Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14+15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, nhận

biết được tinh thần anh dũng bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ

tổ quốc ngay từ thời dựng nước

- Trình bày hoàn cảnh ra đời tổ chức nhà nước Âu Lạc, tiến bộ trong sản xuất,

đời sống xã hội.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.

3. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét. Bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,

năng lực hợp tác, giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Lược đồ hành chính Việt Nam.

2. Học sinh: SGK, đọc nghiên cứu bài trả lời câu hỏi ở cuối mục.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.

2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14+15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/11/2019 ( Lớp 6A) TIẾT 14 - BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, nhận biết được tinh thần anh dũng bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ngay từ thời dựng nước - Trình bày hoàn cảnh ra đời tổ chức nhà nước Âu Lạc, tiến bộ trong sản xuất, đời sống xã hội. 2. Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù. 3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét. Bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp... b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ hành chính Việt Nam. 2. Học sinh: SGK, đọc nghiên cứu bài trả lời câu hỏi ở cuối mục. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra 10p * Đề bài: Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? * Đáp án, biểu điểm: - Đời sống vật chất: + Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá... (1,5 điểm) + Ở: nhà sàn ven đồi, vùng đất cao ven sông, biển... (1,0 điểm) + Đi lại: chủ yếu bằng thuyền (1,0 điểm) + Mặc: nam đóng khố, nữ mặc váy, yếm, ngày lễ đeo đồ trang sức... (1,5 điểm) - Đời sống tinh thần: + Xã hội: chia thành nhiều tầng lớp: người quyền quý, dân tự do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc. (1,5 điểm) + Thường tổ chức lễ hội, vui chơi. (1,0 điểm) + Họ còn có một số phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy... (1,5 điểm) + Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng tự nhiên, tục chôn người chết. (1,0 điểm) 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Thế kỷ thứ IV - TK III TCN cư dân Văn Lang sống bình yên nhưng Trung Quốc lại là nước thời kỳ loạn lạc. Sau đó Nhà Tần thống nhất 6 nước năm 221 TCN và bành trướng xuống phía nam. Nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến -> nhà nước Âu Lạc ra đời. Vậy quá trình hình thành nhà nước Âu Lạc diễn ra như thế nào... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm... - HS: Đọc mục 1 trang 41 SGK - HĐ cá nhân - báo cáo ? Tình hình nước Văn Lang cuối TK III TCN ntn? - Đời Hùng Vương 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước... GV: Phân tích quá trình xâm lược của quân Tần: chúng chiếm vùng Bắc Văn Lang địa bàn cứ trú của người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Hai bộ lạc này có quan hệ gần gũi lâu đời với nhau. ? Khi quần Tần xâm lược lãnh thổ người Lạc Việt và người Tây Âu đã đánh giặc như thế nào? ? Tại sao họ không đầu hàng? - Họ không đầu hàng do ý quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. ? Em suy nghĩ về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt? -> Kiên cường bảo vệ lãnh thổ. - Thảo luận cặp đôi -2p ? Vì sao cuộc k/ chiến giành thắng lợi? - Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của ND Tây Âu - Lạc Việt. - Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán (gv giới thiệu về Thục Phán) - Lối đánh du kích lâu dài. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm... - HS: đọc đoạn đầu SGK- HĐ cá nhân ? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? GV: Giải thích tên nước Âu Lạc là sự ghép nối tên 2 cư dân Tây Âu và Lạc Việt mà thành Do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Tần. 2 bộ lạc này hợp nhất để bảo vệ lãnh thổ. - HĐ nhóm đôi - 2p ? Vì sao An Dương Vương lập kinh đô 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào? - Năm 218, nhà Tần xâm lược nước ta. - Sau 4 năm, quân Tần tiến vào vùng Bắc Văn Lang. - Cuộc kháng chiến bùng nổ: + Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu và Lạc Việt không đầu hàng: ngày ở trong rừng đêm đến ra đánh quân Tần. - Họ tôn người kiệt tuấn là Thục Phán lên làm tướng. - Kết quả: Sau 6 năm người Việt đã đại phá quân Tần, giết được hiệu uý Đồ Thư, quân Tần chạy về nước. => Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. 2. Nước Âu Lạc. - Hoàn cảnh: + Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi. + Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành 1 nước mới, đặt tên nước là Âu Lạc. - Đóng đô ở Phong Khê (vùng Cổ Loa, ở Phong Khê? - Đây là vùng đất có vị trí trung tâm đất nước, dân cư đông đúc, gần các con sông lớn thuận tiện cho việc đi lại. GV: Cho HS đọc và biết thêm về bộ máy nhà nước Âu Lạc. (Không dạy) - Bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì thay đổi so với bộ máy nhà nước Văn Lang. Tuy nhiên quyền hành của Nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. - HS: Quan sát H.39, 40 ? Em thấy lưỡi cày đồng có hình dáng như thế nào? Với hình dáng như vậy lưỡi cày có tác dụng gì? - Lưỡi cày có hình trái tim, không chỉ để cày có thể sử dụng như chiếc lưỡi cuốc, lưỡi xẻng. GV: Kết luận Đông Anh, Hà Nội). - Trong nông nghiệp: + Lưỡi cày được dùng phổ biến, lúa, gạo, khoai, nhiều hơn. + Chăn nuôi, đánh cá phát triển... - Thủ công nghiệp: có nhiều tiến bộ đồ gốm, dệt, trang sức + Luyện kim phát triển. + Giáo, mác, mũi tên, rìu đồng, cuốc sắt được sản xuất. - Xã hội: + Phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp xuất hiện. Hoạt động 3: Luyện tập - Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diến ra như thế nào? - Nhà nước Âu Lạc thành lập trong hoàn cảnh nào? Hoạt động 4: Vận dụng ? Vì sao có sự phân hóa kẻ giàu người nghèo? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV kể chuyện Thục Phán An Dương Vương. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học vở ghi và theo câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài mới: Nước Âu Lạc (tiếp theo) Tìm hiểu sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa. Giá trị của thành Cổ Loa (kiến trúc, quân sự) Diễn biến chính, nguyên nhân thất bại, bài học giữ nước của Âu Lạc. Bổ sung kiến thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Ngày giảng: 22/11/2019 (Lớp 6B) TIẾT 15 - BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giá trị của thành Cổ Loa (kiến trúc, quân sự) - Diễn biến chính, nguyên nhân thất bại, bài học giữ nước của nhà nước Âu Lạc. 2. Tư tưởng: - Giáo dục HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống. - Phải kiên quyết giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia. 3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử. - Kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá, liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Kênh hình trong SGK 2. Học sinh: SGK, đọc nghiên cứu trước bài mới, quan sát kênh hình trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Sau khi lên ngôi, Thục Phán đã làm gì? - Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình. -> Nhà nước mới ra đời - nước Âu Lạc. - Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội). 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Sau khi lên ngôi thành lập nước Âu Lạc, Nhà nước đã có những thay đổi về kinh tế, chính trị, quân sự như thế nào? Diễn biến chính, nguyên nhân thất bại, bài học giữ nước của nhà nước Âu Lạc... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm... - HS đọc mục 4/SGK ? Sau khi lên ngôi chọn Phong Khê để đóng đô An Dương Vương đã làm gì? ? Thành Cô Loa xây dựng ở địa điểm nào? xác định ví trí trên lược đồ? - HS thảo luận cặp đôi - 3p ? Dựa vào sơ đồ thành Cổ Loa kết hợp SGK, em hãy mô tả cấu trúc thành Cổ Loa? 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng. - ADV cho xây dựng thành Cổ Loa (Loa Thành) - Cấu trúc: + Có ba vòng khép kín: Thành nội, thành trung, thành ngoại. - Sau khi HS trao đổi, GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên chỉ một vòng thành. - GV: mô tả lại - GV: chốt kiến thức ? Em có nhận xét gì về công trình thành Cổ Loa? - GVGT: Đây là khu thành được xây dựng với vật liệu chủ yếu bằng đất cách đây hơn 2000 năm thời tiết nước ta rất khắc nghiệt lại nắng mưa nhiều nay vẫn còn dấu tích. - Lúc đó dân số chỉ khoảng 1 triệu người, việc đắp được 3 vòng thành Cổ Loa cách đây 2000 năm thể hiện tài năng sự sáng tạo trong kỹ thuật xây thành của ND ta. - Thành là công trình xây dựng quy mô nhất của nước Âu Lạc, thể hiện sức mạnh tiềm lực to lớn của nhà nước ÂL. - HS thảo luận cặp đôi - 2p ? Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành? - GV (giải thích) Quân thành là khu thành quân sự phục vụ chiến đấu. GV: Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ là kinh đô, trung tâm kinh tế “Tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ" => Thành Cổ Loa (kiến trúc, quân sự) Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm... - GV giảng: Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà lợi dụng tình hình đó, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây lập ra nước Nam Việt và có âm mưu bành trướng xuống phía nam. ? Vì sao ND Âu Lạc đã nhiều lần đánh bại được cuộc tấn công của quân Triệu? (Quân tướng giỏi, thành lũy kiên cố, có vũ khí tốt đặc biệt là nỏ Liên châu bắn 1 lần nhiều mũi tên được coi là nỏ thần, nên đều đánh bại được Triệu Đà) + Thành có hào bao quanh và thông nhau. + Bên trong thành nội là nơi làm việc của ADV, lạc hầu, lạc tướng. => Là một công trình độc đáo, sáng tạo, đáng tự hào của người Âu Lạc. - Cổ Loa là 1 quân thành. 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? - Năm 207 TCN, Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, xâm lược Âu Lạc. - Quân dân Âu Lạc đánh bại quân Triệu. - GV: TĐ biết không thể đánh bại quân ta bằng vũ lực, nên bèn vờ xin hòa dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. Khi ÂL suy yếu TĐ sang xâm lược. - HS-GV kể chuyện “Mỵ Châu Trọng Thủy” ? Theo em chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy nói lên điều gì? - Sau nhiều lần đánh không được nước ta. Triệu Đà đã dùng mưu kế giả vờ xin hòa và tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta. - TL nhóm 4 - 3 p ? Nguyên nhân thất bại? ? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? - HS thảo luận, báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. - GV: Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, ta đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo điều kiện cho sự thành lập của nước Âu Lạc, đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ - công trình vững chắc, vừa là kinh đô, vừa công trình bảo vệ quốc gia. - Do chủ quan An Dương Vương mắc mưu kẻ thù. -> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà. - Nguyên nhân thất bại: + Do chủ quan nên mắc mưu kẻ thù. + Nội bộ chia rẽ, ND không ủng hộ. - Bài học lịch sử: + Phải luôn cảnh giác trước kẻ thù. + Phải tin tưởng trung thần. + Tin tưởng vào dân dựa vào dân để đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Hoạt động 3: Luyện tập Mô tả về thành Cổ Loa theo kênh hình SGK. Hoạt động 4: Vận dụng Nguyên nhân thất bại, bài học lịch sử sau sự thất bại của An Dương Vương. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - ADV vừa có công vừa có tội. Do mắc mưu kẻ thù, nên để cơ đồ đắm biển sâu đất nước rơi vào thời kỳ đen tối hơn 1000 năm dưới ách thống trị của phong kiến phương bắc sử cũ gọi là thời Bắc thuộc. - Tiếp tục sưu tầm các câu truyện liên quan thời Âu Lạc. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ theo vở ghi và các câu hỏi SGK/46 - Ôn tập các kiến thức đã học trong phần chương I và chương II - trả lời các câu hỏi ôn tập chương. Bổ sung kiến thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1415_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan