Giáo án Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Nguyễn Thị Tuyến

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : -Giúp học sinh nắm được:

-Những nét chính về cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân.

-Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.

2. Tư tưởng:

-Nâng cao lòng căm thù quân xâm lược bạo tàn, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

3. Kỹ năng : Sử dụng bản đồ khi học, trình bày bài học.

II. Tài liệu,thiết bị dạy học:

-Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVI THỜI LÊ SƠ Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV. Tuần 17 Tiết 33 Ngày soạn: 26/12/2005 Ngày dạy: 28/12/2005 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : -Giúp học sinh nắm được: -Những nét chính về cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân. -Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV. 2. Tư tưởng: -Nâng cao lòng căm thù quân xâm lược bạo tàn, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc. 3. Kỹ năng : Sử dụng bản đồ khi học, trình bày bài học. II. Tài liệu,thiết bị dạy học: -Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV. III. Hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài mới: Cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XV, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt những chính sách nhằm làm thay đổi tình hình đất nước. Cuộc cải cách đang tiến hành thì quân Minh xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2.Dạy – học bài mới: 1.Cuộc xâmlược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ: Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cần đạt * HS đọc đoạn 1/ 82/ SGK. -?H:Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao? ( Không , đó chỉ là cái cớ, thực chất chúng muốn xâm lược để đặt ách thống trị đối với đất nước ta) GV giải thích thêm:Nhà Minh là 1 triều đại phong kiến TQ do Chu Nguyên Chương thành lập năm 1368; lúc đầu hoạt động ở vùng Đông Ngô, tự xưng là Ngô Vương, nên nhân dân ta thời đó còn gọi quân Minh là quân Ngô. * GV dùng bản đồ “ Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV” để tường thuật nét chính:sau khi tràn vào biên giới nước ta,quân giặc chia thành 2 mũi đánh vào Lạng Sơn rồi nhằm hướng tiến vào Đông Đô. ?H:Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng? +Nhà Hồ kháng chiến đơn độc, không đoàn kết được toàn dân " không phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. Lại bị nhân dân xa rời, oán ghét ( vì những cuộc cải cách của Hồ Quý Ly) +Đường lối đánh giặc sai lầm: nặng về phòng thủ, rút lui. * GV khắc sâu câu nói của con trai trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo” *GV sơ kết mục 1, chuyển ý sang mục 2 -11/ 1406, 20 vạn quân Minh do Trương phụ chỉ huy tràn vào biên giới nước ta. -1. 1407, quân Minh chiến thắng Thăng Long ( Đông Đô), nhà Hồ lui về thành Tây Đô cố thủ. -4. 1407, quân Minh tấn công Tây Đô. Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh , bị bắt vào tháng 6. 1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. 2. Chính sách cai trị của nhà Minh: -Giảng:Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp đất nướcta. -HS làm việc với SGK theo nhóm thảo luận. -?H:Hãy nêu các chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hoá của nhà Minh đối với đất nước ta? Mục đích của các chính sách đó? +Xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới +Đồng hoá dân tộc ta – xoá bỏ dân tộc ta +Đàn áp, bóc lột tàn bạo * GV đọc đoạn chữ nhỏ nói về tội ác của nhà Minh đối với nhân dân ta. -?H:Qua đó, em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta? -Giảng: Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làn cho xã hội thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, điêu đứng. Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. a.Chính trị: -Xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, thành lập quận Giao Chỉ, sát nhập vào TQ " xoá tên nước ta. -Tăng cường khủng bố đàn áp b.Kinh tế: -Đặy ra hàng trăm thứ thuế. -Bắt phụ nữ, trẻ em mang về TQ làm nô tì. c.Văn hoá: -Thi hành chính sách đồng hoá : bắt dân ta bỏ phong tục tập quán truyền thống; thiêu huỷ sách quý, mang về TQ nhiều sách có giá trị. 3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần: Giảng:Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta thời bấy giờ. Ngược lại càng làm cho cuộc đấu tranh thêm mạnh mẽ. Ngay sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt, nhân dân ta nhiều nơi nổi dậy khởi nghĩa chống Minh ( chữ nhỏ trong SGK / 83). Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. ( GV dùng lược đồ khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng tường thuật) GV TT tường thuật: Sau khi Trần Ngỗi nghe lời gièm pha giết 2 tướng giỏi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, con trai 2 ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu Trùng Quang Đế phát động khởi nghĩa. GV:Đặng Dung trước khi chết còn làm thơ “ Cảm hoài” thể hiện lòng uất giận vì chưa trả xong nợ nước. Nguyễn Cảnh Dị khi bị bắt đã mắng vào mặt Trương Phụ “ chính ta muốn giết mày”. -?H:Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại ( Do thiếu liên kết, chưa tạo thành phong trào chung, nội bộ mâu thuẫn) -Giảng:Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đó được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta a.Khởi nghĩa Trần Ngỗi ( 1407 – 1409): -10. 1407, Trần Triệu Cơ đưa Trần Ngỗi lên làm minh chủ ( Giản Định Hoàng Đế) -12. 1408, đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô ( Nam Định) -1409, nội bộ mâu thuẫn, khởi nghĩa thất bại. b.Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng: ( 1409- 1414): -Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang Đế. -Khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu ( Quảng Nam). -1411, quân Minh được tăng viện binh tấn công Thanh Hoá, nghĩa quân rút về Thuận Hoá. -8. 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị bị bắt. Khởi nghĩa thất bại. 3. Củng cố bài học: -Đường lối của nhà Trần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống xâm lược Minh có gì khác nhau? Nhà Trần -Dựa vào dân đánh giặc, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều, “ lấy đoản binh thắng trường trận” – vừa đánh cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng. -Đoàn kết toàn dân, huy động nhân dân tích cực, chú trọng tham gia; phát huy sức mạnh toàn dân, khai thác chỗ yếu của kẻ thù buộc chúng đánh theo cách đánh của ta. Nhà Hồ -Không dựa vào dân, không đoàn kết được toàn dân mà kháng chiến đơn độc. -Cách đánh: nặng về phòng thủ, rút lui. -Trình bày nguyên nhân bùng nổ, biễn biến chính và nguyên nhân thất bại của những cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng? 4.Hướng dẫn về nhà: -Học bài cũ , ôn tập chương III, chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_bai_18_cuoc_khang_chien_cua_nha_ho_va_phon.doc
Giáo án liên quan