I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp Hs nắm được:
- Những cơ sở để khẳng định nhà nước thời Trưng Vương là một quốc gia độc lập.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
2. Tư tưởng:
- Tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời hai bà Trưng.
3. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc bản đồ Lịch sử, bản đồ, quan sát tranh ảnh đền thờ 2 bà Trưng.
- Tìm hiểu, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Đọc trước nội dung bài học trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
2. Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, điền phiếu học tập
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Đất nước ta và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
? Trình bày diến biến của cu KN hai bà Trưng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã giành thắng lợi vẻ vang.
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã bắt tay ngay vào công cuộc xây
dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Hán, trong điều kiện
vừa mới giành được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn.Cuộc kháng chiến diễn ra gay go và ác liệt
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 20+21 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 6A- 10/01/2020
Tiết 20 - Bài 18:
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN HÁN XÂM LƯỢC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp Hs nắm được:
- Những cơ sở để khẳng định nhà nước thời Trưng Vương là một quốc gia độc lập.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
2. Tư tưởng:
- Tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời hai bà Trưng.
3. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc bản đồ Lịch sử, bản đồ, quan sát tranh ảnh đền thờ 2 bà Trưng.
- Tìm hiểu, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Đọc trước nội dung bài học trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
2. Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, điền phiếu học tập
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Đất nước ta và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
? Trình bày diến biến của cu KN hai bà Trưng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã giành thắng lợi vẻ vang.
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã bắt tay ngay vào công cuộc xây
dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Hán, trong điều kiện
vừa mới giành được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn....
Cuộc kháng chiến diễn ra gay go và ác liệt.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
- HS đọc mục 1-SGK.
- GV giảng theo SGK “sau khi..bãi bỏ”.
Và giải thích.
? Trưng Trắc được suy tôn làm vua, việc
đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?
- GV giảng theo SGK “Được tin.nghĩa
quân”.
? Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận
miền nam TQ khẩn trương chuẩn bị quân,
xe, thuyền đàn áp khởi nghĩa Hai Bà
Trưng mà không tiến hành đàn áp ngay?
- GVKL: Sau khi giành thắng lợi Hai Bà
Trưng đã bắt tay vào xây dựng đất nước
và chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của
nhà Hán. Những việc làm tuy ngắn (2
năm) nhưng đã góp phần nâng cao ý trí
đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân.
- HS đọc mục 2-SGK.
- GV giảng theo SGK.
Hs thực hiện theo phiếu học tập theo nhóm
bàn 3 phút.
? Trình bày diễn biến của cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Hán?
? Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ
huy đạo quân xâm lược này?
(Mã Viện là tên tướng lão luyện, nổi tiếng
gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh
chiến ở phương Nam..)
- GVđọc bài thơ của Nguyễn Du chế diễu
nhân cách tầm thường và bộ mặt tham lam
độc ác của Mã Viện.
“ Sáu chục người ta sức mỏi mòn
Riêng ông yên giáp nhảy bon bon’’
- HS quan sát kênh chữ SGK.
- Gọi HS trình bày (điền kí hiệu vào lược đồ
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
- GV mô tả và ghi.
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau
khi giành được độc lập.
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua,
đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người
có công, tổ chức lại chính quyền, xá
thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán.
2. Cuộc kháng chiến chống xâm
lược Hán (42- 43) đã diến ra như thế
nào?.
* Diễn biến:
- Tháng 4- 42, 2 vạn quân Hán do Mã
Viện chỉ huy tiến vào nước ta theo hai
đường bộ và đường thủy, chúng tấn
công Hợp Phố.
- Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để
nghênh chiến.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng
Vương quyết định lui quân về Cổ Loa-
Mê Linh, sau đó rút về Cấm Khê, quân
ta chiến đấu ngoan cường, tháng 3 - 43
Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến
vẫn tiếp tục đến tháng 11 - 43 mới kết
thúc.
- Gọi HS đọc đoạn in nghiêng.
? Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng này như
vậy? Có phải vì thời tiết ở đây quá khắc
nghiệt không?
- GV giảng tiếp theo SGK.
? Vì sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn?
(Lực lượng của ta yếu .ko để rơi vào tay
giặc..)
? Cuộc kháng chiến tuy thất bại song có ý
nghĩa lịch sử như thế nào?
- GV cho HS xem H 45 và liên hệ “Kỷ
niệm hai bà Trưng vào ngày 8-3 và nhân
dân lập đền thờ”
* Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
cho ý chí quật cường bất khuất của nhân
dân ta.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau.
□ 1. Trưng Vương xá thuế hai năm liền chọ dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ
lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
□ 2. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận bèn cử Mã Viện đưa quân
đi đàn áp.
□ 3. Tháng 4-42, quân Hán tấn công Hợp Phố, Hai Bà Trưng liền kéo quân lên Hợp
Phố để nghênh chiến.
4. Tại Cấm Khê, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, Hai
Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.
□ 5. Tuy đàn áp được cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhưng quân Mã Viện khi
đi mười phần, khi về chỉ còn bảy, tám phần.
Trả lời
Đ: 1, 4; S: 2, 3, 5.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Việc nhân dân lập đền thờ hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về hai Bà Trưng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 19- Từ sau Trung Vương đến trước Lý Nam Đế
- Yêu cầu đọc kĩ trước nội dung bài và soạn bài cá nhân theo các câu hỏi có trong bài
- Yêu cầu cụ thể với các nhóm:
- Nhóm 1: Sự thay đổi trong chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại
phong kiến phương Bắc.
- Nhóm 2: Sự thay đổi về kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
==========================
Ngày giảng: 17/01/2020
Tiết 21 – Bài 19:
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Sự thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Sự thay đổi về kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
- Nhận xét sự thay đổi trong chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại
phong kiến phương Bắc.
- So sánh với kinh tế thời Âu Lạc
2. Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
3. Kỹ năng:
Học sinh phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của PK phương Bắc biết tìm
nguyên nhân vì sao ND ta không ngừng đấu tranh chônga áp bức boc lột của phong
kiến phương Bắc.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Đọc trước nội dung bài học trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
2. Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, điền phiếu học tập
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Vì sao nhân dân ta đã lập hàng trăm đền thờ hai bà Trưng và các vị tướng ở khắp
nơi trên đất nước ta?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
Mặc dù nhân dân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, ngoạn cường, nhưng do lực lượng quá
chênh lệch, cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng đã thất bại, đất nước ta bị phong kiến phương
Bắc cai trị. Chính sách cai trị của chúng ntn? Đời sống của nhân dân ta ra sao?
Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
*Hoạt động 1
GV: Dùng lược đồ trình bày phần đầu
trong SGK.
GV? Trước đây miền đất Âu Lạc cũ
gồm những châu nào?
HS Giao Chỉ , Cửu Chân , Nhật Nam .
GV Gọi HS đọc từ “Từ sau các
huyện”
GV? Em có nhận xét gì về sự thay đổi
đó ?
HS: Trả lời.
GV? Nhà Hán đã bóc lột dân ta như thế
nào ? Nhận xét của em về các chính
sách bóc lột đó?
HS: Trả lời.
GV? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ
trương đưa người Hán sang ở nước ta?
HS Suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 2
GV? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về
sắt?
HS Công cụ sản xuất và vũ khí được
chế tạo bằng sắt, sắc nhọn và bền hơn
công cụ và vũ khí bằng đồng. Do vậy
sản xuất đạt năng suất cao hơn, chiến
đấu có hiệu quả hơn. Nhà Hán muốn
hạn chế sự phát triển và sự chống đối
của nhân dân ta.
GV? Theo em vì sao nghề rèn sắt vẫn
phát triển ?
HS Trả lời
Công cụ sản xuất vũ khí chế tạo bằng
sắt nên nhọn, sắc, bền hơn vũ khí chế
tạo bằng đồng. Do vậy sản xuất đặt
năng xuất cao hơn và chiến đấu có hiệu
quả hơn. Nhà Hán chế tạo độc quyền
sắt để hạn chế phát triển sản xuất ở
Giao Châu , hạn chế được sự chống đối
của nhân dân
1. Chế độ cai trị của các triều đại
phong kiến phương Bắc đối với nước
ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI.
- Đầu TK III, nhà Ngô tách châu Giao
thành Quảng Châu và Giao Châu
- Đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
- Nhà Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo,
đẩy người dân vào cảnh khốn cùng.
- Tiếp tục chính sách đồng hóa nhân
dân ta.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ
I – thế kỉ VI có gì thay đổi ?
- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt. Nhưng
nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát
triển.
Nông nghiệp
GV: căn cứ vào đâu em khảng định
nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát
triển?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV Yêu cầu HS đọc đoạn từ “Từ TK I
diệt côn trùng”
GV? Điều gì chứng tỏ nông nghiệp
Giao Châu phát triển?
GV? Bên cạnh sự phát triển của nghề
rèn sắt, nông nghiệp còn có nghề gì phát
triển? Dẫn chứng?
GV? Sự phát triển của nông nghiệp, thủ
công nghiệp tạo điều kiện cho sự phát
triển của nghề nào?
HS: Trả lời.
- Từ thế kỷ I đã dùng trâu bò để cày
bừa, có đê phòng lụt, trồng 2 vụ lúa trên
năm, trồng cây ăn quả
Thủ công nghiệp
- Nghề sắt , nghề gốm, nghề dệt cũng
rất phát triển.
Ngoại thương
- Buôn bán không chỉ với người trong
nước mà cả người nước ngoài.
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền
ngoại thương
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Bài tập
Hãy nối các mốc thời gian ở bên tría với nội dung ở cột bên phải cho phù hợp.
Thời gian Nội dung
1. Thế kỉ I (từ sau cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng)
a) Nhân dân vùng biển đã biết dùng lưới sắt để khai
thác san hô
2. Từ thế kỉ I
b) người ta đã tìm được nhiều đồ sắt như rìu, mai,
cuốc, kiếm, giáo, nồi gang, chân đèn,...
3. Thế kỉ III
c) nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang thay người
Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện
4. Trong các di chỉ, mộ cổ
thuộc thế kỉ I - VI
d) ở Giao Châu, việc cày bừa do trâu, bò kéo đã phổ
biến
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
đối với nước ta như thế nào? Có điểm gì khác trước?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 20- Từ sau Trung Vương đến trước Lý Nam Đế
- Yêu cầu đọc kĩ trước nội dung bài và soạn bài cá nhân theo các câu hỏi có trong bài
- Yêu cầu cụ thể với các nhóm:
- Nhóm 1: Những cơ sở để khẳng định nhà nước thời Trưng Vương là một quốc gia
độc lập.
- Nhóm 2: Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Đánh giá về công
lao của Hai Bà Trưng.
==========================
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_2021_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf