đối với An Nam, nay phong
Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn
thuộc nhà Đường
H: Nêu những việc làm của họ Khúc?
H: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm
mục đích gì?
- Xây dựng chính quyền độc lập dân tộc,
giảm bớt đóng góp cho nhân dân, cuộc
sống của người Việt do người Việt tự
quản, tự quyết định tương lai của mình
GV: kết luận: Nhà Đường suy yếu, nhân
dân nổi dậy đấu tranh. Năm 905 Tiết độ
sứ An Nam bị Độc Cô Tổn giáng chức,
Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ
đánh chiếm phủ Tống Bình xưng là Tiết
độ sứ, xây dựng quyền tự chủ. Chủ
trương của họ Khúc chứng tỏ đất nước
ta giành được quyền tự chủ.
HS: đọc kênh chữ nhỏ SGK.
H: Nguyên nhân quân Hán sang xâm
lược nước ta?
H: Khúc Hạo gửi con trai mình sang
nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục
đích gì?
1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ
trong hoàn cảnh nào?
* Hoàn cảnh:
- Từ cuối thế kỷ IX nhà Đường suy yếu.
- Năm 905 Tiết độ sứ An Nam là Độc
Cô Tổn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ
kêu gọi nhân dân nổi dậy chiếm Tống
Bình và tự xưng là Tiết độ sứ.
- Năm 906 vua Đường phong Khúc
Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam.
* Những việc làm của họ Khúc:
+ Chia lại khu vực hành chính.
+ Định lại mức thuế.
+ Bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu.
2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm
lược Hán (930- 931)
* Nguyên nhân:
- Nhà Nam Hán có ý định xâm lược
nước ta từ lâu.
- Lúc này nền tự chủ của nước ta mới
được xây dựng, gửi con sang làm con tin
nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để
củng cố lực lượng chuẩn bị đối phó
GV: Sau khi Khúc Hạo mất, Khúc Mĩ
lên thay tiếp tục sự nghiệp dựng nền tự
chủ.
GV: treo lược đồ trình bày diễn biến
trên lược đồ.
GV: củng cố bài: Nhà Đường suy yếu,
năm 905 Khúc Thừa Dụ được nhân dân
ủng hộ tự xưng là Tiết độ sứ xây dựng
quyền tự chủ. Song không từ bỏ ý đồ
thống trị nước ta, năm 930 nhà Nam
Hán thành lập đem quân xâm lược nước
ta. Dưới sự lãnh đạo của Dương Đình
Nghệ, nhân dân ta đã đánh tan quân
Nam Hán, tiếp tục xây dựng quyền tự
chủ. Việc giành quyền tự chủ đó đã tạo
cơ sở để nhân dân tiến lên giành độc lập
hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành
sứ mệnh lịch sử ấy.
HS: đọc SGK
H: Em hãy nêu những hiểu biết của em
về Ngô Quyền ?
HS trả lời.
GV: nhận xét, bổ sung thêm tư liệu:
GV: Giới thiệu vài nét về Ngô Quyền
trích trong Đại Việt sử ký toàn thư ngoại
kỷ, quyển 5.
GV: cung cấp kiến thức:
GV: Kiều Công Tiễn vốn là một viên
tướng của Dương Đình Nghệ..giết tướng
của mình để đoạt chức Tiết độ sứ. Điều
này dẫn tới hậu quả: là cho nhân dân và
Ngô Quyền hết sức bất bình.
* Diễn biến:
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán xâm
lược nước ta,
- Năm 931 Dương Đình Nghệ kéo quân
từ Thanh Hoá ra Bắc tấn công thành
Tống Bình, chiếm được thành chủ động
đón đánh quân Nam Hán tiếp viện.
* Kết quả: Dương Đình Nghệ đánh tan
quân Nam Hán giành quyền tự chủ cho
đất nước và tự xưng là Tiết độ sứ.
3. Ngô quyền đã chuẩn bị đánh quân
xâm lược Nam Hán như thế nào ?
a. Hoàn cảnh
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương
Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.
H: Theo em, Ngô Quyền kéo quân ra
Bắc nhằm mục đích gì ?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: nhận xét, bổ sung:
- Trị tên phản bội Kiều Công Tiễn
- Bảo vệ nền độc lập tự chủ đang được
xây dựng của đất nước.
H: Vì sao Kiều Công Tiễn cho người
đem vàng bạc sang cầu cứu nhà Nam
Hán ?
HS: - Do hoảng sợ, biết mình không thể
đối phó được với Ngô Quyền.
- Mong quân Nam Hán có thể bảo vệ
quyền lực của mình vừa cướp được.
H: Em nhận xét gì về hành động của
Kiều Công Tiễn ?
