I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được chính sách đô hộ của nhà Lương.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và những việc làm của Lý Bí sau khi giành
thắng lợi.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Lương do Lý Bí lãnh đạo.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục
lãnh đạo.
2. Tư tưởng:
- Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của ông cha ta.
- Giáo dục ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.
- Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản.
- Kĩ năng trình bày diễn biến trên lược đồ.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự
kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ
thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
c. Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí. Các tư liệu mở rộng liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo nhiệm vụ GV giao.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 23+24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7/5/2020 (6B)
TIẾT 23:
CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
THỜI KÌ BẮC THUỘC (TỪ NĂM 40 ĐẾN THẾ KỈ IX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được chính sách đô hộ của nhà Lương.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và những việc làm của Lý Bí sau khi giành
thắng lợi.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Lương do Lý Bí lãnh đạo.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục
lãnh đạo.
2. Tư tưởng:
- Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của ông cha ta.
- Giáo dục ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.
- Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản.
- Kĩ năng trình bày diễn biến trên lược đồ.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự
kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ
thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.....
c. Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí. Các tư liệu mở rộng liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo nhiệm vụ GV giao.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử
dụng đồ dùng trực quan.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động.
Sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nước ta tiếp tục bị phong kiến phương
Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không
cam chịu cuộc sống nô lệ và đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành khởi nghĩa và giành
được thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi
nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ra sao? Tình hình nước Vạn
Xuân sau đó như thế nào?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản
HS: Đọc mục 1- SGK/58
H: Đầu thế kỉ VI, ách đô hộ của nhà
Lương đối với nước ta như thế nào?
GV chỉ trên lược đồ.
GV: Như vậy về mặt hành chính một lần
nữa nước ta lại bị chia lại. Thời nhà
Ngô, phần đất Châu Giao (Âu Lạc cũ)
gồm 3 quận. Thời nhà Lương chia thành
6 quận.
HS: đọc phần chữ in nghiêng.
H: Việc sắp đặt quan lại cai trị của nhà
Lương ở nước ta có gì thay đổi?
GV: Thực hiện chế độ “sĩ tộc”, chỉ sử dụng
những tôn thất và những người thuộc dòng
họ lớn giữ các chức vụ quan trọng.
H: Em nghĩ gì về thái độ nhà Lương đối
với nước ta?
Chúng thực hiện sự phân biệt rất trắng
trợn, người Việt không được giữ những
chức vụ quạn trọng.
H: Biện pháp bóc lột của nhà Lương
như thế nào?
GV: giảng theo SGK.
H: Em có nhận xét gì về chính sách cai
trị của nhà Lương đối với Giao Châu?
H: SS với các triều đại trước? (K- G)
- Tàn bạo, mất lòng dân. Đây là nguyên
nhân dẫn đến các cuộc KN của nhân dân
chống lại ách đô hộ của nhà Lương...
GV: Đến thế kỷ VI nước ta chịu sự
thống trị của nhà Lương, chúng siết chặt
ách đô hộ với dân ta, chúng chia nhỏ
đơn vị hành chính, về tổ chức bộ máy
thực hiện chế độ “sĩ tộc” tôn thất các
dòng họ mới được giữ chức vụ quan
trọng, dân ta phải chịu hàng trăm thứ
thuế, cuộc sống nhân dân vô cùng cực
khổ. Đó là nguyên nhân dẫn đến các
cuộc khởi nghĩa.
HS: Chú ý mục 2- SGK/58
H: Em hãy cho biết nguyên nhân bùng
nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như
thế nào?
- Chia lại các quận, huyện và đặt tên
mới.
- Người cùng họ với vua và các họ lớn
mới được giữ chức vụ quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế, vơ vét, bóc
lột nhân dân nặng nề.
=> Chính sách cai trị rất tàn bạo.
2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
thành lập.
* Nguyên nhân: Do ách thống trị tàn
bạo của nhà Lương.
GV: Treo lược đồ và trình bày diễn
biến.
H: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi
hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- Vì oán hận quân Lương, mong muốn
giành độc lập cho Tổ quốc.
H: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến
đấu của quân khởi nghĩa? (KG)
- Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian
ngắn, nghĩa quân chủ động đánh địch rất
kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có
hiệu quả lam cho quân Lương bị thất bại
nặng nề.
H: Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế
nào?
H: Vì sao, Lý Bí đặt tên là Vạn Xuân?
- Đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện
lòng mong muốn cho sự trường tồn của
dân tộc, của đất nước
H: Việc Lý Bí lên ngôi và đặt tên nước
là Vạn Xuân có ý nghĩa như thế nào?
- Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi
riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào
Trung Quốc. Đây là ý trí của dân tộc
Việt Nam.
GV: Sau khi lên ngôi, Lý Nam Đế tổ
thành lập triều đình với hai ban:
+ Đứng đầu ban văn: Tinh Thiều.
+ Đứng đầu ban võ: Phạm Tu.
- GV kết luận: Không chịu được ách
thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân
dân ta đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa được
nhân dân ủng hộ rộng rãi nên sau nhiều
lần tấn công, quân Lương đã bị ta đánh
bại, khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi
đặt tên nước là Vạn Xuân -> khẳng định
nước ta có chủ quyền.
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi
nghĩa, hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng.
- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết
các quận huyện, thứ sử Tiêu Tư bỏ
thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4-542 nhà Lương huy động
quân sang đàn áp, bị quân ta đánh bại, ta
giải phóng thêm Hoàng Châu (Q.Ninh).
- Đầu năm 543 nhà Lương tấn công lần
hai, quân ta chủ động đánh địch ở Hợp
Phố, tướng địch bị giết, quân Lương bại
trận.
* Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
- Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế)
đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là
Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch
GV: trình bày: Sau hai lần đem quân
đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất
bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tấn
công xâm lược lần thứ ba.
GV : SD lược đồ trình bày tóm tắt diễn
biến cơ bản tiến hành chống quân xâm
lược nhà Lương của vua tôi nhà Lý :
Lúc này lực lượng địch rất mạnh, trong
khi đó nước Vạn Xuân vừa thành lập,
lực lượng còn non yếu.
GV: Đầu năm 546 quân Lương chiếm
được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy
về miền núi Phú Thọ, sau đó đem quân
đóng ở hồ Điền Triệt.
GV mô tả vòng hồ Điền Triệt theo SGK
trên lược đồ.
H: Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có
phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân
không? Tại sao? (TLN đội-2p)
- Không phải, vì dưới sự lãnh đạo của
Triệu Quang Phục cuộc khởi nghĩa của
nhân dân ta vẫn còn tiếp diễn
GV Bị thất bại nặng nề trong hai lần
trước, nhà Lương huy động một lực
lượng đông mạnh, dưới sự chỉ huy của
những tên tướng hiếu chiến, do lực
lượng không cân sức nên quân ta chống
cự không nổi, Lý Nam Đế phải trao
quyền cho Triệu Quang Phục. Dưới sự
lãnh đạo của Triệu Quang Phục, nhân
dân ta đã đánh thắng quân Lương như
thế nào?
GV: giảng theo SGK - chỉ trên lược đồ.
HS: chú ý nội dung SGK.
H: Theo em, vì sao Triệu Quang Phục
lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng
chiến ?
GV: Đánh mãi không tiêu diệt được
quân ta, Trần Bá Tiên thất vọng. Năm
550 nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ
về nước. Quân ta phản công, đánh tan
quân xâm lược.
3. Chống quân Lương xâm lược
- Tháng 5-545, quân giặc tiến vào nước
ta theo hai đường thuỷ và bộ.
- Quân địch mạnh Lý Nam Đế lui quân
về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch.
- Thành bị vỡ, Lý Bí rút quân về giữ
thành ở Gia Ninh (V.Trì - Phú Thọ).
- Đầu năm 546 quân Lương chiếm thành
Gia Ninh, Lý Nam Đế đem quân đóng ở
hồ Điền Triệt (Lập Thạch - Vĩnh Phúc).
- Lợi dụng một đêm mưa gió, quân giặc
đánh úp hồ Điền Triệt, Lý Nam Đế phải
chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông -
Phú Thọ).
- Năm 548, Lý Nam Đế mất.
4. Triệu Quang Phục đánh bại quân
Lương như thế nào.
* Diễn biến:
- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm
căn cứ kháng chiến.
GV: cung cấp.
H: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống quân
Lương xâm lược do Triệu Quang Phục
lãnh đạo?
GV: kết luân.
Nguyên nhân thắng lợi
- Nhân dân ủng hộ,
- Biết tận dụng ưu thế của Dạ Trạch,
chiến tranh du kích phát triển lực lượng.
- Quân Lương chán nản luôn bị động
trong chiến đấu.
- Năm 550 nhà Lương có loạn, Trần Bá
Tiên bỏ về nước.
- Quân ta phản công, đánh tan quân xâm
lược.
* Kết quả: Ta giành thắng lợi.
5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc
như thế nào? (đọc thêm)
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí trên lược đồ.
- HS trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương trên lược đồ.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta qua các cuộc khởi nghĩa của
Lý Bí và Triệu Quang Phục.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai
Thúc Loan, Phùng Hưng.
Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Diễn biến chính Kết quả
. . .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ: Nắm nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Lý Bí
(542-543)
- Chuẩn bị bài mới: Bài 24: Nước Cham pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
+ Quá trình thành lập nhà nước Cham-pa.
+ Các thành tựu nổi bật của kinh tế và văn hóa Cham-pa. Đánh giá giá trị văn
hóa, nghệ thuật của người Chăm.
______________________________________
Ngày giảng: 8/5/2020 (6B)
TIẾT 24- BÀI 24
NƯỚC CHAM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Quá trình thành lập nước Chăm pa.
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm pa.
2. Tư tưởng:
- HS nhận thức được người Chăm pa là một thành viên của đại gia đình các
dân tộc Việt Nam.
3. Kỹ năng:
- Nắm vững nội dung kiến thức trọng tâm.
- Nhân xét, đánh giá thành tựu về kinh tế và văn hoá của Chăm pa.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a. Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét sự kiện lịch
sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.....
c. Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về đền tháp Chăm.
2. Học sinh: Đọc bài, xác định quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Vì sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn
Xuân?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động.
Đến cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu không thể kiểm soát các vùng đất phụ
thuộc nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của
quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán,
lập ra nước Lâm Ấp, sau đổi thành Chăm pa.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản
GV: Giảng theo SGK và chỉ trên lược đồ.
- Châu Giao do nhà Hán lập gồm 9 quận:
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Uất
Lâm, Thương Ngô, Đạm Nhĩ, Chu Nhai,
Nam Hải, Hợp Phố.
1. Nước Chăm - pa độc lập ra đời.
- Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Tây
Quyển, Chu Ngô, Tí Cảnh, Lô Dung và
Tượng Lâm.
H: Em biết gì về lãnh địa của nước
Chăm-pa cổ?
- Nước Chăm-pa cổ nằm trong quận Nhật
Nam của Giao Châu. Huyện Tượng Lâm
là huyện xa nhất của quận Nhật Nam –
địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa thuộc
văn hoá Sa Huỳnh khá phát triển.
H: Nhân dân Tượng Lâm giành được độc
lập trong hoàn cảnh nào?
H: (TLN đôi - 3p) Em có nhận xét gì về
quá trình thành lập và mở rộng nước
Chăm-pa?
GV: Thế kỷ II, do nhà Hán suy yếu,
chính sách thống trị của nhà Hán quá tàn
bạo, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật
đổ chính quyền đô hộ, lập ra nước Lâm
Ấp. Dưới sự lãnh đạo của vua Lâm Ấp,
với lực lượng quân sự khá mạnh, tấn
công các nước láng giềng, mở rộng lãnh
thổ, đổi tên nước là Chăm-pa, đóng đô ở
Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
HS: đọc đoạn đầu mục 2.
H: Nêu những biểu hiện cụ thể về đời
sống kinh tế của nhân dân Chăm-pa?
H: Em có nhận xét gì về trình độ phát
triển của Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỉ
X? (KG)
GV: giảng theo SGK.
* Hoàn cảnh ra đời: Cuối thế kỷ II,
nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo
của Khu Liên, đã nổi dậy giành độc
lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên
nước là Lâm Ấp.
* Quá trình phát triển:
- Vua Lâm Ấp tấn công nước láng
giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và
Nam, đổi tên nước thành Chăm-pa.
2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm-
pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X
* Kinh tế:
- Trồng trọt: Nguồn sống chủ yếu là
nông nghiệp lúa nước, ngoài ra trồng
cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Khai thác rừng, đánh cá.
- Trao đổi buôn bán với nước ngoài.
* Văn hoá:
- Có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ
Ấn Độ.
- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và
đạo Phật.
H: Thành tựu văn hoá quan trọng nhất
của người Chăm-pa là gì?
HS: quan sát H52, 53.
GV: GT khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến
trúc người Chăm?(KG)
- Người Chăm sáng tạo ra một nền kiến
trúc, nghệ thuật và điêu khắc độc đáo,
mang đậm t/ cảm và tâm hồn người Chăm
GV: Văn hoá Chăm, ảnh hưởng rất nhiều
của Ấn Độ.
H: Quan hệ giữa người Chăm với người
Việt như thế nào?
GV: Chăm-pa từ một nước Lâm Ấp ở
huyện Tượng Lâm đã trở thành một quốc
gia lớn mạnh. Từ thế kỷ II đến thế X kinh
tế, văn hoá của Chăm- pa rất phát triển.
=> Đất nước Chăm-pa cổ là một bộ phận
của đất nước Việt Nam ngày nay, cư dân
Chăm-pa là một bộ phận của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người
chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc,
độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng
thánh địa Mĩ Sơn.
* Quan hệ với người Việt: Gần gũi từ
lâu đời với cư dân Việt.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Nêu những thành tựu kinh tế và văn hóa của nước Chăm-pa?
* Hoạt động 4: Vận dụng
Sưu tầm một số tranh ảnh về công trình kiến trúc văn hóa của người Cham -pa
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về một nét văn hóa của người
Việt Nam mà em yêu thích nhất.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 25: Ôn tập chương III
Trả lời các câu hỏi thuộc các nội dung sau:
+ Ách thống trị của các triều dại Trung Quốc đối với nhân dân ta.
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc
+ Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.
_____________________________
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_2324_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.pdf