I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS hiểu thời Văn Lang người dân VN đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc
sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
2. Tư tưởng
GD lòng yêu nước và ý thức về văn hoá DT.
3. Kỹ năng
Đánh giá, nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần; Rèn kỹ năng liên hệ thực tế
khách quan.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh
ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nội dung liên quan đến Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa
văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
2. Học sinh: sưu tầm truyện Hùng Vương, Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng,
hoa văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 13: Đời sống vật chất và tinh thần cư dân Văn Lang - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày soạn: 02/11/2019
Ngày giảng: 04/11/2019
Tiết 13 - Bài 13
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CƯ DÂN VĂN LANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS hiểu thời Văn Lang người dân VN đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc
sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
2. Tư tưởng
GD lòng yêu nước và ý thức về văn hoá DT.
3. Kỹ năng
Đánh giá, nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần; Rèn kỹ năng liên hệ thực tế
khách quan.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh
ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nội dung liên quan đến Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa
văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
2. Học sinh: sưu tầm truyện Hùng Vương, Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng,
hoa văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Bước phát triển mới của đời sống vật chất và tinh thần cư
dân Văn Lang?
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động
Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội p.triển, trên
1 địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Để tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc. Chúng ta
tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Phương pháp, kĩ
thuật
Nội dung kiến thức
- GV: Văn Lang là 1 nước nông
nghiệp, vì người dân lạc việt lúc
- GV thuyết trình
1. Nông nghiệp và các
nghề thủ công
* Nông nghiệp:
- Văn Lang là một nước
2
bấy giờ đã biết trồng lúa nước và
lúa nương, tuỳ theo điều kiện
sống của họ.
- GV: hướng dẫn HS quan sát
công cụ lao động ở H33-H34,
Bài 11 SGK/34, cho HS xem
công cụ phục chế: Lưỡi cày
đồng, lưỡi liềm đồng
- TL: So sánh với công cụ sản
xuất ở thời Hoà Bình-Bắc Sơn?
- Trả lời: Như vậy ở thời Hoà
Bình –Bắc Sơn công cụ xới đất
để trồng trọt là lưỡi cuốc
đá.Chính vì thế mà năng suất lao
động chưa cao.Đến thời Văn
Lang con người đã biết dùng
lưỡi cày bằng đồng để xới
đất,chính vì thế mà năng suất lao
động cao hơn và đây cũng là 1
bước tiến dài trong quá trình lao
động sản xuất của cư dân Văn
Lang.
- H: + Ngoài trồng lúa nước,
trong nông nghiệp, cư dân Văn
Lang đã biết làm những nghề gì?
+ Họ biết trồng những loại
cây gì và chăn nuôi những động
vật nào?
- GV: Với công cụ bằng đồng ,
nghề nông trồng lúa ở Văn Lang
đã có những bước tiến mới. Họ
biết trồng trọt – chăn nuôi trâu
bò để cày, bừa, kéovà cây lúa
đã trở thành cây lương thực
chính, từ đây cuộc sống của họ
rất ổn định và tạo điều kiện cho
các nghề thủ công phát triển.
- GV cho HS quan sát: hình
36,37,38 SGK
+ Em có nhận xét gì?
+ Dùng để làm gì?
+ Việc làm ra chiếc thạp đồng
như vậy chứng tỏ điều gì?
+ Trống đồng có mấy bộ phận.
- Trực quan:
quan sát tranh
ảnh, hiện vật
- Học sinh hoạt
động nhóm đôi 3
phút.
- Vấn đáp
- Trực quan:
quan sát tranh
ảnh, hiện vật kết
hợp vấn đáp.
nông nghiệp
+ Trồng trọt: lúa là cây
lương thực chính, ngoài
ra còn trồng khoai, đậu,
bí và cây ăn quả.
+ Chăn nuôi: gia xúc
trâu, bò, lợn, gàchăn
tằm.
* Thủ công nghiệp:
- Nghề gốm, dệt vải, xây
nhà, đóng thuyền được
chuyên môn hoá.
3
Theo em người Việt cổ dùng
trống đồng vào những việc gì?
+ Hình trang trí trên trống đồng
thể hiện điều gì?
=> Những hình ảnh trên chứng
tỏ nghề gì phát triển thời kì này?
Phát triển như thế nào?
- GVBS: Trống đồng là vật tiêu
biểu cho nền văn minh Văn
Lang,kĩ thuật đúc đồng của họ
đã đạt đến 1 trình độ rất điêu
luyện,được xem là hiện vật tiêu
biểu cho trí tuệ, tài năng, tính
thẩm mĩ của người thợ lúc bấy
giờ. Bởi gì thạp đồng hay trống
đồng rất khó đúc,trên mặt trống
đồng có nhiều hoa văn to, đẹp,
do quá trình đúc mà có, chứ
không phải do con người khắc
lên.
- H: + Theo em việc tìm thấy
trống đồng ở nhiều nơi trên đất
nước ta và ở cả nước ngoài đã
nói lên điều gì?
+ Ngoài chế tạo công cụ
ra, người dân nơi đây chế tạo ra
các loại công cụ nào để phòng
vệ?
=> Góp phần chế tác vũ khí,
nâng cao năng lực quốc phòng
để bảo vệ tổ quốc khi có giặc
xâm lăng
- Tích hợp
GDANQP.
- Nghề luyện kim đạt
trình độ kĩ thuật cao. Cư
dân cũng bắt đầu biết rèn
sắt.
HSTLN và hoàn thành yêu cầu
theo phiếu bài tập:
+ Nơi ở của người Văn Lang
như thế nào? Họ dùng vật liệu gì
để làm nhà? Tại sao họ phải ở
nhà sàn?
+ Người Văn Lang đi lại chủ
yếu bằng phương tiện gì? Tại
sao?
- Thảo luận nhóm
2 bàn đôi (7 phút)
2. Đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân
Văn Lang ra sao?
* Đời sống vật chất:
- Ở: nhà sàn mái cong
hình thuyền hay mái tròn
hình mui thuyền. Làng
chạ gồm vài chục gia
đình, sống ven đồi, ven
sông, ven biển.
- Đi lại bằng thuyền.
4
+ Thức ăn chủ yếu hàng ngày
của người Văn Lang là gì?
+ Người Văn Lang mặc đồ như
thế nào? Trong những ngày lễ
hội họ ăn mặc ra sao?
- HS các nhóm đổi chéo phiếu
và nhận xét, bổ sung, chấm điểm
cho nhau.
- GV kết luận.
- H: Xã hội Văn Lang chia thành
mấy tầng lớp?
- GV: Chính vì chưa có sự phân
biệt sâu sắc giữa các tầng lớp,
cho nên những ngày lễ hội, được
mùa họ thường tổ chức vui chơi.
- H:
+ Người dân Văn Lang thường
tổ chức những lễ hội gì? Như
nào?
+ Kể tên các phong tục tập quán
của người văn lang?
* Liên hệ thực tế.
- Ngày nay chúng ta vẫn còn duy
trì phong tục của thời Văn Lang
về lễ tết, lễ hỏi
- Tích hợp giáo
dục đạo đức lối
sống giản dị, phù
hợp với lứa tuổi
và văn hóa dân
tộc hiện nay.
- Vấn đáp
- Nêu vấn đề
- Ăn: cơm rau, cá, biết
làm mắm và dùng gừng
làm gia vị.
- Mặc: + Nam đóng khố,
mình trần.
+ Nữ mặc váy, áo
xẻ giữa có yếm che ngực,
tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa,
búi tó, tết đuôi xam, đeo
đồ trang sức trong ngày
lễ.
* Đời sống tinh thần:
- Xã hội chia thành nhiều
tầng lớp khác nhau: Quí
tộc, dân tự do, nô tì. Sự
phân biệt giữa các tầng
lớp chưa sâu sắc.
- Tổ chức lễ hội, vui
chơi.
- Có phong tục, tập quán:
ăn trầu, làm bánh. Thờ
cúng mặt trăng, mặt trời.
Chôn người chết.
HĐ 3: Luyện tập
- Sử dụng kĩ thuật động não: Hãy trình bày những hiểu biết, thắc mắc về kiến
thức của bản thân trong tiết học ngày hôm nay
- Học sinh trình bày cá nhân.
HĐ 4: Vận dụng
HS tự vấn đáp nhau nhóm đôi: Liên hệ thực tế các ngành nông nghiệp, thủ
công nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần cư dân Văn Lang vẫn còn tồn tại và
phát triển đến ngày nay.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Sưu tầm một số hình ảnh về một số lễ hội xưa
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
5
- Học thuộc bài cũ.
- Đọc trước bài 14 và trả lời câu hỏi trong SGK.
Trả lời câu hỏi:
+ Vì sao nhà Tần sang xâm lược nước ta
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tần diễn ra ntn?
+ Đất nước thời Âu Lạc có gì đổi mới?
BỔ SUNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_13_doi_song_vat_chat_va_tinh_than.pdf