I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được quá trình xây dựng thành Cổ Loa và giá trị của nó.
- Nhận biết và nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà.
Nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.
2. Kỹ năng
- Quan sát, miêu tả, nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử.
- Trình bày một vấn đề lịch sử qua sơ đồ (lược đồ).
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, cảnh giác với kẻ thù trong mọi tình huống.
- Biết trân trọng những thành quả ông cha ta đã để lại trong lịch sử.
- Biết ơn các vị anh hùng của dân tộc đã bảo về di sản văn hóa.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo; giao
tiếp và làm chủ ngôn ngữ
b) Năng lực đặc thù:
- NL tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến
thức Lịch sử vào cuộc sống.
- Mô tả thành Cổ Loa qua kênh hình SGK và giá trị của nó.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV, phiếu học tập.
- Ảnh đền thờ An Dương Vương tại thành cổ loa.
2. Học sinh:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về thành cổ loa và đền thờ An dương Vương
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2019
Ngày giảng: 05/11/2019 – 6A1
06/11/2019 – 6A5
Tiết 15 - Bài 15:
NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được quá trình xây dựng thành Cổ Loa và giá trị của nó.
- Nhận biết và nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà.
Nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.
2. Kỹ năng
- Quan sát, miêu tả, nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử.
- Trình bày một vấn đề lịch sử qua sơ đồ (lược đồ).
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, cảnh giác với kẻ thù trong mọi tình huống.
- Biết trân trọng những thành quả ông cha ta đã để lại trong lịch sử.
- Biết ơn các vị anh hùng của dân tộc đã bảo về di sản văn hóa.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo; giao
tiếp và làm chủ ngôn ngữ
b) Năng lực đặc thù:
- NL tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến
thức Lịch sử vào cuộc sống.
- Mô tả thành Cổ Loa qua kênh hình SGK và giá trị của nó.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV, phiếu học tập.
- Ảnh đền thờ An Dương Vương tại thành cổ loa.
2. Học sinh:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về thành cổ loa và đền thờ An dương Vương
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan...
2. Kỹ thuật:
- Động não, trình bày, công đoạn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
? Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
* GV đọc cho học sinh nghe đoạn thơ, và xem ảnh chụp đền thờ An dương
Dương
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
(Tâm sự – Tố Hữu)
? Các câu thơ trên gợi nhớ đến câu chuyện nào mà em biết? gợi cho em nhớ về
điều gì? Rút ra bài học gì?
- Các câu thơ trên gợi nhớ đến một câu chuyện tình yêu ngang trái đầy éo le
của nàng Mị Châu. Từ đó, nó đã gợi lại cho người ta nhớ về thời kì đầu dựng nước
của dân tộc ta gắn liền với vị vua An Dương Vương. Và rồi bất chợt, có dịp trở về
ghé thăm thành Cổ Loa – kinh đô của nước Âu Lạc xưa, ta lại càng thêm ngậm ngùi
và tiếc nuối quá khứ huy hoàng, tươi đẹp đó nay còn đâu?
Để hiểu rõ hơn về nội dung trên tiết hôm nay...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức , kỹ năng mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HS đọc mục 3
- HĐ cá nhân – KT động não
? Để tăng cường phòng thủ, bảo vệ thành
Cổ Loa, An Dương Vương đã làm gì?
? Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì?
- Gv mở rộng:
+ Cổ Loa còn có tên là Chạ Chủ và Khả Lũ
(Tk XIV). Tk XV mới lấy tên là Loa thành
và Cổ Loa.
- GV: Treo sơ đồ thành Cổ Loa phóng to
phóng to.
- HĐ cặp đôi (3p) thực hiện 2 câu hỏi sau
? Dựa vào hiểu biết của mình em hãy mô tả
thành Cổ Loa?
- Gv cung cấp thông tin:
+ Thành Nội hình chữ nhật, chu vi 1.650
m, cao 5m, mặt thành rộng 10-12m, có 1
của Nam vào thiết triều.
+ Thành Trung và thành Ngoại hình thù
không rõ ràng do nhân dân đắp thành...
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công
trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III- II TCN ở
nước Âu Lạc?
- Gv giảng: D/số Âu Lạc lúc đó khoảng 1
triệu người, đắp được 3 vòng thành Cổ Loa,
đó là 1 kì công của người Việt Cổ. Thành
vừa là kinh đô, vừa là công trình quân sự
lớn bảo vệ an ninh quốc gia.
- HĐ cá nhân – KT trình bày 1p
? Vì sao Cổ Loa được xem là một quân
thành?
- HS trả lời
3. Thành Cổ Loa:
- Xây dựng ở Phong Khê một khu
thành đất rộng nghìn trượng hình trôn
ốc gọi là Loa thành (thành Cổ Loa)
- Có 3 vòng khép kín, với chu vi
khoảng 16.000m.
- Các thành đều có hào bao quanh và
thông nhau.
- Bên trong thành Nội là nơi ở, làm
việc của An Dương Vương và các
Lạc hầu, Lạc tướng.
* Nhận xét:
- Là công trình lao động qui mô nhất
của Âu Lạc (cách đây 2000 năm).
- Biểu tượng rất đáng tự hào của nên
văn minh Việt Cổ.
- Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ
thuật xây thành của nhân dân ta.
- Vừa là kinh đô, vừa là thành quân
sự (quân thành)
- GV giải thích
+ Ở đây có một lực lượng quân đội lớn
gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các
vũ khí bằng đồng. Việc bố trí trong thành là
một căn cứ lợi hại, một vị trí phòng thủ
kiên cố, bảo vệ được sự tấn công từ bên
ngoài vào.
+ Thành Cổ Loa hiện nay vẫn còn dấu tích.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận cặp bàn (5') vấn
đề sau:
- Tích hợp: Quốc phòng an ninh
- BVMT: Biết sử dụng những điều kiện của
tự nhiên để xây dựng thành Cổ Loa.
GD ý thức bảo vệ di tích cho HS
? Nêu những điểm giống và khác nhau của
nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?
- HĐN đôi (2p)
- Các nhóm báo cáo...
- Gv nhận xét, kết luận:
* giống nhau: về tổ chức nhà nước...
* Khác:
- Nước Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung
du: Bạch Hạc (Phú Thọ).
- Nước Âu Lạc: Kinh đô ở đồng bằng: Cổ
Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành vừa là
kinh đô vừa là trung tâm chính trị, kinh tế,
quân sự... Vua An Dương Vương có quyền
lực cao hơn vua Hùng.
- HĐN 4 (3p) theo dãy bàn – KT công đoạn
* Dãy 1,2
? Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của
nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào?
? Triệu Đà đã dùng kế xảo quyệt gì để đánh
Âu Lạc?
? Theo em truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy
nói lên điều gì? (Sự mất cảnh giác của vua
An Dương Vương).
4. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ
- Năm 207 TCN Triệu Đà đem quân
đánh xuống Âu Lạc.
- Quân dân Âu Lạc chiến đấu dũng
cảm giữ vững nền độc lập.
- Triệu Đà vờ xin hòa và dùng mưu
kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN Triệu Đà sai quân
sang đánh nước ta, An Dương Vương
chủ quan không đề phòng, lại mất hết
tướng giỏi nên bị thất bại nhanh
chóng. Nước ta rơi vào ách thống trị
của nhà Triệu.
* Dãy 3
? Nguyên nhân thất bại của An Dương
Vương trong cuộc kháng chiến chống xâm
lược Triệu Đà?
* Dãy 4
? Theo em, sự thất bại của An Dương
Vương để lại cho đời sau bài học gì?
- Gv: Cho Hs quan sát H.42. Đền thờ An
Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội).
- HĐ cá nhân – KT trình bày 1p
? Vì sao nhân dân ta xây dựng đền thờ An
Dương Vương?
(tưởng nhớ công lao dựng nước của An
Dương Vương...)
* Nguyên nhân thất bại của Âu
Lạc: Do An Dương Vương chủ quan,
thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.
* Bài học:
- Phải tuyệt đối cảnh giác đối với kẻ
thù.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần,
phải dựa vào dân để đánh giặc và bảo
vệ đất nước.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào?
? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- HS trả lời các câu hỏi trên phiếu
Câu 1. Thành Cổ Loa còn có tên gọi là?
A. Loa thành. B. Hoàng thành.
C. Kinh thành. D. Long thành.
Câu 2. Sự thất bại của An Dương Vương dẫn tới hậu quả gì?
A. Đất nước ta lúc đó mất độc lập. B. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu.
C. Âu Lạc chịu sự đô hộ cuả nhà Tần. D. Nhân dân ta khổ cực.
Câu 3. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược
Triệu Đà là:
A. Phải có tinh thần đoàn kết. B. Phải có lòng yêu nước.
C. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù. D. Phải có vũ khí tốt.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III-
II TCN ở nước Âu Lạc?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Về nhà xem lại nội dung của bài.
- Học bài theo vở nghi, kết hợp SGK.
- Chuẩn bị
- Xem lại các bài đã học chương I và II giờ sau ôn tập
- Lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời
dựng nước Văn Lang - Âu lạc.
+ Đời sống tinh thần của người nguyên thủy? Giải thích việc chôn công cụ lao
động theo người chết
+ Hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang? Bài học rts ra sau thất bại của âu Lạc
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_15_nuoc_au_lac_tiep_theo_nam_hoc.pdf