I/ Mục tiêu bài học: Học sinh nắm được:
- Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tính chất khó khăn, phức tạp, thiếu sót và sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Bồi dưỡng và củng cố niềm tin thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.
- Kĩ năng phân tích, nhận định, so sánh các vấn đề lịch sử.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Bản đồ và các tư liệu lịch sử về Liên Xô và các nước Đông Âu trong giai đoạn này.
- H: Nội dung các thuật ngữ lịch sử, H.3 tr.9, H.4 tr.11.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) Sử dụng phần chữ màu xanh SGK.
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 3, Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX.
I/ Mục tiêu bài học: Học sinh nắm được:
- Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tính chất khó khăn, phức tạp, thiếu sót và sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Bồi dưỡng và củng cố niềm tin thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.
- Kĩ năng phân tích, nhận định, so sánh các vấn đề lịch sử.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Bản đồ và các tư liệu lịch sử về Liên Xô và các nước Đông Âu trong giai đoạn này.
- H: Nội dung các thuật ngữ lịch sử, H.3 tr.9, H.4 tr.11.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) Sử dụng phần chữ màu xanh SGK.
Bài mới:
Hoạt động 1: I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT:
(20 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
Hoạt động: Cặp / Nhóm: (4 nhóm)
Nội dung thảo luận: (3 phút)
Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của chế độ XHXN ở Liên Xô.
Nhóm 2: - Giải thích “Cải tổ”.
- Thời gian, người tiến hành cải tổ.
- Nội dung cải tổ.
Nhóm 3: - Kết quả
- Nguyên nhân dẫn đến kết quả.
- Nêu nhận xét về việc Goóc-ba-chốp tiến hành cải tổ.
Nhóm 4: Hậu quả của cuộc khủng hoảng (H.3 tr.9)
" Nhóm trình bày, bổ sung
G - Nhận xét, chuẩn kiến thức.
G: - - Một vài nét về Goóc-ba-chốp - Lược đồ H.4 tr.11: Xác định SNG.
Liên hệ tình hình Việt Nam.
a. Nguyên nhân:
- 1973 khủng hoảng dầu mỏ thế giới.
- Đầu những năm 80: khủng hoảng toàn diện.
- 3/1985 Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ ¨ đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng ...
" Cải tổ thất bại.
b. Hậu quả:
- Đất nước khủng hoảng, rối loạn.
- 19/8/1991 đảo chính thất bại, Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang tê liệt.
- 21/12/1991, 11 nước cộng hòa ly khai tuyên bố thành lập SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập).
- 25/12/1991 Liên Xô sụp đổ.
Hoạt động 2: II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU: (18 phút)
Biết được sự khủng hoảng và tan rã của chế độ CNXH ở các nước Đông Âu.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ CNXH ở các nước Đông Âu?
Tại sao các nước Đông Âu không tiến hành cải tổ?
G: Phân tích các thủ đoạn chống phá của các thế lực chống CNXH.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu?
Sự sụp đổ của các nước Đông Âu đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào?
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN có ảnh hưởng ra sao đến cách mạng thế giới?
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu?
( - Xây dựng mô hình CNXH chưa phù hợp, còn thiếu sót, sai lầm.
- Chậm biến đổi trước những biến động lớn của thế giới.
- Khi sửa đổi mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối và biện pháp.
- Hoạt động chống phá của kẻ thù.)
Bài học lịch sử?
G: Giáo dục tư tưởng – Liên hệ Việt Nam.
Sơ kết.
Hệ quả:
- Qua tổng tuyển cử tự do – Các thế lực chống CNXH lên nắm chính quyền ¨Các đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo.
+ Từ bỏ CNXH
+ Đa nguyên về chính trị.
+ Chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
+ Thay đổi tên nước, gọi chung là các nước cộng hòa.
- 1989 chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ.
" 1991 hệ thống XHCN sụp đổ, SEV ngừng hoạt động, Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va giải tán.
¨ Là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới.
2. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
- Nguyên nhân và những biểu hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở Liên Xô và Đông Âu.
- Xác định 11 nước SNG trên lược đồ.
- Tìm hiểu: + Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh .
+ Chế độ phân biệt chủng tộc.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_tiet_3_bai_2_lien_xo_va_cac_nuoc_dong_au_t.doc