Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 21, Bài 12: Đời sống kinh tế - Văn hóa (tiếp theo) - THCS Tân Châu

1. Kiến thức :

 Giúp học sinh hiểu:

-Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.

-Văn hoá, giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long.

2. Tư tưởng :

-Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3. Kỹ năng :

Rèn luyện kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.

II. Tài liệu- thiết bị dạy học:

-Sơ đồ cơ cấu xã hội

-Tranh các thành tựu văn hoá thời Lý: chùa Một cột, tượng phật A di đà, rồng thời Lý

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

-Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

-Trình bày nét cơ bản về tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý? Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài mới:

 Cùng với việc phát triển kinh tế, các sinh hoạt xã hội, văn hoá thời Lý cũng có nhiều thay đổi và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, mang đậm dấu ấn thời Lý tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.

b. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 21, Bài 12: Đời sống kinh tế - Văn hóa (tiếp theo) - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 NS: 7/11/07 Tiết 20 ND: 9/11/07 Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA:(TIẾP THEO) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: -Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. -Văn hoá, giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long. 2. Tư tưởng : -Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ nền văn hoá dân tộc. 3. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ. II. Tài liệu- thiết bị dạy học: -Sơ đồ cơ cấu xã hội -Tranh các thành tựu văn hoá thời Lý: chùa Một cột, tượng phật A di đà, rồng thời Lý III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp? -Trình bày nét cơ bản về tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý? Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài mới: Cùng với việc phát triển kinh tế, các sinh hoạt xã hội, văn hoá thời Lý cũng có nhiều thay đổi và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, mang đậm dấu ấn thời Lý tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó. b. Bài mới: * GV treo sơ đồ các tầng lớp trong xã hội thời Đinh – Tiền – Lê và thời Lý ( để trống) SƠ ĐỒ CÁC TẦNG LỚP XÃ HỘI. THỜI ĐINH – TIỀN LÊ THỜI LÝ Tầng lớp thống trị +Vua, quan +Địa chủ(hoàng tử, công chúa Tầng lớp thống trị +Vua, quan +Một số nhà sư Tầng lớp bị trị +Nông dân -Cày ruộng công -Cày ruộng địa chủ -Đi khai hoang +TTC, buôn bán Tầng lớp bị trị +Nông dân (cày ruộng công) +TTC, buôn bán +Địa chủ (số ít) Nô tì nôâ tì *HS quan sát sơ đồ + đọc SGK -HS lên điền – hoàn chỉnh sơ đồ thể hiện các tầng lớp dân cư trong xã hội thời Lý. -H:Hãy nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý? +Các tầng lớp +Đời sống:Tầng lớp thống trị gồm sống xa hoa, sung sướng, có nhiều ruộng đất. Tầng lớp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân phải lao động làm ra của cải nuôi sống xã hội và phải nộp thuế cho nhà vua. Dưới cùng là tầng lớp nô tì, họ vốn là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần đời sống cực khổ nhất. -H:So với thời Đinh -Tiền Lê xã hội thời Lý có gì thay đổi? (HS dựa vào sơ đồ trả lời) -GV chốt y ù - ghi trên bảng -Lưu ý HS: Sự thay đổi này phản ánh sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội thời Lý đã tiến thêm một bước về khoảng cách, tuy chưa thật sâu sắc ( vua còn gần gũi dân cày tịch điền) -GV chuyển ý sang mục 2. HS đọc 4 đoạn đầu / 48/ SGK -H:Nhà Lý đã làm gì để phát triển giáo dục? -H:Em biết gì về Văn Miếu -Quốc Tử giám? ( Văn Miếu được xây dựng 9/ 1070 để thờ Khổng Tử ( tổ của đạo Nho) và là nơi dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, ngang 75m. Năm1075, khoa thi đầu tiên được mở tại đây. Năm1076, Quốc tử giám được dựng lên trong khu Văn Miếu-được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Lúc đầu chỉ dành cho các con vua, Sau đó, mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước. -H:Việc nhà Lý cho dựng Văn Miếu và mở khoa thi nói lên điều gì? -GV lưu ý HS:Tuy vậy, chế độ thi cử dưới thời Lý mới chỉ là bước đầu, chưa có nề nếp, quy củ. Chỉ khi nào cần tuyển chọn quan lại Nhà nước mới mở khoa thi. -H:Ở nước ta thời Lý, đạo Phật có vị trí như thế nào? -H:Lấy dẫn chứng chứng tỏ thời Lý, đạo phật được tôn sùng? - HS dựa SGK trả lời - HS quan sát H.24, H. 25/ 47, 48/ SGK. Nêu nội dung. -HS đọc SGK “từ thời Lý văn hoáù Thăng Long”. -H:Sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật thời Lý phát triển như thế nào? GV nói về lai lịch của chùa một cột và tượng Phật A-di-đà: +Tượng phật A-di-đà trong chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được xây dựng ở thế kỉ VII – X. Bức tượng được vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057. +Chùa Một Cột ( Hà Nội), còn có tên Diên Hựu ( phúc lành dài lâu) được xây dựng vào 1049 thời vua Lý Thái Tông. Chuyện kể: Khi vua về già chưa có con trai, nên thường đến chùa cầu tự. Một đêm mơ thấy Đức Phật Quan Aâm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phái Tây Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua Tỉnh dậy, vua cho xây dựng chùa.Trải qua thời gian, nhất là thời bọn phong kiến Phương bắc sang xâm lược đã bị tàn phá, sau đó được xây dựng đi, xây dựng lại nhiều lần. Ngôi chùa cuối cùng bị thực dân Pháp nổ mìn phá vào năm 1954 trước khi rút ra khỏi Miền Bắc. Ngôi chùa hiện nay do chính phủ và nhân dân ta xây dựng lại từ 1956. -HS quan sát H. 26. Nêu nội dung. -H:Em có suy nghĩ gì về hình tượng nghệ thuật rồng thời Lý? GV: Hình tượng rồng thời Lý được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến. -H:Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý? GV cho học sinh thảo luận: -H: Tại sao gọi văn hóa thời Lý là văn hoá Thăng Long? HS thảo luận đại diện trình bày kết quả thảo luận . GV nhận xét, nhấn mạnh + Thăng Long là kinh đô của nhà Lý và là trung tâm của đất nước. +Thăng Long là nơi tập trung những thành tựu văn hoá, giáo dục chủ yếu và tiêu biểu thời Lý, phản ánh đầy đủ trình độ phát triển chung của cả dân tộc.) GV mở rộng liên hệ:Việc phát hiện ra di tích Hoàng Thành ( Hà Nội) là một minh chứng cho sự tồn tại của nền văn hoá dân tộc – văn hoá Thăng Long GV cho học sinh thảo luận: - H: So sánh đời sống văn hóa xã hội của thời Lý với thời nhà Đinh- Tiền Lê có gì giống nhau và khác nhau? - HS thảo luận. Đại diện trình bày kết quả thảo luận GV nhận xét và kết luận II. Sinh hoạt xã hội văn hóa: 1.Những thay đổi về mặt xã hội: -Có 3 tầng lớp chính: +Tầng lớp thống trị: Vua, quan, địa chủ +Tầng lớp bị trị:nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán +Dưới cùng là nô tì. -So với thời Đinh – Tiền Lê xã hội thời Lý có sự phân hoá sâu sắc hơn. Số địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm. 2. Giáo dục và văn hoá: a.Giáo dục: -1070, xây dựng văn Miếu. -1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. -1076, mở Quốc tử giám – trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt. Giáo dục thời Lý đã bắt đầu phát triển. Song thi cử chưa quy cu,û nề nếp b.Văn hoá, nghệ thuật: -Đạo phật phát triển mạnh. - Các ngành nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, ca nhạc, lễ hội rất phát triển Như vậy văn hóa thời Lý mang đậm bản sắc dân tộc 4. Củng cố bài học: a. Bài tập: 1. Nhà Lý cho xây dựng Quốc Tử Giám vào năm: a. 1070 b. 1071 c. 1075 d. 1076 2. Đạo phật thời Lý phát triển vì: a. Đó là sự tiếp tục của các triều đại trước. b. Lý Công Uẩn lên ngôi là do các thế lực Phật giáo đứng đầu là sư Vạn Hạnh cùng các triều thần ủng hộ. c. Các nhà sư có học vấn uyên bác được triều đình và nân dân tôn trọng d. Các câu đúng b Kết luận: - Sự phát triển đồng điều của các mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã xác nhận khả năng xây dựng nền độc lập của nước ta thời ấy. Vậy về mặt xã hội có những thay đổi. + Tầng lớp nông dân bị phân hóa làm hai, nhân dân thường và nông dân tá điền, tầng lớp địa chủ ngày nhiều hơn, số dân tá điền bị bóc lột càng tăng thêm. + Văn hóa giáo dục cũng phát triển + Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tinh vi, thanh thoát. 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. -Chuẩn bị làm bài tập lịch sử tiết sau ( ôn kiến thức đã học chương I và II) – phần lịch sử Việt Nam.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_tiet_21_bai_12_doi_song_kinh_te_van_hoa_ti.doc
Giáo án liên quan