Chương I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Tiết: 1
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Ấuau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dan chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
- Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.
47 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 04/11/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Gia Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Ngày soạn: 14/08/09
Ngày giảng:19/08/09
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Tiết: 1
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX.
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức: Giúp HS nắm được:
Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.
Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Ấuau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dan chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.
Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
Thái độ:
Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.
Với những tình hình thay đổi và có lúc gián đoạn Việt Nam vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ với Liên Xô và Đông Âu. Cần trân trọng mqh truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác phát triển thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên: SGK, SGV, bản đồ Liên xô và các nước Đông Âu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Ở chương trình lịch sử lớp 8phần lsử TG hiện đại các em đã học từ từ năm 1917 đến năm 1945; phần lsử Việt Nam học từ 1858 đến 1918; chương trình lịch sử lớp 9 các em cũng sẽ tìm hiểu hai phần:
- LSTG hiện đại từ năm 1945 đến nay.
- LSVN từ năm1919 đến nay.
Bài 1 các em sẽ tìm hiểu về tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
LIÊN XÔ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
G. sd bản đồ cho học sinh xác định vị trí của Liên Xô.
? Vì sao sau CTTG2 Liên Xô phải khôi phục kinh tế?
? Trong chiến tranh Liên Xô bị thiệt hại như thế nào?
H. trả lời
G.Những tổn thất đó làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm, trong hoàn cảnh đó Liên Xô phải khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CNXH.
? Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô đã thu được những thành tựu gì?
? Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng của Liên Xô trong thời kì này?
G. Với sự phát triển vượt bậc đó nền kinh tế Liên Xô 1945 – 1950 được phục hồi, khoa học- kỹ thuật phát triển đã phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong giai đoạn mới 1950 đến năm 70 của thế kỷ XX.Có được kết quả này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường, cần cù lao động của nhân dân Liên Xô.
G. giải thích: xây dựng csvc là nền sản xuất hiện đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, KH-KT tiên tiến, tiếp tục xây dựng CSVC- KT của CNXH từ 1939.
? Liên Xô xây dựng CSVC-KT trong hoàn cảnh như thế nào?
H. Do các nước tư bản phương tây luôn có âm mưu bao vây cả về kinh tế, chính trị, quân sự=> ảnh hưởng trực tiếp đến LXô.
? Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô từ 1950 đến đầu những năm 70?
? Phương hướng chính của các kế hoạch phát triển kinh tế?
H. Đọc phần in nhỏ- Sgk.
? Về khoa học - kỹ thuật đã đạt được những thành tựu gì?
H. quan sát H.1-Sgk: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô.
? Chính sách đối ngoai của Liên Xô có gì đáng chú ý?
? Lấy VD về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam?
? Ý nghĩa của những thành tựu đó?
H. Uy tín của Liên Xô được nâng cao, là chỗ dựa cho phong trào gpdt trên thế giới .
G.- Năm 1960 theo sáng kiến của Liên Xô, Liên Hợp quốc thông qua tuyên gnôn về việc thủ tiêu hoàn toàn CNTD và trao trả độc lạp cho các nước thuộc địa.
- Năm 1961 Liên Hợp quốc thông qua tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Năm 1963 theo đề nghị của Liên Xô- Liên Hợp quốc thông qua tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
1. Công cuộc phục kinh tế sau chiến tranh(1945 - 1950 )
* Hoàn cảnh:
Liên Xô phải chịu nhiều tổn thất do chiến tranh để lại.
* Thành tựu:
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn.
- Khoa học kỹ thuật: chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH(Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
a) Kinh tế: Thực hiện thành công các kế hoạch dài hạn và phương hướng đề ra.
b) Khoa học - kỹ thuật:
- Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.(nặg 83,6kg)
- Năm 1961 đưa con người bay vào vũ trụ.
c) Đối ngoại:
- Hoà bình, hữu nghị với tất cả các nước.
-Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
=>Là chỗ dựa của cách mạng thế giới.
