Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14: Nước Âu Lạc - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.

- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc.

- Biết được lí do Thục Phán chọn Phong Khê làm nơi đóng đô.

- So sánh được nông nghiệp và thủ công nghiệp của nhà nước Văn Lang để làm rõ

sự phát triển của đất nước Âu Lạc.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu mến quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng

luôn nhớ về cội nguồn.

3. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,

năng lực hợp tác, giao tiếp

- Năng lực đặc thù: nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên hệ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước.

2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp: vấn đáp, hoạt động cá nhân, cặp đôi, thuyết trình

2.Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14: Nước Âu Lạc - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/11 Ngày giảng: 13/11 6A6 TIẾT 14 – BÀI 14 NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần. - Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc. - Biết được lí do Thục Phán chọn Phong Khê làm nơi đóng đô. - So sánh được nông nghiệp và thủ công nghiệp của nhà nước Văn Lang để làm rõ sự phát triển của đất nước Âu Lạc. 2. Tư tưởng: - Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu mến quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn. 3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử. 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, giao tiếp - Năng lực đặc thù: nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên hệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp: vấn đáp, hoạt động cá nhân, cặp đôi, thuyết trình 2.Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ ? Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang được thể hiện như thế nào ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 : khởi động Gv đố vui: sự tích cây nỏ thần gắn liền với nhân vật lịch sử nào? Gv dẫn dắt vào bài: Nhà nước Văn Lang thế kỷ III TCN, nhân dân không còn cuộc sống yên bình như trước. Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam -> nhà nước mới ra đời như thế nào. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm GV giới thiêu: Năm 221, nước Tần thành lập và dùng sức mạnh quân sự mạnh đánh Trung Nguyên và tiếp tục bành trướng xuống phía Nam. Hoạt động cá nhân ? Vì sao cuối thế kỷ III TCN, quân Tần 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân: - Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất xâm lược nước ta ? Gv sử dụng lược đồ: Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần - GV: Ở phía Bắc Văn Lang tức là phía Nam – Trung Quốc vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay. Sau khi chiếm được các nước ở Hoa Nam, quân Tần đánh vào Văn Lang. ? Người Tây Âu và người Lạc Việt có quan hệ với nhau như thế nào? (quan hệ gần gũi, anh em từ lâu đời). ? Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đã gặp những khó khăn gì ? ? Để tiếp tục chiến đấu, họ đã làm gì? Bầu ai chỉ huy? ? Thục Phán là người như thế nào? (tuấn kiệt, tài giỏi, thủ lĩnh của người Lạc Việt). ? Cách đánh của người Tây Âu và người Lạc Việt? ? Thế và lực của giặc trước và sau khi đánh như thế nào? - Trước: Hung hăng. - Sau: Hoang mang, hoảng sợ. ? Kết quả cuộc kháng chiến? HĐ cặp đôi 1phút ? Tại sao giặc lại thất bại? - Nhân dân đoàn kết, tinh thần anh dũng, cách đánh sáng tạo. - Quân Tần mất hết ý chí. - GV: Cuộc chiến đấu 6 năm cuối cùng giành thắng lợi. Vậy tình hình nước Văn Lang có gì thay đối sau kháng chiến chống quân Tần kết thúc? HĐ cá nhân ? Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần ai là người có công nhất? (Thục Phán) ? Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, Thục Phán đã làm gì? ? Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc? ổn định. - Nhà Tần mở rộng lãnh thổ. * Diễn biến: - Năm 218 TCN, quân Tần tiến đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. - Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo xuống đánh vùng Bắc Văn Lang. - Thủ lĩnh người Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và người Lạc Việt vẫn tiếp tục kháng chiến. - Họ bầu Thục Phán làm thủ lĩnh chỉ huy cuộc kháng chiến. - Kết quả: Người Việt đánh tan quân Tần. 2. Nước Âu Lạc ra đời. - Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình. => thành lập nước Âu Lạc (Nước Âu Lạc là hợp nhất của hai chữ Tây Âu và Lạc Việt mà thành) ? Sau khi lên ngôi, Thục Phán đã làm gì Hs chú ý sgk ? Vì sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê? (Là vùng đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng lại có sông Hoàng chảy qua, giao thông thuận tiện. ? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến trước khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỷ? Chỉ ra những thay đổi đó? - HS quan sát hình 39, 40 – SGK/42 với hình 31, 33 bài 11. ? Nhận xét về sản xuất nông nhiệp và thủ công nghiệp - GV: Hình 39, 40 tiến bộ hơn, kỹ thuật cao hơn. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? - Nguyên nhân: + Kinh nghiệm sản xuất nhiều năm + Nhu cầu xây dựng dinh thự; quân đội hùng mạnh. => Đó là tinh thần vươn lên và thành quả của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo về tổ quốc. ? Khi sản phẩm tăng, của cải dư thừa nhiều, xã hội xuất hiện hiện tượng gì? - GV kết luận chung: Nước Âu Lạc ra đời là bước tiếp nối của nước Văn Lang, chưa được xem là một thời kì lịch sử mới trong lịch sử nước ta. Tổ chức xã hội chưa có gì mới nhưng có những thay đổi trong sản xuất và quan hệ xã hội. Gv vận dụng kĩ thuật trình bày 1 phút ? Qua bài này các em còn vướng mắc chỗ nào còn giải đáp Hs đưa ra câu hỏi Gv giải đáp - Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh – Hà Nội). 3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi? - Thời gian: Hơn 4 thế kỷ. - Kinh tế: Nông nghiệp, đặc biệt thủ công nghiệp phát triển hơn trước. - Kỹ thuật cao hơn. - Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo. => Mâu thuẫn giai cấp xuất hiện. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Em hãy vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Em hãy cho biết điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương là gì? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Em hãy tưởng tượng sau đó vẽ chân dung người chỉ huy Thục Phán V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ- theo các câu hỏi SGK/43 - Chuẩn bị bài tiếp: Nước Âu Lạc (tiếp), đọc và trả lời các câu hỏi sau: 1) Miêu tả di tích thành Cổ Loa 2) Đọc câu truyện “Mị Châu, Trọng Thủy”

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_14_nuoc_au_lac_truong_thcs_muong.pdf
Giáo án liên quan