Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 17, Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết:

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, những nét chính của phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ 1919 - 1925.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.

- Kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- G: Tư liệu tham khảo.

- H: Tư liệu về các nhân vật lịch sử.

II/ Tiến trình dạy và học:

* Bài cũ: (4 phút)

- Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp?

- Xã hội Việt Nam phân hóa ra sao sau chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp?

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút) Trên cơ sở kiểm tra bài cũ – G dẫn dắt vào bài mới.

Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 17, Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 - 1925) I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết: - Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, những nét chính của phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ 1919 - 1925. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối. - Kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - G: Tư liệu tham khảo. - H: Tư liệu về các nhân vật lịch sử. II/ Tiến trình dạy và học: * Bài cũ: (4 phút) - Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp? - Xã hội Việt Nam phân hóa ra sao sau chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp? 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) Trên cơ sở kiểm tra bài cũ – G dẫn dắt vào bài mới. Bài mới: Hoạt động 1: I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI: (8 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Biết được những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Nêu những sự kiện lớn của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 918)? Những sự kiện đó ảnh hưởng gì đến cách mạng Việt Nam? Học sinh trả lời, G bổ sung. - 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. - 3/1919 Quốc tế cộng sản thành lập. - 1920 Đảng Cộng sản Pháp ra đời. - 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. " tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam. Hoạt động 2: II. PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ CÔNG KHAI (1919 - 1925): (15 phút) Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925. Hoạt động: Tập thể / Nhóm: (3 nhóm) Giải thích: “Dân tộc, dân chủ công khai”. Nội dung thảo luận: Nhóm 1: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản. - Mục đích - Hình thức - Tính chất Nhóm 2: Phong trào của tiểu tư sản. (Tương tự trên) Nhóm 3: Điểm tích cực, hạn chế của phong trào. (SGV tr.68) " Nhóm trình bày, bổ sung G nhận xét, chuẩn kiến thức – Cung cấp tư liệu về các nhân vật lịch sử. - Tư sản dân tộc: + Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919) + Chống độc quyền cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì (1923) - Tiểu tư sản: thành lập các tổ chức chính trị Hình thức: + Xuất bản báo chí. + Tổ chức ám sát những tên trùm thực dân (tiếng bom Sa Diện - 1924) + 1925 đòi thả Phan Bội Châu. + 1926 đám tang Phan Châu Trinh. Hoạt động 3: III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (1919 - 1925): (12 phút) Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân từ 1919 - 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Phong trào công nhân diễn ra trong bối cảnh nào? G: Giới thiệu về Tôn Đức Thắng. Phong trào công nhân 1919 - 1925 diễn ra như thế nào? Điểm mới của phong trào công nhân Ba Son ? (Công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác) Giải thích: “Tự phát”, “Tự giác” Đánh giá phong trào công nhân 1919 - 1925? Sơ kết. - 1920 Công hội thành lập. - 1922 công nhân viên chức các sở Công thương Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. - 1924 diễn ra nhiều cuộc bãi công ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương - 8/1925 công nhân thợ máy Ba Son bãi công (Đấu tranh có tổ chức, mục đích chính trị rõ ràng). 2. Củng cố - Dặn dò: (5 phút) - Lập niên biểu về phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ 1919 - 1925. - Học bài theo đề cương để thi học kì I.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_17_bai_15_phong_trao_cach_mang_viet_n.doc
Giáo án liên quan