Củng cố- dặn dò:
- G. điểm lại những nội dung chính.
- Học bài + sưu tầm các mẩu chuyện về các nhà du hành vũ trụ của Liên Xô.
- Đọc và chuẩn bị phần II, III (Tiết 2)
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 2
Ngày soạn: 22/08/09
Ngày giảng: 26/08/09
Tiết: 2
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU.
(Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức: Giúp HS nắm được:
Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.
Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Ấuau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dan chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.
Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
Thái độ:
Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.
Với những tình hình thay đổi và có lúc gián đoạn Việt Nam vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ với Liên Xô và Đông Âu. Cần trân trọng mqh truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác phát triển thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên: SGK, SGV, bản đồ Liên xô và các nước Đông Âu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ: Trình bày những thành tựu đạt được của Liên Xô sau CTTG2 chứng tỏ Liên Xô có sự phát triển vượt bậc?
Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cuối năm 1944 đầu năm 1945 Hồng quân Liên Xô trên đường truy kích px Đức đến tận sào huyệt của ở Bec-lin đã giúp một loạt các nước Đông Âu giải phóng, hệ thống các nước XHCN ra đời. Sự ra đời và phát triển đó thể hiện như thế nào?
II. ĐÔNG ÂU
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
G. Sử dụng bản đồ các nước Đông Âu cho H quan sát và xác định vị trí các nước Đông Âu.
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào?
H. đọc phần in nhỏ và lên bảng chỉ vị trí các nước ĐCND Đông Âu trên bản đồ.
G. Riêng nước Đức: sau CTTG2 chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ theo chế độ quân quản, Bec-lin cũng bị chia thành 4 phần=> Nước Đức bị chia thành Đông Đức và Tây Đức.
? Để hoàn thành cách mạng DCND các nước Đông Âu cần phải làm gì?
G. Với việc hoàn thành nhiệm vụ CMDCND các nước Đông Âu đã bước sang trang mới, có đk để xây dựng CNXH. Sau khi hoàn thành CMDCND Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH.
? Nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH?
? Sau 20 năm xây dựng đất nước, các nước Đông Âu đã thu được nhữnh thành tựu gì?
G. cho H thảo luận:
? Lập bảng thống kê những thành tựu đạt được của các nước Đông Âu trong xd CNXH?
H. lập bảng thống kê.
G. nhận xét, bổ sung.
? Hệ thống XHCN ra đời ntn?
? Cơ sở hình thành của hệ thống XHCN?
? Về quan hệ kinh tế, văn hóa các nước XHCN có những hoạt động gì?
? Sau khi thành lập khối SEV đã có những đóng góp ntn?
G. Từ năm 1951- 1973 tỉ trọng công nghiệp của khối SEV tăng từ 18% đến 33% so với thế giới.
Tuy vậy, SEV bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót:
Hoạt động “ khép kín” không hòa nhập được với nền kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hóa cao độ.
- Nặng trao đổi hành hóa mang tính bao cấp.
Cơ chế quan liêu bao cấp.
Sự phân công sản xuất chưa hoàn toàn hợp lí.
→SEV hoạt động từ 8-1-1949 đến 28-6-1991 tuyên bố giải thể.
?Về khoa học- kỹ thuật, quân sự các nước XHCN có những hoạt động gì?
? Mục đích thành lập của khối Vác-sa-va?
G. Sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô đến ngày 1-7-1991 Tổ chức Vác-sa-va tan rã cùng với sự tan rã của khối SEV→ Đây là khủng hoảng lớn của các nước XHCN, tuy nhiên, hiện nay các nước này đang tìm cách khắc phục và đi lên.
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
* Hoàn cảnh:
- Hồng quân Liên Xô trên đường truy kích phát xít Đức đã giúp nhân dân Đông Âu khởi nghĩa giành chính quyền.
- Một loạt các dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời.
* Công việc cần phải tiến hành:
- Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
- Cải cách ruộng đát, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
Tiến hành xây dựng CNXH(Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
- Nhiệm vụ:
+ Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.
+ Đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
+ Tiến hành công nghiệp hóa, xóa bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
+ Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
- Đầu những năm 70, các nước Đông Âu đều trở thành các nước công- nông nghiệp phát triển, có nền kinh tế, văn hóa phát triển.
III. Sự hình thành hệ thống XHCN.
- Ngày 8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời.
- Ngày 14-5-1955 Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va thành lập.
Củng cố- dặn dò:
-BT: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
a) Hoàn cảnh các nước Đông Âu xâu dựng CNXH là:
A. Cơ sở vật chất- kỹ thuật lạc hậu.
B. Các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị,cô lập ngoạigiao.
C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Phát xít Đức đang thất bại.
b) Cơ sở hình thành của hệ thống CNXH:
A. Cùng chung mục tiêu xd CNXH.
B. Nền tảng tư tưởng là CN Mác- lênin.
C. Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo.
D. Cả 3 ý trên đúng.
- Học bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- Đọc và chuẩn bị bài 2.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 3
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 3
Bài 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỶ XX.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
Giúp Học sinh nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử.
3. Thái độ:
Qua các kiến thức của bài học, giúp học sinh thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựngCNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu (vì đó là con đường hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử; mặt khác là sự chống phá gay gắt của các thế lực thù địch).
Với các thành tựu quan trọng thu được trong công cuộc đổi mới – mở cửa của nước ta trong gần 20 năm qua, bồi dưỡng và củng cố cho học sinh niềm tin vào thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: Sgk, Sgv, Bản đồ và tư liệu về Liên Xô và các nước Đông Âu, phiếu học tập.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ:
? Các nước Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH trong điều kiện ntn? Những thành tựu đạt được?
III.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Từ giữa những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự khủng hoảng chính trị trầm trọng và sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu. Cụ thể ntn chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
H. đọc phần 1 và thảo luận:
* Nhóm 1:
? Tình hình Liên Xô từ những năm 70 đến 1985 có điểm gì nổi bật?(về kinh tế, chính trị, xã hội).
? Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng?
? Trong bối cảnh đó ban lãnh đạo Liên Xô đã làm gì?
? Thái độ của nhân dân đối với Đảng và nhà nước Liên Xô ntn?
H. Nhân dân mất niềm tin vào Đảng và nhà nước.
G. Với những việc làm đó, mô hình về CNXH vốn đã có nhiều thiếu sót và sai lầm lại càng trở thành trở lực cản trở sự đi lên của đất nước→Trước tình hình đó Liên Xô đã tiến hành cải tổ.
* Nhóm 2:
? Mục đích của công cuộc cải tổ?
H. Sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước kia, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
? Nội dung và hậu quả của cuộc cải tổ?
G. So sánh cho H thấy giữa lời nói và việc làm của Goóc- ba – chốp, giữa lý thuyết và thực tiễn hoàn toàn trái ngược: thực chất công cuộc cải tổ của Goóc – ba –chốp là từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin, phủ định Đảng cộng sản, vì vậy, công cuộc cải tổ này càng làm cho nền kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.
* Nhóm 3:
? Tình hình Liên Xô sau công cuộc cải tổ ntn?
G. giới thiệu ảnh về nhân vật Gooc- ba -chốp.
H. Quan sát H4.Sgk- lược đồ các nước SNG.
? Nêu vài nét về sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu?
G. cho H quan sát bản đồ để nắm được vị trí các nước lâm vào khủng hoảng.
? Thái độ của các nhà lãnh đạo các nước Đông Âu?
H. Trước nhiều tác động các nhà lãnh đạo các nước Đông Âu buộc phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của ĐCS, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử.
? Hậu quả của cuộc khủng hoảng?
G. Treo bảng phụ bảng thống kê về sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu?
H. Thảo luận thảo nhóm.
G. Chốt ý:
- Kinh tế lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
- Rập khuôn mô hình CNXH ở Liên Xô, chủ quan duy ý chí, chậm sửa đổi.
- Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.
- Nhân dân bất bình đối với các nhà lãnh đạo đòi hỏi phải thay đổi.
1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
- Kinh tế: lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Chính trị, xã hội: mất ổn định, đời sống nhân dân khó khăn.
- 3- 1985 Goóc- ba- chốp đã đề ra đường lối cải tổ.
- Ngày 21-8-1991 cuộc đảo chính lật đổ Gooc- ba –chốp thất bại →Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động.
- Ngày 25-12-1991 lá cờ búa liềm trên điện Krem-li bị hạ - chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô.
2. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
- Kinh tế, chính trị lâm vào khủng hoảng gay gắt.
- Các thế lực thù địch chống phá CNXH tăng cường hoạt động
→Sự sụp đổ của các nước CNXH Đông Âu là rất nhanh chóng.
Củng cố- dặn dò:
- Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
1. Hậu quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô:
A. Kinh tế phát triển thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ.
B. Kinh tế xã hội ngày càng khủng hoảng , trì trệ.
C. Các nước cộng hòa đòi li khai.
D. Gooc- ba - chốp phải từ chức.
2. Nguyên nhân Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ:
A. Xây dựng mô hình về CNXH chưa đúng đắn phù hợp.
B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của thế giới.
C. Sự chống phá của các thế lực đế quốc trong và ngoài nước.
D. Cả 3 ý trên.
- Học bài và chuẩn bị bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 4
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương II. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ – LA TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
Tiết: 4
Bài 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA.
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu Á, Châu Phi và Mĩ-la tinh: những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xd đất nước ở các nước này.
2. Kỹ năng:
Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, khái, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện lịch sử; rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các châu và thế giới.
Thái độ:
- Thấy rõ cuộc đấu tranh gian khổ, anh dũng của các nước Á, Phi, Mĩ-la tinh vì sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc.
Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc Á, Phi, Mĩ – la tinh, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ- thực dân.
Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh gpdt, nhất là trong nửa sau thế kỷ XX như một đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào gpdt.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên: Bản đồ Châu Á, Châu Phi và Mĩ – la tinh; phiếu học tập.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định .
Kiểm tra bài cũ:
? Cuộc khủng hoảng và sụp đổ ở các nước Đông Âu diễn ra ntn?
Bài mới:
* Sau CTTG2, cao trào đấu tranh gpdt diễn ra rất sôi nổi ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ – latinh làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan ra từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn . Vậy phong trào đấu tranh gpdt phát triển ntn? gồm mấy giai đoạn? chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
G. Gợi cho H. nhớ lại những tác động của CTTG2 đến phong trào gpdt ở Á, Phi, Mĩ – la tinh.
? Phong trào gpdt ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ - latinh diễn ra ntn?
? Kể tên các nước đã giành độc lập ở Châu Á?
G. Sử dụng bản đồ các nước Á, Phi, Mĩ – latinh giới thiệu sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, khởi đầu là Đông Nam Á sau đó lan sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ – latinh.
? Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước giành được độc lập từ 1945 đến giữa những năm 60?
H. lên bảng chỉ vị trí và xác định thời gian.
? Với sự phát triển của phong trào gpdt ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ – latinh đã tác động ntn đến hệ thống thuộc địa của CNĐQ?
G. Lúc này hệ thống thuộc địa chỉ còn tồn tại dưới hai hình thức:
+ Các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha.
+ Chế độ phân biệt chủng tộc (Apcthai) phần lớn ở miền nam Châu Phi.
G. Sử dụng bản đồ.
? Nêu một vài nét về phong trào gpdt trong giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70?
? Xác định trên bản đồ vị trí các nước giành độc lập?
H. xác định.
? Em có nhận xét gì về sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này?
G. Sử dụng bản dồ.
? phong trào gpdt ở thời kỳ này có điểm gì đáng chú ý?
G. Giải thích thế nào là A-pác-thai.
? Dưới sự thống trị của chrế độ A-pác-thai nhân dân Châu Phi đã giành được chính quyền ntn?
? Xác định vị trí các nước giành độc lập trên bản đồ?
? Thắng lợi của nhân dân Châu Phi có ý nghĩa ntn?
H
G. -11/1993 dưới sự nhất trí của 21 chính đảng, bản dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà Nam Pi đc thông qua, chấm dứt 341 năm tồn tai của chế độ A-pac-thai.
- 4/1991, Nen-xơn-Man-đê-la trở thành tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.=> Đánh dấu sự tan rã của chế độ A-pac-thai.
? Sau khi hệ thống thuộc địa sụp đổ, nhiệm vụ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ-latinh là gì?
H. - Củng cố nền độc lập.
- Xây dựng và phát triển đất nước.
- Khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
G. Tình trạng các nước Á, Phi, Mĩ-latinh còn gặp nhiều khó khăn:
- Nợ nước ngoài khó có khả năng thanh toán.
- Năm 1965: 38,1 tỉ USD.
- Những năm 80: 451 tỉ USD.
- Đầu những năm 90: 1.300 tỉ USD.
- CN và xuấ khẩu: 10→12% TG.
- Dân số: 70%TG.
Tuy vậy hiện nay các nước đang cố gắng vươn lên thoát khỏi đói nghèo: Việt Nam, Cu- Ba, Ấn Độ
I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa thế kỷ XX.
- Đông Nam Á: ba nước lần lượt tuyên bố độc lập: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
-Các nước Nam Á và Bắc Phi nhiều nước giành được độc lập: Ấn Độ, Ai Cập.Năm 1960, 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập.
- Mĩ – latinh: 1/1/1959 cách mạng Cu-Ba giành thắng lợi.
- Giữa những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản sụp đổ.
II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
Một số nước Châu Phi giành độc lập: Ghi-nê Bit-xao, Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la.
=>Thuộc địa Bồ Đào Nha tan rã.
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX.
- CNTD tồn tại dưới hình thức A-pác-thai.
- Chính quyền được thành lập ở:Rô-đê-di-a (1980), Na-mi-bi-a (1990), Cộng hoà Nam Phi (1993).
=>Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xoá bỏ.
Củng cố- dặn dò:
- G. Phát phiếu học tập cho H. theo bàn: Lập bảng thống kê về sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ – latinh?
- G. Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê
Giai đoạn
Châu Á
Châu Phi
Mĩ - latinh
Từ những năm 60 đến những năm 70
In-đô-nê-xi-a
An-giê-ri
- H. lên điền kết quả.
- Học bài, ghi nhớ nội dung.
- Xem trước và chuẩn bị bài 4.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 5
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 5
Bài 4. CÁC NƯỚC CHÂU Á
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Nắm một cách khái quát tình hình các nước Châu á sau CTTG2.
- Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa.
- Các giai đoạn phát triển của nước CHNDTrung Hoa từ sau 1949 đến nay.
2. Kỹ năng:
Rèn cho HS kĩ năng tổng hợp, phân tích vấn đề, kĩ năng sử dụng bản đồ TG và bản đồ Châu Á.
3. Thái độ:
GD học sinh tinh thần quốc tế, đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh.
B. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bản đồ Châu Á, Bản đồ Trung Quốc, phiếu học tập; bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. Ổn định .
II. Kiểm tra bài cũ:
? Điền vào chỗ trống trong bảng sau về thời gian, sự kiện các nước giành độc lập trong phong trào giải phóng dân tộc.
Thời gian
Sự kiện
a)
1. In-đô-nê-xi-a
b) Ngày 2/9/1945
2.
c)
3. Lào
d) 1946 - 1950
4.
e)
5.Ai Cập
g) 1960
6.
h) 1959
7.
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Châu Á là câu lục có diện tích và dân số đông nhất TG. Sau chiến tCTTG2 đến nay Châu Á đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài các dân tộc Châu Á đã giành đc độc lập. Đến nay, các nước ra sức củng cố độc lập và phát triển kinh tế-xã hội. Hai nước lớn nhất Câhu Ấ là Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt nhiều thành tưụu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội=> vị thế của các nước này ngày càng lớn trên trường quốc tế. Cụ thể ntn chúng ta cùng học bài 4.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
G. Treo bản đồ Châu Á và giới thiệu vài nét về tình hình Châu Á trước chiến tranhTG2.
? Phong trào gpdt sau CTTG2 phát triển ntn?
? Nửa sau thế kỷ XX, tình hình các nước CÁ có gì đáng chú ý?
G. Sau đó, gần suốt nửa sau thế kỷ XX tình hình châu Á không ổn định với những cuộc chiến tranh xâm lược của CNĐQ, xung đột khu vực, tranh chấp biên giới, phong trào li khai, khủng bố (Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Xi-ri-lan-ca, I-rắc...)
? Sau khi giành độc lập các nước Châu Á đã phát triển ntn? kết quả?
? Em hãy nêu một vài nét tóm lược về sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa?
G. Giới thiệu chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông (H.5).
? Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa ntn?
? Sau khi thành lập, Trung Quốc tiến hành những nhiệm vụ gì? kết quả?
H. Trả lời.
G cho H. quan sát lược đồ H6/Sgk.
? Nêu tóm tắt thành tựu đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm ở Trung Quốc (1957-1957)?
H
G. cho H. thảo luận nhóm:
? Trình bày tình hình Trung Quốc trong những năm 1959-1978?
G. Đường lối “Ba ngọn cờ hồng”:
+ Đường lối chung dốc hết sức lực để xây dựng XHCN. Chủ trương là “ nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.
+ Đại nhảy vọt.
+ Công xã nông dân là một tổ chức hợp nhất ở nông thôn, giữa sản xuất và chính quyền.
? Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” đã dẫn đến hậu quả gì?
G. Phát phiếu học tập:
? Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa vào thời gian nào? nội dung chủ yếu?
? Những thành tựu Trung Quốc đạt được trong quá trình đổi mới?
H. Trả lời.
G. nhấn mạnh phần in nhógk.
H. Quan sát H.7, H.8/Sgk.
? Về đối ngoại Trung Quốc đạt được những thành tựu gì?
? Lấy VD về việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với các nước: Liên xô, Mông Cổ, In-đo-nê-xi-a, Việt Nam?
? Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với các nước trên TG ntn? Cho ví dụ?
G. Hiện nay, TQ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định vào bậc nhất TG (trên 9%/năm). Năm 2001 GDP đạt 9.593,3 tỉ NDtệ, gấp 3 lần so với 1989.
I. Tình hình chung.
- Cao trào đấu tranh gpdt phát triển mạnh khắp Châu Á=> Cuối những năm 50, phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập.
- Các nước đều ra sức phát triển kinh tế và đạt được sự tăng trưởng nhanh, có nước trở thành cường quốc công nghiệp (Nhật Bản), nhiều nước trở thành con rồng Châu Á (Hàn Quốc, Xin-ga-po)
II. Trung Quốc.
1. Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
- Ngày 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung hoa ra đời.
- Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: kết thúc 100 năm nô dịch của đế quốc và phong kiến, bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
- CNXH được nối liền từ Châu Âu sang châu Á.
Mười năm đầu xây dựng chế độ mới.
- 1949-1952: hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế.
- 1953-1957, thực hiện tốt kế hoạch 5 năm với những thành tựu đáng kể.
=>Bộ mặt đất nước Trung Quốc thay đổi rõ rệt.
3. Đất nước trong thời kì biến động (1959-1978)
- Trong những năm 1959-1978, Trung Quốc diễn ra đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản.”
- Hậu quả: Đất nước lâm vào tìnhtrạng hỗn loạn về kinh tế và chính trị.
4.Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến n
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_truong_thcs_gia_lam.doc