I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày và nhận xét về chính sách chính trị, kinh tế và mục đích thống trị của
phong kiến phương Bắc.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức
tự hào, tự tôn dân tộc.
- Chăm chỉ: Hs tự ý thức vươn lên trong học tập.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa
ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy được chính sách cai trị về chính trị và kinh tế
của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Tìm hiểu lịch sử: Các chính sách cai trị về chính trị và kinh tế của các triều đại
phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tìm hiểu các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
2. HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Sử dụng đồ dung trực quan, nêu vấn đề, HDHS tự học, tranh
luận, phản biện, tích hợp.
2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, đọc tích cực, viết tích cự, chia sẻ nhóm, trình
bày 1 phút, thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra phần chuẩn bị, sách vở của HS.
47 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19 đến 31 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A1: 20/1/2021. 6A2: 23/1/2021.
Tiết 19: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày và nhận xét về chính sách chính trị, kinh tế và mục đích thống trị của
phong kiến phương Bắc.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức
tự hào, tự tôn dân tộc.
- Chăm chỉ: Hs tự ý thức vươn lên trong học tập.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa
ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy được chính sách cai trị về chính trị và kinh tế
của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Tìm hiểu lịch sử: Các chính sách cai trị về chính trị và kinh tế của các triều đại
phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tìm hiểu các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
2. HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Sử dụng đồ dung trực quan, nêu vấn đề, HDHS tự học, tranh
luận, phản biện, tích hợp.
2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, đọc tích cực, viết tích cự, chia sẻ nhóm, trình
bày 1 phút, thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra phần chuẩn bị, sách vở của HS.
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
GV: Năm 179 TCN, An DươngVương do chủ quan, thiếu phòng bị nên đất
nước ta bị Triệu Đà thôn tính. Sau Triệu Đà dưới ách cai trị tàn bạo của nhà Hán
đã đẩy nhân dân ta đến trước những thử thách nghiêm trọng, đất nước mất tên,
nhân dân có nguy cơ bị đồng hoá.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 bài 11 SGK
trang 47; mục 1 bài 19 trang 52 và mục 1
I. Những chính sách của chính
quyền phong kiến phương Bắc:
bài 21 trang 58, mục 1 bài 23 trang 62
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
1. Về chính trị:
GV tổ chức trò chơi mảnh ghép: GV chuẩn bị 5 cặp thẻ ghép, chọn 10 bạn lên
phát cho mỗi bạn 1 thẻ trong đó có 5 thẻ câu hỏi và 5 thẻ câu trả lời
Thẻ bài:
1. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán cai trị nước ta như thế nào?
2. Nhà Lương áp dụng chính sách cai trị nhân dân như thế nào?
3. Để đối phó với các cuộc đấu tranh giành độc lập ngày càng mạnh của người
Việt, chính sách cai trị của nhà Đường có gì khác biệt so với trước?
4. Trụ sở của An Nam hộ phủ do nhà Đường đặt tại ở đâu?
5. Theo bạn vì sao nhà Đường quan tâm đến sửa sang các đường giao thông, đăó
lũy và tăng thêm quân đồn trú đến cấp huyện?
6. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản
đến tận cấp huyện.
7. Nhà Lương cử người có cùng dòng họ với vua, hoặc dòng họ có danh tiếng ,
quyền thế sang nắm các chức vụ để cai trị.
8. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, rồi cử người Trung Quốc
xuống cai trị đến tập cấp châu, huyện. Dưới cấp huyện là hương và xã vẫn do
người Việt cai quản.
9. Đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay)
10. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc
đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
Dự kiến mảnh ghép
1. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
nhà Hán cai trị nước ta như thế
nào?
6. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người
Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến
tận cấp huyện.
2. Nhà Lương áp dụng chính
sách cai trị nhân dân như thế
nào?
7. Nhà Lương cử người có cùng dòng họ với
vua, hoặc dòng họ có danh tiếng , quyền thế
sang nắm các chức vụ để cai trị.
3. Để đối phó với các cuộc đấu
tranh giành độc lập ngày càng
mạnh của người Việt, chính sách
cai trị của nhà Đường có gì khác
biệt so với trước?
8. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam
Đô hộ phủ, rồi cử người Trung Quốc xuống
cai trị đến tập cấp châu, huyện. Dưới cấp
huyện là hương và xã vẫn do người Việt cai
quản.
4. Trụ sở của An Nam hộ phủ do
nhà Đường đặt tại ở đâu?
9. Đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay)
5. Theo bạn vì sao nhà Đường
quan tâm đến sửa sang các
đường giao thông, đăó lũy và
10. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ
vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân ta
tăng thêm quân đồn trú đến cấp
huyện?
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Yêu cầu HS đọc mục 1 bài 11 SGK
trang 47; mục 1 bài 19 trang 52 và mục 1
bài 21 trang 58, mục 1 bài 23 trang 62
GV: Chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận
câu hỏi:
? Phương thức bóc lột cơ bản của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân ta là gì ? Vì sao nhà Hán lại giữ
độc quyền về muối và sắt ?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
GV: Thời Bắc thuộc bọn thống trị
phương Bắc độc quyền,và đánh thuế
nặng về sắt và muối vì đó là hai thứ quan
trọng của cuộc sống (thức ăn và công cụ
sản xuất) Bọn thống trị Trung Quốc làm
việc này để dân ta ngu dốt,lạc hậu,nhằm
bóc lột,nô dịch,thống trị,dân ta lâu
dài,tiến tới đồng hóa dân tộc ta.
-> Về chính trị: tiến hành phân lại
đơn vị hành chính, cho quan lại người
Hán quản lý từ cấp huyện trở lên,
người Việt cai quản hương xã.
2. Về kinh tế:
- Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế
(muối, sắt...) nặng nề, bắt nhân dân ta
phải cống nộp sản vật quý hiếm.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
HS: Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân Giao Châu.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
? Em có nhận xét gì về các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương
Bắc đối với nhân dân Giao Châu?
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
HS: Tìm hiểu những thay đổi về đơn vị hành chính của Giao Châu qua các triều
đại phong kiến phương Bắc đặt ách cai trị.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và
luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.
- Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.
Ngày dạy: 6A1: 25/1/2021. 6A2: 27/1/2021.
Tiết 20: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày và nhận xét về chính sách văn hoá, xã hội của phong kiến phương Bắc
áp dụng đối với nhân dân ta.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức
tự hào, tự tôn dân tộc.
- Chăm chỉ: Hs tự ý thức vươn lên trong học tập.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa
ra ý kiến thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Thấy được chính sách cai trị về văn hoá và xã hội của các triều
đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Những chính sách cai trị về văn hoá và xã hội của
các triều đại phong kiến phương Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới văn hoá, xã hội
của người Việt.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tìm hiểu các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
2. HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Sử dụng đồ dung trực quan, nêu vấn đề, HDHS tự học, tranh
luận, phản biện, tích hợp.
2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, đọc tích cực, viết tích cự, chia sẻ nhóm, trình
bày 1 phút, thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc về chính trị và kinh tế đối với đất nước ta?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Những phong tục tập quán, tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng
Vương còn được lưu giữ đến ngày nay ? Em hãy lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu
giữ được?
Những phong tục, và tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng
Vương còn được lưu giữ đến ngày nay là: Têm trầu, nhuộm răng đen, gói bánh
trưng ngày tết, thờ cúng ông bà tổ tiên
Lí giải: Bởi đây là những nét đẹp văn hóa sâu sắc và vô cùng ý nghĩa đậm
bản sắc văn hóa, tín ngưỡng phù hợp với con người đất Việt
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS: Đọc mục 3 SGK bài 20 trang 55 và
quan sát sơ đồ phân hóa xã hội
GV: Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận
câu hỏi:
+ Nhóm 1, 2: ? Em có nhận xét gì về sự
chuyển biến xã hội nước ta?
? Tình hình văn hóa nước ta có gì thay
đổi?
+ Nhóm 3, 4: ? Theo em, việc chính
quyền đô hộ mở trường học ở nước ta
nhằm mục đích gì?
+ Nhóm 5, 6: ? Những phong tục tập
quán nào ta còn giữ đến ngày nay?
? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong
tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Đọc SGK hoạt động cá nhân, rồi
thảo luận nhóm, cử đại diện ghi kết quả
Nhóm 1 dựa vào sơ đồ để trình bày
Nhóm 2 dựa vào tư liệu SGK
Nhom 3 Liên hệ thực tế để trình bày
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận:
- Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày
- sản phẩm thể hiện trên bảng phụ
- các nhóm khác nhận xét bổ sung theo
kỉ thuật 3-2-1
(các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần
trình bày của các nhóm)
? Em hãy cho biết xã hội thời Văn Lang
- Âu Lạc đã bị phân hóa thành những
tầng lớp nào? Xã hội có sự phân biệt
giàu nghèo chưa?
- Thời Văn Lang - Âu Lạc bị phân hóa
thành 3 tầng lớp: Qúy tộc, nông dân
I. Những chính sách của chính
quyền phong kiến phương Bắc:
3. Về xã hội, văn hoá:
- Sơ đồ phân hóa xã hội:
Thời Văn Lang
- Âu Lạc
Thời kì bị đô hộ
Vua Quan lại đô hộ
Quý tộc Hào trưởng Việt,
địa chủ Hán
Nông dân công
xã
Nông dân công
xã
Nông dân lệ
thuộc
Nô tì Nô tì
- Chính quyền đô hộ mở một số
trường học dạy chữ Hán tại các quận,
huyện và tiến hành du nhập Nho giáo,
Đạo giáo... và những luật lệ, phong
tục tập quán của người Hán vào nước
ta.
- Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo
vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống
của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu
những tinh hoa của nền văn hoá
Trung Quốc và các nước khác làm
phong phú thêm nền văn hoá của
mình.
công xã và nô tì.
- Xã hội chưa có sự phân biệt giàu
nghèo
? Bộ phận đông đảo nhất của xã hội Âu
Lạc là ai? Họ có vai trò trong xã hội như
thế nào?
- HS:
? Nô tì trong xã hội thời kỳ bị đô hộ có
cuộc sống ra sao?
GV: Hình thành khái niệm "đồng hóa"
cho HS.
? Nét mới về văn hóa nước ta trong các
thế kỷ I – VI là gì?
- Đấu tranh chống đồng hóa, giữ gìn
phong tục tập quán, văn hóa dân tộc
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
HS: Phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả.
GV: Bổ sung phần phân tích nhận xét,
đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
thức đã hình thành cho học sinh
? Hãy nhận xét và những chuyển biến về
cơ cấu xã hội ở nước ta giữa hai thời kì
trên.
HS: Thảo luận nhóm bàn.
- Dự kiến sản phẩm:
So với thời Văn Lang - Âu Lạc, xã hội thời này đã có nhiều thay đổi:
• Đứng đầu không phải là vua, nắm giữ mọi quyền hành như thời Văn Lang-
Âu Lạc nữa mà thay vào đó dưới thời kì bị đô hộ đứng đầu là quan lại Hán,
sau đó đến địa chủ Hán, hào Trưởng người Việt.
• Xã hội bị phân hóa giàu nghèo. Nông dân dưới thời kị bị đô hộ bị chia làm
hai loại: Nông dân công xã vầ nông dân lệ thuộc. Một số người bị bắt làm nô
lệ
=> Đó là những tầng lớp xã hội mới, chưa có ở thời Văn Lang - Âu Lạc.
? Những thay đổi của nước ta dưới
thời thuộc Đường?
HS: Thảo luận nhóm – 5’, trình bày,
bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
* Dưới thời nhà Đường, hình thức
bóc lột đối với nhân dân ta là tô, dung,
điệu, duy trì phương thức cống nạp,
ngoài thuế ruộng đất chúng còn đặt ra
nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt,
thuế đay, thuế tơ. Các thợ thủ công tài
giỏi của ta bị bắt hết sang phương Bắc
để xây dựng kinh đô.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
? Có đúng hay không khẳng định rằng các triều đại phong kiến phương Bắc đã
thực hiện được mục tiêu đồng hóa dân tộc ta? Dẫn chứng?