HS (nhận xét): Đó là hành động bán
nước cầu vinh, bán rẻ tổ quốc..nhân dân
ta có câu nói về những kẻ bán nước:
“cõng rắn cắn gà nhà”.. “ rước voi về
giày mả tổ”
GV: Cung cấp KT:
H: Quân Nam Hán sang xâm lược nước
ta lần thứ 2 chứng tỏ điều gì ?
HS: (phân tích): chúng chưa từ bỏ âm
mưu xâm lược nước ta sau nhiều lần thất
bạimuốn trả thù cuộc thất bại trước.
GV: Năm 938, vua Nam Hán muốn
nhân khi nước ta có loạn chiếm lấy
nước, sai con là vạn vương Lưu Hoằng
Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang
xâm lược nước ta. Vua Nam Hán tự
xưng là tướng đóng ở Hải Môn( Quảng
Tây – Trung Quốc) , sẵn sàng tiếp ứng
cho Hoằng Tháo.
GV: Giảng về kế hoạch của Ngô Quyền.
GV: Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào
nước ta theo sông Bạch Đằng, Ngô
Quyền đã bàn với các tướng:
GV: treo lược đồ Chiến thắng Bạch
Đằng năm 938.
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK trang 74
- Được tin, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam
Hán.
- Năm 938, quân Nam Hán sang xâm
lược nước ta lần 2.
b. Kế hoạch của Ngô Quyền
- Tiến vào thành Đại La, bắt giết Kiều
Công Tiễn. Khẩn trương chuẩn bị chống
quân xâm lược.
H: Vì sao, Ngô Quyền lại chọn khúc
sông Bạch Đằng làm nơi phục kích và
đánh quân giặc ?
HS: Quan sát vị trí sông Bạch Đằng trên
lược đồ kết hợp với phần chữ nhỏ trả
lời.
GV: nhận xét, bổ sung:
- Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông
rừng, vì hai bên bờ sông, nhất là tả ngạn
sông toàn là rừng rậm, nhân dân có câu:
“ Con ơi nhớ lấy câu này
Sóng to, gió lớn, chớ qua sông Đằng”
- Hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy
ảnh hưởng thủy triều lên xuống rất
mạnh. Mực nước sông lúc thủy triều lên,
xuống chênh lệch nhau đến 3m.
- Khi triều lên, lòng sông rộng mênh
mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục
mét.
GV: Biết được quân địch sẽ kéo vào
nước ta theo đường sông Bạch Đằng
GV: (giảng): Số cọc đóng lên tới hàng
nghìn chiếc. Lúc chiều lên bãi cọc chìm
trong biển nước mênh mông.
Hai bên bờ sông Ngô Quyền cho bố trí
một lực lượng thủy binh ẩn nấp. Hàng
nghìn quân bộ, cung nỏ sẵn sàng ngày
đêm mai phục bên vách núi sẵn sàng ra
đánh địch khi chúng rơi vào trận địa
phục kích của ta. Ngô Quyền đích thân
cầm quân ra trận.
H: Thảo luận- nhóm bàn (3phút) Kế
hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ
động độc đáo ở điểm nào ?
HS: Thảo luận Đại diện nhóm trình bày
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Kết luận và phân tích:
- Chủ động:
+ Bàn với các tướng cách đánh giặc
+ Khi giặc con ngấp nghé, khẩn trương
chuẩn bị kháng chiến bố trí trận địa mai
phục.chọn khu vực cửa sông, vùng trung
lưu hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm
quyết chiến,chiến lược
- Chuẩn bị trận chiến trên sông Bạch
Đằng:
+ Đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn có bịt
sắt ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển.
+ Cho quân mai phục ở hai bên bờ.
=> Chủ động đón đánh quân xâm lược.
- Sáng tạo:
+ Lợi dụng thiên thời, địa lợi nhân hòa,
lợi dụng thủy triều lên xuống, xây dựng
trận địa bãi cọc với hàng nghìn cọc
nhọn. Có mai phục hai bên bờ.khi
nước triều lên, thuyền của địch tiến vào
trong bãi cọc “ta dễ bề chế ngự không
có kế gì hay hơn kế ấy”
+ Chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ bề
luồn lách ở bãi cọc. Thuyền địch to,
cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách
thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống.
GV: trình bày diễn biến toàn bộ trận
chiến trên lược đồ.
GV trình bày kết hợp ghi bảng.
- Khi nước triều đang dâng.
- Khi nước triều rút.
GV gọi 1-2 HS lên trình bày lại diễn
biến.
H: Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch
Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại
của dân tộc ta?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Là một trong những trận thủy chiến
lớn nhất trong lịch sử chồng ngoại xâm
của dân tộc ta.
- Tiêu diệt được nhiều quân thù.
- Đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam
Hán, khiến chúng không dám xâm lược
nước ta lần 3.
H: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa
như thế nào ?
HS: suy nghĩ trả lời
GV kết luận: Từ thế kỷ I - X là thời kỳ
đầy máu và nước mắt, nhưng chính
trong thời kỳ này thể hiện sức mạnh
quật cường của dân tộc, hàng loạt phong
trào đấu tranh chống đô hộ phong kiến
cuả nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ, liên
tục, giành được nhiều thắng lợi ngày
cang to lớn nhưng chiến thắng Bạch
Đằng là chiến thắng triệt để nhất và to
lớn nhất.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
a. Diễn biến (HS tự tường thuật và ghi
nhớ)
b. Ý nghĩa
- Chấm dứt hơn một nghin năm đô hộ
của phong kiến phương Bắc.
- Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ
quốc
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
+ Diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô
Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.
* Hoạt động 4: Vận dụng
Sưu tầm một số câu chuyện kể về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô
Quyền.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về công lao của
Ngô Quyền.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập học kì 2
____________________________
PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG CANG
Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (TIẾT 26)
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Lịch sử 6
Câu 1: (4,5 điểm)
Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ?
Câu 2: (3,0 điểm)
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?
Câu 3: (2,5 điểm)
Vì sao sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc người Việt vẫn giữ được nét văn hóa
của dân tộc (tiếng nói, phong tục, nếp sống của tổ tiên) ?
PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG CANG
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (TIẾT 26)
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Lịch sử 6
Câu 1: (3,0điểm)
Nêu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập ?
Câu 2: (4,0điểm)
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542-543)? Em có nhận xét gì về
cuộc khởi nghĩa ?
Câu 3: (3,0 điểm)
Vì sao dưới các triều đại phong kiến phong kiến phương Bắc, nhân dân ta liên
tục nổi dậy đấu tranh ?
PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG CANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (TIẾT 26)
NĂM HỌC: 2019 - 20120
Môn: Lịch sử 6
Câu Đáp án Điểm
1
(4,5điểm)
* Nguyên nhân :
- Do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân
ta ở khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.
0,75
- Chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết chết. 0,75
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát
Môn ( Hà Nội)
0,75
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ
Loa, Luy Lâu.
0,75
- Tô Định hốt hoảng bỏ về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện
khác bị đánh tan.
0,75
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. 0,75
2
(3,0điểm)
* Những việc làm của hai Bà Trưng:
- Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương). 0,5
- Đóng đô ở Mê Linh 0,5
- Phong chức tước cho những người có công. 0,5
- Giao cho Lạc tướng cai quản các huyện. 0,5
- Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ. 0,5
- Xá thuế hai năm liền cho dân. 0,5
3
(2,5điểm)
* Người Việt vẫn giữ được nét văn hóa của dân tộc, vì:
- Chỉ có số ít tầng lớp trên có tiền đi học 0,5
- Đa số dân ta là lao động ít điều kiện tiếp xúc với chữ Hán và
phong tục, luật lệ của người Hán.
1,0
- Tiếng nói, phong tục, nếp sống đã hình thành từ lâu đời,
vững chắc, trở thành bất diệt và bản sắc riêng của người Việt.
1,0
PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG CANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (TIẾT 26)
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Môn: Lịch sử 6
Câu Đáp án Điểm
1
(3,0điểm)
* Những việc làm của hai Bà Trưng:
- Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương). 0,5
- Đóng đô ở Mê Linh. 0,5
- Phong chức tước cho những người có công. 0,5
- Giao cho Lạc tướng cai quản các huyện. 0,5
- Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ. 0,5
- Xá thuế hai năm liền cho dân. 0,5
2
(4,0điểm)
* Diễn biến:
- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. 0,5
- Hào kiệt khắp nươi kéo về hưởng ứng: 0,5
- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết
các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
0,75
- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân
sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch.
0,75
* Nhận xét:
- Cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân ủng hộ. 0,5
- Quy mô lớn, giành thắng lợi nhanh chóng. 0,5
- Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân mạnh mẽ, quyết liệt. 0,5
4
(3,0điểm)
- Nhân dân ta liên tiếp nổi dậy đấu tranh vì:
- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc
đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo.
1,0
- Dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc làm cho nhân
dân ta cùng quẫn về mọi mặt.
1,0
- Nhân dân ta yêu nước, không cam chịu kiếp sống nô lệ, vì
độc lập của đất nước.
1,0
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_25_26_27_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf