I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết:
- Những thành tựu, ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, liên hệ, so sánh.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Kênh hình H.24 tr.48, H.25 tr.50, H.26 tr.51.
- H: Tư liệu tham khảo.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Nhắc lại nội dung của cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII.
Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 14, Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - Kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
? & @
Tiết 14: Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG
KHOA HỌC - KĨ THUẬT.
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết:
- Những thành tựu, ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, liên hệ, so sánh.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Kênh hình H.24 tr.48, H.25 tr.50, H.26 tr.51.
- H: Tư liệu tham khảo.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Nhắc lại nội dung của cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII.
Bài mới:
Hoạt động 1: I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA CÁCH MẠNG
KHOA HỌC - KĨ THUẬT: (28 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Hoạt động: Tập thể:
Học sinh thảo luận, tìm hiểu nội dung:
Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản (H.24 tr.48).
Thành tựu về công cụ sản xuất mới, năng lượng mới. (H.25 tr.50)
* GDMT: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống việc sử dụng thành tựu khoa học vào mục đích chiến tranh, phá hủy môi trường, ảnh hưởng đời sống của nhân dân.
Thành tựu về vật liệu mới và nông nghiệp, trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ (H.26 tr.51).
* Bài cũ: So sánh cách mạng khoa học - kĩ thuật với cách mạng công nghiệp XVIII.
- Khoa học cơ bản:
+ Có những phát minh lớn trong Toán học, Hóa học, Vật lí, Sinh học
+ 3/1997 phương pháp sinh sản vô tính.
+ 6/2000 “Bản đồ gen người”.
- Phát minh công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động
- Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặt Trời, thủy triều, gió, nguyên tử
- Sáng chế vật liệu mới: pô-li-me, ti-tan
- “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp
- Tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Chinh phục vũ trụ:
+ 1961 bay vào vũ trụ.
+ 1969 đặt chân lên Mặt Trăng.
Hoạt động 2: II. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG
KHOA HỌC - Kĩ THUẬT: (12 phút)
Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với văn minh nhân loại và cuộc sống con người?
G: Hướng dẫn học sinh phân tích.
Những tác động tích cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật?
Lấy ví dụ minh họa – Liên hệ Nhật Bản.
(H.25 tr.50)
Những tác động tiêu cực?
Cho học sinh liên hệ thực tế cuộc sống.
Liên hệ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
* GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khi công nghiệp phát triển, không xử lí tốt việc ô nhiễm môi trường, do sản xuất công nghiệp gây ra.
Sơ kết.
* Ý nghĩa:
- Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.
- Đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu, những thay đổi lớn lao trong cuộc sống con người.
* Tác động:
a. Tích cực:
- Thực hiện những bước nhảy vọt trong sản xuất và năng suất lao động.
- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người.
- Thay đổi cơ cấu dân cư trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
b. Tiêu cực:
- Chế tạo vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
- Ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động
- Đe dọa đạo đức xã hội, an ninh
2. Củng cố - Dặn dò: (4 phút)
- Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng:
1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 được khởi đầu từ nước
a. Anh b. Mĩ c. Pháp d. Liên Xô.
Đáp án: b
2. Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ là
a. Mĩ b. Nhật c. Trung Quốc d. Liên Xô.
Đáp án: d
- Những thành tựu chủ yếu và những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
- * GDMT: Viết một bài luận về tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với môi trường. Liên hệ địa phương
- Xem lại nội dung chương trình đã học theo nội dung của bài 13.
- Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_tiet_14_bai_12_nhung_thanh_tuu_chu_yeu_va.doc