- Các triều đại phong kiến phương Bắc luôn cố gắng để thực hiện mục tiêu đồng
hóa dân tộc ta bằng cách đưa người sang ở, mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho
giáo, bắt nhân dân ta ăn mặc theo phong tục của họ. Nhưng mục đích đấy không
thực hiện được.
- Người Việt tiếp thu những tinh hoa, những cái mới, cái hay nhưng không bị mất
đi bản sắc văn hóa của mình, họ sống trong các làng xã, nhân dân ta vẫn sử dụng
tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, duy trì và phát triển những
phong tục cổ truyền của người Việt như tục xăm mình, thờ cúng tổ tiên, nhuộm
răng đen, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng....
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
? Em hãy tìm hiểu những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người Việt được
nhân dân ta giữ gìn, phát huy trong thời kì chống phong kiến phương Bắc?
• Tín ngưỡng thờ mẹ: coi trong người phụ nữ của ông cha ta được thể hiện
trong tín ngưỡng thờ tam phủ, thứ phủ, thờ mẫu.
• Làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết Nguyên đán.
• Tục ăn trầu: nhân dân ta giữ gìn và còn sử dụng đến ngày nay, trong đám
cưới, đám hỏi, không thể thiếu trầu cau, trong kho tàng ca dao tục ngữ, các
cụ có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
? Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em?
• Tổ chức lễ hội đầu năm mới.
• Làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
• Thờ cúng ông bà tổ tiên.
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
HS: Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
(htpt://www.bachkhoatrithuc.vn).
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX.
(Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40)
Ngày dạy: 6A1: 27/1/2021. 6A2: 30/1/2021.
Tiết 21: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ
năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng
- năm 40)
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức
tự hào, tự tôn dân tộc.
- Chăm chỉ: Hs tự ý thức vươn lên trong học tập.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa
ra ý kiến thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc đấu tranh giành độc
lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy được chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất của nhân dân.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa tiêu chống các triều đại phong kiến phương
Bắc.
2. HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Sử dụng đồ dung trực quan, nêu vấn đề, HDHS tự học, tranh
luận, phản biện, tích hợp.
2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, đọc tích cực, viết tích cự, chia sẻ nhóm, trình
bày 1 phút, thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc về xã hội và văn hoá đối với đất nước ta?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Sau Triệu Đà dưới ách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến
trước những thử thách nghiêm trọng, đất nước mất tên, nhân dân có nguy cơ bị
đồng hoá, nhưng nhân dân ta không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy
đấu tranh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng (năm 40). Đây là cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc ta thời kỳ đầu công nguyên.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học
tập.
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 bài 17
trang 48.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS: Đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV: Khuyến khích học sinh hợp tác
với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm
vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các
nhóm làm việc.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận.
HS: Các nhóm trình bày, phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập.
Dự kiến sản phẩm:
II. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU TỪ
NĂM 40 ĐẾN THẾ KỶ IX
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40)
Nội dung Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40)
Nguyên nhân Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
Thi Sách bị giết.
Chống quân xâm lược Quân Hán
Thời gian, địa điểm Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Tại: Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội)
Kết quả Quân Hán bị đánh tan, Tô Định trốn về Nam Hải, cuộc
khởi nghĩa tháng lợi.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
GV: Tổ chức cho HS lên trình bày diễn biến trên lược đồ
HS: Trình bày.
HS: Khác theo dõi và nhận xét.
GV: Nhận xét đánh giá tổng quát.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
? Cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa HBT
(năm 40)?
- Nguyên nhân thắng lợi: Sự hưởng ứng của nhân dân cả nước.
- Ý nghĩa lịch sử: Báo hiệu các thế lực PKPB không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
H: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị: Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân.
+ Chính sách đô hộ của nhà Lương. So sánh chính sách đô hộ của nhà Lương với
các triều đại phong kiến trước để thấy được sự “siết chặt.”
+ Diễn biễn cuộc khởi nghĩa Lí Bí và những việc làm của Lý Bí sau khi giành
thắng lợi.
Trường: PTDTBT THCS xã Khoen On
Tổ: Khoa học xã hội
Họ và tên giáo viên:
LÒ VĂN LẾCH
TÊN BÀI DẠY:
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Môn học: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (5 tiết: 22)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ
năm 40 đến thế kỉ IX. (Khởi nghĩa Lí Bí)
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa
ra ý kiến thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc đấu tranh giành độc
lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy được chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất của nhân dân.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức
tự hào, tự tôn dân tộc.
- Chăm chỉ: Hs tự ý thức vươn lên trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. GV:
- Hình ảnh và lược đồ các cuộc khởi nghĩa.
- Những tư liệu lịch sử về các nhân vật lịch sử.
2. HS:
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU.
a, Mục tiêu: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
năm 40.
b, Nội dung: HS trả lời câu hỏi đã được chuẩn bị ở nhà.
c, Sản phẩm: Hoàn thành phần trả lời câu hỏi.
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện yêu cầu.
Dự kiến sản phẩm:
Nội dung Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40)
Nguyên nhân Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
Thi Sách bị giết.
Chống quân xâm lược Quân Hán
Thời gian, địa điểm Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Tại: Hát
Môn (Phúc Thọ, Hà Nội).
Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh
Cổ Loa, Luy Lâu.
Kết quả Quân Hán bị đánh tan, Tô Định trốn về Nam Hải, cuộc
khởi nghĩa tháng lợi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phản biện.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV vào bài mới: Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta
quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ, đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành khởi
nghĩa và giành được thắng lợi. Nước Vạn Xuân ra đời.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
a) Mục tiêu: Trình bày được những nét
chính về các cuộc khởi nghĩa Lý Bí,
ghi nhớ được nhân vật Lý Bí, hiểu
được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài
học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa
Lý Bí. Rèn luyện kỉ năng quan sát
tranh, sử dụng lược đồ
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có
của bản thân và nghiên cứu sách giáo
khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy
nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời
các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng thống
kê và trình bày diễn biến trên lược đồ
II. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU TỪ
NĂM 40 ĐẾN THẾ KỶ IX
2. Khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập
nước Vạn Xuân (542 - 602)
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS đọc mục 2 bài 21 trang 58 hoàn thành bảng sau vào vở:
Nội dung Khởi nghĩa Lý Bí
Nguyên nhân
Chống quân xâm lược
Thời gian, địa điểm
Diễn biến
Kết quả, ý nghĩa
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau
khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm trình bày, phản biện.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Dự kiến sản phẩm
Nội dung Khởi nghĩa Lý Bí
Nguyên nhân Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân
dân ta.
Chống quân xâm
lược
Nhà Lương
Thời gian, địa điểm Năm 542 – Thái Bình, Sơn tây
Diễn biến - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết
các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa
quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và
giành thắng lợi.
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam
Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân
Kết quả, ý nghĩa Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước
ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu
của nhân dân
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: Tổ chức cho HS lên trình bày diễn biến trên
lược đồ.
- HS trình bày
- Các HS khác theo dõi và nhận xét
- GV nhận xét đánh giá tổng quát
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
HS: Giải thích cách gọi tên nước: Vạn Xuân.
- Tên nước “Vạn Xuân” thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc,
của đất nước.
- Khẳng định ý chí độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên
vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
HS: Chuẩn bị bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX:
- Lập bảng thống kê (tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết
quả và ý nghĩa).
Trường: PTDTBT THCS xã Khoen On
Tổ: Khoa học xã hội
Họ và tên giáo viên:
LÒ VĂN LẾCH
TÊN BÀI DẠY:
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Môn học: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (5 tiết: 23)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ
năm 40 đến thế kỉ IX. (Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng)
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa
ra ý kiến thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của
nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc đấu tranh
giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thấy được chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_19_den_31_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf