Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Cho HS thấy được sau thất bại của An Dương Vương đất nước ta bị phong

kiến phương Bắc thống trị. Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là

nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng.

- Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng

đất nước giành được độc lập.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tin dân tộc.

Giáo dục cho các em lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ

Việt Nam.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện Lịch sử.

Rèn luyện cho HS kỹ năng về đọc bản đồ Lịch sử.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,

năng lực hợp tác, giao tiếp

b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên

hệ

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2019 Ngày giảng: 5/11 (6A5) TIẾT 19 – BÀI 17 KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Cho HS thấy được sau thất bại của An Dương Vương đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị. Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng. - Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng đất nước giành được độc lập. 2. Tư tưởng: - Giáo dục HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tin dân tộc. Giáo dục cho các em lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện Lịch sử. Rèn luyện cho HS kỹ năng về đọc bản đồ Lịch sử. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Đọc trước bài; Sưu tầm tư liệu về Hai bà Trưng III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, chơi trò chơi 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1 : khởi động Gv kể câu chuyện về Hai bà Trưng - > dẫn dắt vào bài.... * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một phút HS đọc mục 1 SGK . ? Sau khi đánh chiếm Âu Lạc nhà Hán đã áp đặt chính sách cai trị như thế nào ? HĐN bàn đôi – 2P ? Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm âm mưu gì ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán ? - Nhà Hán muốn chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta , biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc ? Nhân dân Châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào ? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì ? HS suy nghĩ một phút ? Theo em, em phải làm gì để hạn chế sự đua đòi theo cái xấu được du nhập từ bên ngoài vào nước ta? Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một phút GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK . ? Em biết gì về Trưng Trắc và Trưng Nhị ? HS Dựa vào SGK trả lời . GV: Cho HS quan sát lược đồ khởi nghĩa và Gv trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa . HĐN bàn đôi – 2P GV: Gọi HS đọc 4 câu thơ và phần chữ nghiêng trong SGK . ? Ý nghĩa của 4 câu thơ trên ? GV: Trình bày tiếp diễn biến của cuộc khởi nghĩa . 1 . Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ? - Năm 111 TCN : Nhà Hán chiếm Âu Lạc - Chính sách cai trị : + Hành chính : Chia nước ta thành 3 quận và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. + Kinh tế: Nộp thuế, cống nạp, vơ vét của cải . + Đồng hóa dân tộc ta. 2. Cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn . - Nghĩa quân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa . - Nghĩa quân đánh bại kẻ thù , làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi GV: Gọi HS đọc phần nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu . * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV: Chia nhóm bàn cho HS tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk - GV giao về nhà: ? HS chúng ta đã làm gì để ghi nhớ công lao của Hai bà Trưng * HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. ? Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về Hai bà Trưng? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà: + Học bài cũ + Soạn bài mới: Trưng Vương Và Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Hán Y/C: Chú ý các câu hỏi in đậm trong SGK. - Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập ? - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43 ) đã diễn ra như thế nào ? - Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược ?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_19_khoi_nghia_hai_ba_trung_nam_40.pdf
Giáo án liên quan