Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PKTQ đã thi hành

nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của TQ. Chính sách

“đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện.

- Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại PKTQ không chỉ nhằm

xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của DT ta.

- Sự thay đổi về kinh tế nước ta từ thế kỉ I -> TK VI.

2. Kỹ năng:

- Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của PK phương Bắc thời bắc

thuộc.

- Nêu và nhận xét sự thay đổi trong chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa của

các triều đại PKPB.

3. Thái độ:

- Căm thù sự áp bức bóc lột của nhà Hán. Thái độ yêu chuộng hòa bình.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,

năng lực hợp tác, giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I -> VI.

2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc trước bài 19 và trả lời câu hỏi sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.

2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 09/01/2020 (6A) Tiết 21 - Bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PKTQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của TQ. Chính sách “đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện. - Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại PKTQ không chỉ nhằm xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của DT ta. - Sự thay đổi về kinh tế nước ta từ thế kỉ I -> TK VI. 2. Kỹ năng: - Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của PK phương Bắc thời bắc thuộc. - Nêu và nhận xét sự thay đổi trong chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại PKPB. 3. Thái độ: - Căm thù sự áp bức bóc lột của nhà Hán. Thái độ yêu chuộng hòa bình. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp... b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I -> VI. 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc trước bài 19 và trả lời câu hỏi sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ: ? Trình bày cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán của nhân dân ta (42- 43). Ý nghĩa? * Diễn biến: - Mã Viện vào nước ta theo 2 đường thủy, bộ: + Quân bộ: Qua quỷ Môn Quan, xuống Lục Đầu. + Quân thuỷ: Từ Hợp Phố vào sông Bạch Đằng ngược lên Lục Đầu => hợp lại tại Lãng Bạc. - Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để nghênh chiến. - Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về Cổ Loa - Mê Linh, rút về Cấm Khê. - Tháng 3/ 43 Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/ 43 mới kết thúc. - Mùa thu 44, Mã Viện thu quân về nước, đi 10 phần chỉ còn 4-5 phần. * Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán thời Trưng Vương tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta. b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Mặc dù nhân dân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường, nhưng do lực lượng quá chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thất bại, đất nước ta bị PK phương Bắc cai trị. Chính sách cai trị của chúng ntn? Đời sống của nhân dân ta ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung GV treo lược đồ “ Âu Lạc thế kỷ I ->VI để trình bày. ? Em hãy cho biết Châu Giao có mấy quận? Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào của Châu Giao? - Gồm 9 quận: 6 quận của Nam Việt cũ, Âu lạc cũ bao gồm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. GV: Nhấn mạnh thêm: Bởi vì thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. TQ bị phân chia thành 3 quốc gia nhỏ: Ngụy, Thục, Ngô. Đất Âu Lạc cũ thời kỳ đó chịu sự thống trị của nhà Ngô thời tam Quốc và nhà Ngô gọi vùng đó là vùng Châu Giao. Như vậy về mặt hành chính Châu Giao có sự thay đổi. - HS: TL theo cặp đôi (4p) ? Thời Bắc thuộc, chính quyền PK phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị nào đối với nhân dân ta? (Về chính trị; Về kinh tế; Về văn hóa) - HS đọc chữ in nghiêng. HS: Hoạt động cá nhân (2p) Đại diện trình bày. ? Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế đặc biệt là thuế muối và sắt? - Để bóc lột được nhiều hơn, vì mọi người đều phải dùng muối. - Sắt làm công cụ sản xuất, vũ khíVì công cụ sản xuất và vũ khí đều được chế 1. Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I -> Thế kỷ VI. - Nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao. - Đầu thế kỷ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc TQ cũ), Giao Châu (Âu Lạc cũ). * Những chính sách của chính quyền phong kiến phương Bắc: - Về chính trị: tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã. - Về kinh tế: bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế (muối, sắt...) nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiếm. tạo bằng sắt thì sắc, nhọn... Do vậy sản xuất đạt năng suất cao hơn, chiến đấu có hiệu quả hơn. ? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta? - Đồng hoá dân ta. - Bắt dân ta phải học chữ Hán, theo luật pháp và phong tục của người Hán. - Biến nước ta thành quận, huyện của TQ. ? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ? - HĐ cặp đôi - 2p GVKL: Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa thời Trưng Vương, bọn PK phương Bắc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của TQ (tổ chức, sắp đặt bộ máy cai trịbắt nhân dân ta theo phong tục tập quán Hán) thực hiện chính sách “đồng hoá” dân ta xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. - GV cung cấp KT. ? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt? - Công cụ bằng sắt mang lại hiệu quả lao động cao, kinh tế phát triển. - Vũ khí sắt có hiệu quả chiến đấu cao hơn. Cho nên nhà Hán nắm độc quyền sắt nhằm kìm hãm, làm cho nền KT của ta không phát triển được, chúng dễ bề thống trị hơn, và ta không rèn đúc được nhiều vũ khí sắt, chúng dễ đàn áp hơn. ? Căn cứ vào đâu em khẳng định nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển? - Di chỉ, mộ cổ tìm thấy nhiều công cụ nhiều công cụrìu, mai, cuốc. Vũ khí: kiếm, giáo, kính, lao. Thế kỷ III nhân dân ven biển dùng lưỡi sắt, biết bịt cựa gà chọi bằng sắt. - Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, theo phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất. * Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc của phong kiến phương Bắc đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt và biến nước ta thành một bộ phận của nước Hán. 2. Tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi? - Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển như: công cụ lao động, vũ khí. ? Ngoài nghề rèn sắt, Châu Giao còn phát triển những nghề nào khác? HS: TLN bàn (2p) - Đại diện trình bày - GV phân tích và lấy dẫn chứng chứng minh. (Trâu, bò cày bừa, cấy 2 vụ lúa trên năm.). GV: nhấn mạnh: nghề dệt phát triển đặc biệt là họ dùng tơ tre, tơ chối để dệt thành vải - vải tơ chuối là đặc sản của Âu Lạc, các nhà sử học gọi là “ vải Giao Chỉ” ? Thương nghiệp thời kì này ra sao? - Mở rộng buôn bán với nước ngoài như: Trung Quốc, Gia Va, Ấn Độ.. ? Em nhận xét gì về những thay đổi trong kinh tế nước ta từ thế kỷ I-VI? GV: Dưới ách cai trị của nhà Hán nhân dân ta vô cùng cực khổ mặc dù vậy nền kinh tế nước ta vẫn phát triển. GVKL: Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục thống trị với các c/ sách rất dã man, tàn bạo. - Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. * Về nông nghiệp: - Biết dùng trâu, bò cày bừa. - Biết đắp đê phòng lụt, trồng 2 vụ lúa trên năm. - Trồng cây ăn quả với kỹ thuật cao, sáng tạo. * Về thủ công nghiệp: - Rèn sắt, làm đồ gốm, dệt vải, lụa đều phát triển. * Thương nghiệp: - Buôn bán trong và ngoài nước phát triển. - Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. => Kinh tế phát triển về mọi mặt. Hoạt động 3: Luyện tập ? Tại sao nói chính sách đàn áp của PKPB đối với Giao Châu là rất hà khắc và tàn bạo? ? Vì sao chế độ thống trị hà khắc của PKPB rất tàn bạo mà nền kinh tế của ta vẫn phát triển về mọi mặt. Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) - Vẽ sơ đồ trang 55 vào vở và trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ, đọc trước bài 20 và trả lời câu hỏi trong SGK. Bổ sung kiến thức .......... Ngày giảng: 10/01/2020 (6A) Tiết 22 - Bài 20: TỪ SAU TRƯƠNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI ) (tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Thế kỷ I - VI, xã hội nước ta có nhiều chuyển biến sâu sắc. - Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hoá” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ phong tục tập quán của người Việt. - Diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 2. Kỹ năng: - Làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ. - Tường thuật, phân tích nguyên nhân, so sánh. 3. Thái độ: - GD lòng tự hào DT ở khía cạnh văn hoá, nghệ thuật, GD lòng biết ơn bà Triệu đã anh dũng chiến đấu giành độc lập cho DT. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp... b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phóng to sơ đồ phân hoá xã hội. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ. ? Chế độ cai trị của PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I -> thế kỷ VI. * Đáp án: - Nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao. Đầu thế kỷ III nhà Hán tách Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc TQ) Giao Châu (thuộc Âu Lạc cũ) - Bộ máy cai trị: Đưa người Hán sang làm huyện lệnh (cai quản huyện ). - Thu nhiều thứ thuế nhất là thuế sắt, thuế muối - Bắt dân ta phải đi lao dịch và cống nạp. - Bắt những người thợ khéo của ta về TQ. - Tiếp tục đưa người Hán ở với dân ta -> đồng hóa nhân dân ta. b. Bài mới. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động Tiết trước các em đã tìm hiểu những chuyển biến về kinh tế của đất nước ta trong các thế kỷ từ I ->VI, chúng ta đã nhận biết, tuy bị thế lực PK đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phát triển dù chậm chạp. Từ sự chuyển biến của kinh tế kéo theo những chuyển biến trong xã hội. Vậy các tầng lớp trong xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc đã chuyển biến thành các tầng lớp mới, thời kỳ đô hộ ntn? Vì sao đã xảy ra cuộc khởi nghĩa năm 248? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Ho¹t ®éng cña GV- HS Nội dung - GV treo sơ đồ phân hoá xã hội. - GV trình bày: Kinh tế phát triển dẫn đến sự chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta ở các thế kỷ I - TK IV - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ. ? Quan sát sơ đồ, em có nhận xét về sự chuyển biến xã hội nước ta? (K,G) - Thời Văn Lang - Âu Lạc, xã hội phân hoá thành 3 tầng lớp: Quý tộc, công dân công xã và nô tỳ có sự phân chia giàu nghèo, xã hội Âu Lạc trước khi bị PK đô hộ, bước đầu đã có sự phân hoá. + Thời kỳ đô hộ: - Quan lại đô hộ ( phong kiến nắm quyền cai trị). - Địa chủ Hán cướp đất ngày càng nhiều, càng giàu lên nhanh chóng và quyền lực lớn. - Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành địa chủ địa phương, họ có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép. Họ là lực lượng lãnh đạo nông dân đứng lên đấu tranh chống bọn PK phương Bắc. - Nông dân công xã bị chia thành nông dân công xã và nông dân lệ thuộc. - Nô tỳ là tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội.) - GV giảng theo SGK. - HS đọc đoạn chữ in nghiêng. ? Những việc làm trên của nhà Hán nhằm mục đích gì? - Đồng hoá dân ta GV: Cung cấp 1. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá ở nước ta ở các thế kỷ I - VI. * Về xã hội: - Người Hán thâu tóm quyền lực trong tay, trực tiếp nắm đến cấp huyện => XH phân hoá sâu sắc hơn. * Về văn hoá: - Nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, luật lệ phong tục Hán ở các quận. - Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên. - Sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh dày. - Học chữ Hán theo cách đọc của ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? HS : TLN bàn 2 (2p) Đại diện trình bày - Trường học do chính quyền đô hộ mở để dạy tiếng Hán, song chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ không có điều kiện cho con em mình đi học. Vì vậy họ vẫn giữ được phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì được hình thành xây dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành bản sắc riêng của DT Việt và có sức sống bất diệt. - GVKL: Từ thÕ kỷ I->VI, người Hán nắm quyền thống trị nước ta từ cấp huyện, chúng muốn đồng hoá dân ta sống theo mọi phong tục tập quán của người Hán. Song nhân dân ta vẫ có tiếng nói riêng, sống theo phong tục tập quán của người Việt. - Gọi HS đọc đoạn đầu. ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa bùng nổ? ? Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì. - Đất rộng, người đông, hiểm trở độc hạikhó cai trị. ? Em hiểu biết gì về Bà Triệu (SGK). - HS đọc đoạn in nghiêng. ? Câu nói của Bà Triệu có ý nghĩa gì? - Ý chí bất khuất, kiên quyết đấu tranh giành độc lập DT. - GV giảng theo SGK. - HS tường thuật diễn biến. - Gv tường thuật lại ? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa bà Triệu. - Cuộc khởi nghĩa lan rộng làm cho quân riêng mình. 2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248). a. Nguyên nhân: - Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô. b. Diễn biến: - Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc - T.Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá thành ấp của nhà Ngô ở Cửu Chân, rồi đánh khắp Giao Châu. - Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Vừa huy động lực lượng vừa đánh vừa mua chuộc, chia rẽ nội bộ của ta. Ngô khiếp sợ.. ? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại? - Lực lượng chênh lệch, quân Ngô mạnh nhiều kế hiểm độc. ? Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào? - Cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng. c. Ý nghĩa: Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết giành lại độc lập của dân tộc ta. Hoạt động 3: Luyện tập ? Hãy trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? Hoạt động 4: Vận dụng - HS quan sát kênh hình 46. - Gọi HS đọc bài ca dao, liên hệ nhân dân ghi nhớ công ơn Bà Triệu. - GVKL: Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân chống lại, xong vì lực lượng quá chênh lệch, quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế, nên khởi nghĩa thất bại. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Hán, nước ta lại bị PK phương Bắc thống trị, dưới ách thống trị của ngoại bang, nhân dân ta vẫn vươn lên tạo ra những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hoá để duy trì cuộc sống và nuôi dưỡng ý chí giành độc lập DT. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ, đọc trước bài 20 và trả lời câu hỏi trong SGK. + Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lí Bí? + Diễn biến của cuộc khởi nghĩa như thế nào? + Việc thành lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì? Bổ sung kiến thức ..........

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_2122_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan