Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Chính sách chính trị, kinh tế và mục đích thống trị của PK phương Bắc.

- Nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà

Trưng.

2. Kỹ năng:

- Biết trình bày và nhận xét về chính sách chính trị, kinh tế và mục đích thống

trị của phong kiến phương Bắc.

- Biết sử dụng kỹ năng cơ bản để đọc lược đồ LS.

- Kỹ năng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

3. Thái độ:

- GD ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn

DT. Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ VN.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,

năng lực hợp tác, giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Ảnh Hai Bà Trưng, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

2. Học sinh: Đọc trước bài - trả lời câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.

2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ: Không

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/01/2020 (6A) Chương III THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Tiết 19 - Bài 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Chính sách chính trị, kinh tế và mục đích thống trị của PK phương Bắc. - Nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2. Kỹ năng: - Biết trình bày và nhận xét về chính sách chính trị, kinh tế và mục đích thống trị của phong kiến phương Bắc. - Biết sử dụng kỹ năng cơ bản để đọc lược đồ LS. - Kỹ năng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 3. Thái độ: - GD ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn DT. Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ VN. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp... b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Ảnh Hai Bà Trưng, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2. Học sinh: Đọc trước bài - trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Năm 179 TCN, An Dương Vương do chủ quan, thiếu phòng bị nên đất nước ta bị Triệu Đà thôn tính. Sau Triệu Đà dưới ách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy ND ta đến trước những thử thách nghiêm trọng, đất nước mất tên, ND có nguy cơ bị đồng hoá, nhưng ND ta không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV củng cố nội dung tiết 16 ? Thất bại của An Dương Vương đã để lại hậu quả ntn? - Nước Âu Lạc mất đất, mất tên và trở 1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi? thành một bộ phận đất đai của Trung Quốc. Từ đó các triều đại phong kiến TQ thay nhau thống trị đô hộ nước ta hơn 1000 năm - Sử cũ gọi1000 năm Bắc thuộc. GV: Treo lược đồ, giới thiệu, cung cấp KT - HSTL cặp bàn (2p) - Đại diện trình bày. ? Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của TQ thành Châu Giao nhằm mục đích gì? - Nhà Hán muốn chiếm đóng nước ta lâu dài, xoá tên nước ta, muốn biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ của T. Quốc. - HS: TLN / cặp (2p) - Đại diện trình bày. ? Nhà Hán sắp đặt bộ máy cai trị ở Châu Giao ntn? Chúng đã thi hành những chính sách gì đối với nhân dân ta? - Thủ phủ của Châu Giao đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh); Thứ sử, thái thú là người Hán; từ huyện, xã trở xuống vẫn do người Việt (Lạc tướng) cai trị. - Thứ sử là 1 chức quan do bọn PKTQ đặt ra để trông coi 1 số quận, hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở nước phụ thuộc. - Thái thú, đô uý: là chức quan do bọn phong kiến TQ đặt ra để trông coi 1 quận - Thái thú coi chính trị, đô uý coi quân sự. ? Em có nhận xét gì về ách thống trị của nhà Hán? - Nhà Hán mới bố trí được người cai trị từ cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể với tới nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. - GVĐVĐ: Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, ND ta đã làm gì? - HS đọc mục 2 -> “... Thi Sách bị giết” ? Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - Vì ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán làm - Năm 179 TCN, Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu Lạc làm 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc làm 3 quận, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. - Bộ máy cai trị của nhà Hán từ trung ương đến địa phương. - Ách thống trị của nhà Hán: + Bắt dân ta nộp các loại thuế muối, sắt + Cống nạp nặng nề: ngọc trai sừng tê giác, ngà voi + Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán. => Bọn quan lại người Hán rất tham lam tàn bạo, điển hình là Tô Định. Đối sử tàn tệ, dã man, thâm độc nhằm biến dân ta thành người Hán. Suy giảm giống nòi. -> Đồng hoá 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. * Nguyên nhân: - Do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn, nổi dậy chống lại. cho dân ta căm phẫn muốn nổi dậy chống lại. Đó chính là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. - Thi Sách chồng Trưng Trắc bị giết như đổ thêm dầu vào lửa làm cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhanh chóng hơn. - HS: Đọc 4 câu thơ. ? Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục đích của cuộc khởi nghĩa? - Trước là giành độc lập cho TQ, nối lại sự nghiệp vua Hùng, sau là trả thù cho chồng. - GV: Giảng theo SGK - kết hợp bản đồ. ? Khởi nghĩa hai Bà Trưng nổ ra ở đâu và vào thời điểm nào? - GV cho HS đọc đoạn chữ in nghiêng SGK, GV chỉ các mũi tên của các địa phương tiến về Mê Linh và tường thuật. - HS lên bảng tường thuật lại diễn biến. ? Kết quả của cuộc khởi nghĩa? - Chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết chết. * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội) - Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. - Tô Định hốt hoảng bỏ về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. * Kết quả: - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Hoạt động 3: Luyện tập - HS lên bảng tường thuật lại diễn biến trên lược đồ. ? Theo em khắp nơi kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì? - Ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Ngàn Tây nổi ánh phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà) - Dưới ách thống trị Hán, nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, điển hình là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV mở rộng: Đọc lời bình của nhà sử học Lê Văn Hưu (Sgk-49). - Xây dựng ý thức tự hào, tự tôn DT... Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ VN. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc bài - Nắm nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40? - Đọc trước bài 18. (Lược đồ H. 44) Bổ sung kiến thức .............................................................................................................................................................. Ngày giảng: 03/01/2020 (6A) Tiết 20 - Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta. 2. Kỹ năng: - Đọc bản đồ lịch sử, bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử. - Trình bày được diễn biến, đánh giá nhân vật lịch sử. 3. Thái độ: - GD cho HS tinh thần bất khuất của dân tộc, mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng DT thời Hai Bà Trưng. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp... b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. 2. Học sinh: Đọc trước bài 18 và lược đồ H 44 III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ: ? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Nguyên nhân: - Do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại. - Chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết chết. * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội) - Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. - Tô Định hốt hoảng bỏ về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. * Kết quả: - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. b. Bài mới: ? Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Ngay sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhân dân đã tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện vừa mới giành được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn, cuộc kháng chiến diễn ra ntn? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung - HS đọc mục 1. ? Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? - HĐ cá nhân - 2p. ? Trưng Trắc được suy tôn làm vua, việc đó có ý nghĩa như thế nào? (KG) - Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược. - Ổn định trật tự XH, bồi dưỡng sức dân, củng cố và gìn giữ lực lượng. - GV liên hệ mở rộng: Như vây, ngay từ xa xưa, trong việc điều khiển đất nước, nhân dân ta đã biết “lấy dân làm gốc”. Đó là kế giữ nước bền lâu muôn đời. ? Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận miền nam TQ khẩn trương chuẩn bị quân, xe, thuyền đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không tiến hành đàn áp ngay? - Trao đổi cặp đôi - Báo cáo kết quả - Lúc này ở TQ nhà Hán còn phải lo đối phó với các phong trào khởi nghĩa nông dân TQ ở phía Tây và phía Bắc. - Sau khi giành thắng lợi Hai Bà Trưng đã bắt tay vào xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Hán. Những việc làm tuy ngắn (2 năm) nhưng đã góp phần nâng cao ý trí đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân. 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? - Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương). - Đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công. - Giao cho Lạc tướng cai quản các huyện. - Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ. - Xá thuế hai năm liền cho dân. - HS đọc: "Mã Viện... rồi rút lui" - HĐ cá nhân - 2p. ? Em có nhận xét gì về lực lượng và đường tiến quân của nhà Hán khi sang xâm lược nước ta? - Lực lượng đông mạnh, có đầy đủ vũ khí, lương thực, chọn Mã Viện chỉ huy. - Trong khi quân Giao Chỉ - nơi diễn ra trận đánh chủ yếu: 745.237 dân. Toàn Giao Châu là 1.473.120 dân - theo tiền Hán thư - sách đời Hán) ? Vì sao mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược này? - Mã Viện là tên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam.. - Đọc bài thơ của Nguyễn Du chế diễu nhân cách tầm thường và bộ mặt tham lam độc ác của Mã Viện. “ Sáu chục người ta sức mỏi mòn Riêng ông yên giáp nhảy bon bon’’ ? Tường thuật diễn biến? HS: - Quan sát kênh chữ SGK. - HS trình bày (điền kí hiệu vào lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán). - HS lên bảng tường thuật trên lược đồ - GV mô tả và ghi. - GV tích hợp: Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo Chị em thất thế phải liều với sông - HS: Đọc đoạn in nghiêng. ? Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng này như vậy? Có phải vì thời tiết ở đây quá khắc nghiệt không (KG)? - Xuất phát từ nỗi sợ hãi tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất của nhân dân ta, một tên tướng đã bỏ mạng. ? Tại sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn? 2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42 - 43) đã diễn ra NTN? - Lực lượng quân Hán: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền các loại, dân phu, do Mã Viện chỉ huy. - Tháng 4 năm 42 tấn công Hợp Phố. * Diễn biến: - Mã Viện vào nước ta theo 2 đường: + Quân bộ: Qua quỷ Môn quan, xuống Lục Đầu. + Quân thuỷ: Từ Hải Môn vào sông Bạch Đằng, theo sông Thái Bình, lên Lục Đầu => hợp lại tại Lãng Bạc. - Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để nghênh chiến. - Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về Cổ Loa và Mê Linh, địch ráo rết đuổi theo, quân ta rút về Cấm Khê, quân ta chiến đấu ngoan cường, tháng 3 năm 43 Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43 mới kết thúc. - Mùa thu 44, Mã Viện thu quân về nước, đi 10 phần chỉ còn 4-5 phần. - Giữ khí tiết, tinh thần bất khuất trước kẻ thù. - GV kể chuyện lịch sử ? Cuộc kháng chiến tuy thất bại song có ý nghĩa lịch sử như thế nào? * Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán thời Trưng Vương tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta. Hoạt động 3: Luyện tập - HS lên bảng thuật lại diễn biến trên lược đồ. Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà) - Cho HS xem H 45 và liên hệ “Kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày 8/3 và nhân dân lập đền thờ”. - Với lực lượng kẻ thù đông mạnh, dưới sự lãnh đạo Hai Bà Trưng, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại, Hai Bà Trưng hi sinh anh dũng. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sưu tầm thơ truyện viết về Hai Bà Trưng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc bài cũ. - Đọc trước bài 19 và trả lời câu hỏi SGK. Bổ sung kiến thức

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1920_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan