I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vai trò của nông nghiệp và sự phát triển của nghề thủ công.
- Sự phát triển của nghề luyên kim – trình độ đúc đồng.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên
hệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh (lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài
- Sưu tầm truyện như: Sự tích trầu cau.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
2. Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, điền phiếu học tập
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 13+14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2019
Ngày giảng: 02/11 ( 6AB)
TIẾT 13 – BÀI 13
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vai trò của nông nghiệp và sự phát triển của nghề thủ công.
- Sự phát triển của nghề luyên kim – trình độ đúc đồng.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên
hệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh (lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài
- Sưu tầm truyện như: Sự tích trầu cau...
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
2. Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, điền phiếu học tập
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra 15 phút : ? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ?
Đáp án
* Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Văn Lang: Vẽ chính xác được 10 điểm
Hùng Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1 : khởi động
Gv cho hs kể câu chuyện “Sự tích trầu cau” hoặc chuyện “ bánh trưng, bánh giầy”
Sau đó gv dẫn dắt vào bài
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động cá nhân
- HS quan sát hình 33 bài 11.
? Cư dân Văn Lang đã xới đất để gieo trồng
bằng công cụ gì ?
HĐ nhóm đôi 2’/1 câu hỏi
? Hãy so sánh công cụ đồng với giai đoạn
trước đó ?
- Công cụ tiến bộ hơn
? Cùng với việc dùng cày, cư dân Văn Lang
đã sử dụng sức kéo như thế nào?
- GV liên hệ: Ngày nay, cây lúa vẫn là cây
lương thực chính của nước ta.
HĐ cá nhân 2 phút
- HS quan sát H 36, 37, 38.
? Qua các hình trên, em nhận thấy nghề
nào phát triển thời bấy giờ ?
- GV giải thích: Trống đồng, thạp đồng là
vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, kỹ
thuật luyện đồng đạt trình độ điêu luyện, nó
là hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài
năng và thẩm mĩ của người thợ thủ công
lúc bấy giờ.
? Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở
nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước
ngoài đã thể hiện điều gì?
(Chứng tỏ đây là thời kỳ đồ đồng và nghề
luyện kim rất phát triển, cuộc sống no đủ
ổn định)
HĐ nhóm 5-4p ( điền phiếu học tập)
? Vì sao họ lại ở nhà sàn?
(Tránh ẩm thấp, thú dữ)
? Tại sao đi lại của cư dân Văn Lang chủ
yếu bằng thuyền ?
1. Nông nghiệp và các nghề thủ
công.
* Nông nghiệp:
- Công cụ xới đất: lưỡi cày đồng.
- Sử dụng sức kéo bằng trâu, bò
->Văn Lang là một nước nông
nghiệp
+ Trồng trọt: Lúa là cây lương thực
chính, ngoài ra còn trồng khoai,
đậu, bí và cây ăn quả.
+ Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gà,
chăn tằm.
* Thủ công nghiệp:
- Nghề gốm, nghề dệt vải lụa, xây
nhà, đóng thuyền được chuyên
môn hoá.
- Trong đó, nghề luyện kim được
chuyên môn hoá cao.
2. Đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân Văn Lang.
a. Đời sống vật chất
- Ở: nhà sàn ven đồi, vùng đất cao
ven sông.
- Ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà,
thịt, cá....
(Ven sông, lầy lội).
- HS quan sát hình trang trí mặt trống và
nhận xét.
(Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ổn
định, cuộc sống phong phú đa dạng)
Gv liên hệ ngày nay về đời sống vật chất
giống và khác thời trước như thế nào
Hs chú ý sgk trang 40
? Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế
nào?
- HS quan sát H 38
? Ngoài những ngày mệt nhọc, cư dân Văn
Lang có những sinh hoạt chung gì?
? Các truyện “Trầu cau, bánh trưng bánh
giầy”, cho ta biết thời Văn Lang đã có
những tập tục gì ?
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của phong tục tập
quán, lễ hội: Đây là nét đẹp trong đời sống
văn hoá, giúp cho đời sống tinh thần thêm
phong phú, cuộc sống vui vẻ.
? Ngày tết, người Văn Lang làm bánh
trưng, bánh giầy, ở giữa có hình ngôi sao,
điều ấy có ý nghĩa gì ?
? Các ngày lễ hội, các tục lệ, tín ngưỡng có
ý nghĩa gì?
- GV kết luận: Điểm mới trong đời sống
tinh thần của cư dân Văn Lang là tổ chức lễ
hội, vui chơi, đua thuyền, tập tục ăn trầu,
gói bánh trưng ngày tết, thờ cúng tổ tiên đất
trời, có khiếu thẩm mĩ cao.
- GV củng cố toàn bài: Nhà nước Văn Lang
ra đời, đời sống vật chất và tinh thần ngày
càng phát triển, đăc biệt là sự phát triển về
nông nghiệp, thủ công nghiệp, nơi ăn chốn
ở và tập tục lễ hội của cư dân Văn Lang.
Đó là cơ sở tồn tại của quốc gia này.
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền.
- Mặc: nam đóng khố, nữ mặc váy
b. Đời sống tinh thần
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp
khác nhau: người quyền quý, dân
tự do, nô tỳ
- Tổ chức lễ hội, vui chơi nhảy
múa, đua thuyền.
- Có phong tục ăn trầu, nhuộm
răng, làm bánh, xăm mình.
- Tín ngưỡng: Thờ cúng các lực
lượng siêu nhiên, thờ cúng tổ tiên.
=> Đời sống vật chất và tinh thần
hoà quyện vào nhau tạo nên tình
cảm cộng đồng trong con người
Văn lang.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ?
- Nêu tình cảm cộng đồng ngày nay?
(Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách).
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Em hãy cho biết ngày nay tại địa phương nơi em sinh sống còn lưu giữ những
phong tục tập quán nào?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tiếp tục sưu tầm các câu truyện liên quan đến thời Hùng Vương
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 14 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc truyện “Mị Châu Trọng Thuỷ”.
Soạn và trả lời các câu hỏi sau :
- Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc.
- Biết được lí do Thục Phán chọn Phong Khê làm nơi đóng đô.
- So sánh được nông nghiệp và thủ công nghiệp của nhà nước Văn Lang để
làm rõ sự phát triển của đất nước Âu Lạc.
-----------------------
Ngày soạn: 8/11/2019
Ngày giảng: 9/11 (6AB)
TIẾT 14 – BÀI 14
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
- Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc.
- Biết được lí do Thục Phán chọn Phong Khê làm nơi đóng đô.
- So sánh được nông nghiệp và thủ công nghiệp của nhà nước Văn Lang để làm rõ
sự phát triển của đất nước Âu Lạc.
2. Tư tưởng :
- Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu mến quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng
luôn nhớ về cội nguồn.
3. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh giá,liên
hệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước Âu Lạc
2. Học sinh:
- Đọc trước bài
- Sưu tầm truyện như: Mị Châu- Trọng Thuỷ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
3.Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
4.Kĩ thuật: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, điền phiếu học tập
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra : Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?
- Đây là nhà nước đầu tiên của nước ta.
- Có đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương.
- Tổ chức còn đơn giản, chưa có Luật pháp, quân đội.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1 : khởi động
Nhà nước Văn Lang thế kỷ III TCN, nhân dân không còn cuộc sống yên
bình như trước. Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở
phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam -> nhà nước mới ra đời như
thế nào.
Sau đó gv dẫn dắt vào bài
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- GV giới thiêu : Năm 221, nước Tần
thành lập và dùng sức mạnh quân sự
mạnh đánh Trung Nguyên và tiếp tục
bành trướng xuống phía Nam.
HĐ nhóm đôi 2 phút
? Vì sao cuối thế kỷ III TCN, quân Tần
xâm lược nước ta ?
HĐ cá nhân
? Trình bày được diễn biến cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Tần ?
- GV : Ở phía Bắc Văn Lang tức là phía
Nam – Trung Quốc vùng Quảng Đông,
Quảng Tây hiện nay. Sau khi chiếm
được các nước ở Hoa Nam, quân Tần
đánh vào Văn Lang.
? Người Tây Âu và người Lạc Việt có
quan hệ với nhau như thế nào ? (quan hệ
gần gũi, anh em từ lâu đời).
? Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến
chống xâm lược Tần, nhân dân Tây Âu
và Lạc Việt đã gặp những khó khăn gì ?
? Để tiếp tục chiến đấu, họ đã làm gì ?
Bầu ai chỉ huy ?
? Thục Phán là người như thế nào ?
(tuấn kiệt, tài giỏi, thủ lĩnh của người
Lạc Việt).
HĐ nhóm bốn 3’/2 câu hỏi
? Cách đánh của người Tây Âu và người
Lạc Việt ?
? Thế và lực của giặc trước và sau khi
đánh như thế nào ?
