Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Giá trị của thành Cổ Loa (kiến trúc, quân sự)

- Diễn biến chính, nguyên nhân thất bại, bài học giữ nước của nhà nước Âu

Lạc

2. Tư tưởng:

- Giao dục HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng,

tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống.

- Phải kiên quyết giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia.

3. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử.

- Kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực khoa học; phân tích vấn đề

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày soạn: 17/11/2019 Ngày giảng: 19/11/2019 (6A5) TIẾT 15 - BÀI 15 NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giá trị của thành Cổ Loa (kiến trúc, quân sự) - Diễn biến chính, nguyên nhân thất bại, bài học giữ nước của nhà nước Âu Lạc 2. Tư tưởng: - Giao dục HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống. - Phải kiên quyết giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia. 3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử. - Kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực khoa học; phân tích vấn đề. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, lược đồ kháng chiến và bộ máy nhà nước 2. HS: Hoàn thành 1 số phiếu bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trả lời 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ ? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Sau khi lên ngôi, Thục Phán đã làm gì? Gợi ý: - Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình. => Nhà nước mới ra đời - nước Âu Lạc. - Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh – Hà Nội). * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG H: Em hãy kể lại vắn tắt truyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ ? H: Em hiểu gì về nguyên nhân mất nước của vua An Dương Vương ở trong truyện? 2 -> Sau khi lên ngôi thành lập nước Âu Lạc, Nhà nước đã có những thay đổi về kinh tế, chính trị, quân sự như thế nào? Diễn biến chính, nguyên nhân thất bại, bài học giữ nước của nhà nước Âu Lạc? * HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi ? Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã làm gì? - HS quan sát hình 41/SGK - GV giới thiệu về thành Cổ Loa theo sơ đồ. ? Nơi ở và làm việc của An Dương Vương và các lạc hầu, lạc tướng ở vòng thành nào ? HĐ cặp đôi - 2P ? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III - II TCN ở Âu Lạc? ? Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành? (Ơ đây có một lực lượng quân đội lớn) đấu) - GV kết luận: Thành Cổ Loa là công trình đồ sộ, vững chắc, vừa là kinh đô, vừa công trình bảo vệ quốc gia, hiện nay vẫn còn dấu tích (đọc câu ca dao). Cổ Loa là biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một phút - GV cung cấp: Nhà Triệu thành lập đặt tên nước là Nam Việt, song chúng vẫn mang nặng tư tưởng bành trướng và quyết tâm xâm lược Âu Lạc. - GV trình bày trận đánh trên lược đồ ? Triệu Đà đem quân xâm nước Âu Lạc vào thời điểm nào ? 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng. - Thành Cổ Loa: + Có ba vòng khép kín. + Tổng chiều dài khoảng 16000 m + Cao khoảng 5 đến 10 m. + Bề mặt thành rộng khoảng 10 m. + Chân thành rộng khoảng 10 đến 20 m. + Có hào bao quanh và thông nhau. -> Thành Cổ Loa là một công trình độc đáo, thể hiện sự sáng tạo của người Âu Lạc. - Lực lượng quốc phòng: + Gồm bộ binh và thủy binh. + Được trang bị vũ khí (giáo, rìu, dao găm và nỏ) 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? - Năm 207 TCN, Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, đem quân đánh Âu Lạc. 3 HĐ cặp đôi – 2P ? Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc? ? Truyện “Mị Châu-Trọng Thuỷ”, nói lên điều gì? TL nhóm 5 (3 phút) ? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? - HS thảo luận, báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. - GV kết luân chung: Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, ta đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo điều kiện cho sự thành lập của nước Âu Lạc, đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ - công trình vững chắc, vừa là kinh đô, vừa công trình bảo vệ quốc gia. Do mắc mưu kẻ thù, đất nước rơi vào thời kỳ đen tối hơn 1000 năm Bắc thuộc - Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm đánh bại quân Triệu. - Nguyên nhân thất bại: + Do chủ quan nên mắc mưu kẻ thù. + Nội bộ chia rẽ, nhân dân không ủng hộ. -> Năm 179 TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà. - Bài học lịch sử: + Phải luôn cảnh giác trước kẻ thù. + Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Gv sử dụng kỹ thuật trả lời 1 phút: + Mô tả về thành Cổ Loa. + Nguyên nhân thất bại, bài học lịch sử sau sự thất bại của An Dương Vương. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Nêu nhận xét của em về sự ra đời của nước Âu Lạc? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tiếp tục sưu tầm các câu truyện liên quan đến nước Âu Lạc V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ theo các câu hỏi SGK/46. - Gv phát các phiếu bài tập phần kiến thức: Các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây ______________________________________

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_15_nuoc_au_lac_tiep_theo_nam_hoc.pdf