- Trước: Hung hăng.
- Sau: Hoang mang, hoảng sợ.
? Kết quả cuộc kháng chiến?
? Tại sao giặc lại thất bại?
- Nhân dân đoàn kết, tinh thần anh dũng,
cách đánh sáng tạo.
- Quân Tần mất hết ý chí.
- GV: Cuộc chiến đấu 6 năm cuối cùng
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Tần diễn ra như thế nào?
* Nguyên nhân:
- Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn
định.
- Nhà Tần mở rộng lãnh thổ.
* Diễn biến:
- Năm 218 TCN, quân Tần tiến đánh
xuống phương Nam để mở rộng vờ cõi.
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo
xuống đánh vùng Bắc Văn Lang.
- Thủ lĩnh người Tây Âu bị giết nhưng
người Tây Âu và người Lạc Việt vẫn
tiếp tục kháng chiến.
- Ban ngày thì im hơi lặng tiếng, đến
đêm thì bất thần sông ra đánh địch, làm
cho quân địch tiến không được thoát
không xong.
- Họ bầu Thục Phán làm thủ lĩnh chỉ huy
cuộc kháng chiến.
* Kết quả: Người Việt đánh tan quân
Tần.
giành thắng lợi. Vậy tình hình nước Văn
Lang có gì thay đối sau kháng chiến
chống quân Tần kết thúc?
? Trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tần ai là người có công nhất?
(Thục Phán)
? Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, Thục
Phán đã làm gì?
? Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu
Lạc?
(Nước Âu Lạc là hợp nhất của hai chữ
Tây Âu và Lạc Việt mà thành)
- GV: Đây là điều tất yếu vì Nhà nước
không còn chăm lo tới đời sống của
nhân dân, không lo tổ chức kháng chiến
chống giặc ngoại xâm.
HĐ nhóm đôi 3 phút/2 câu hỏi
? Sau khi lên ngôi, Thục Phán đã làm gì
? Vì sao An Dương Vương lại đóng đô ở
Phong Khê?
(Là vùng đông dân, nằm ở trung tâm đất
nước, vừa gần sông Hồng lại có sông
Hoàng chảy qua, giao thông thuận tiện.
? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến
trước khi nước Âu Lạc ra đời trải qua
bao nhiêu thế kỷ? Chỉ ra những thay đổi
đó?
HĐ cá nhân 2 phút
- HS quan sát hình 39, 40 – SGK/42 với
hình 31, 33 bài 11.
? Nhận xét về sản xuất nông nhiệp và
thủ công nghiệp
- GV: Hình 39, 40 tiến bộ hơn, kỹ thuật
cao hơn.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi
đó?
* Nước Âu Lạc ra đời.
- Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua
Hùng nhường ngôi cho mình.
=> Nhà nước mới ra đời – nước Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương
Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, tổ chức
lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (Cổ
Loa – Đông Anh – Hà Nội).
3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay
đổi?
- Thời gian: Hơn 4 thế kỷ.
- Kinh tế: Nông nghiệp, đặc biệt thủ
công nghiệp phát triển hơn trước.
- Kỹ thuật cao hơn.
- Nguyên nhân:
+ Kinh nghiệm sản xuất nhiều năm
+ Nhu cầu xây dựng dinh thự; quân đội
hùng mạnh.
=> Đó là tinh thần vươn lên và thành
quả của cuộc kháng chiến chống ngoại
? Khi sản phẩm tăng, của cải dư thừa
nhiều, xã hội xuất hiện hiện tượng gì?
- GV kết luận chung: Nước Âu Lạc ra
đời là bước tiếp nối của nước Văn Lang,
chưa được xem là một thời kì lịch sử
mới trong lịch sử nước ta. Tổ chức xã
hội chưa có gì mới nhưng có những thay
đổi trong sản xuất và quan hệ xã hội.
Gv vận dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
? Qua bài này các em còn vướng mắc
chỗ nào còn giải đáp
Hs đưa ra câu hỏi
Gv giải đáp
xâm, bảo về tổ quốc.
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
=> Mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Đất nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào và có gì thay đổi so với nhà nước
Văn Lang?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Nêu nhận xét của em về sự ra đời của nước Âu Lạc?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tiếp tục sưu tầm các câu truyện liên quan đến nước Âu Lạc
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài tiếp theo( bài 15) và trả lời câu hỏi
- Cấu tạo của thành Cổ Loa?
- Em rút ra bài học gì từ sự thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Quân
Tần?
---------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_1314_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf