Giáo án Lịch sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - THCS Tân Châu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

 Giúp học sinh hiểu và nắm được:

- Các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.

-Việc tổ chức lại Bộ máy Nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.

 2. Tư tưởng :

- Giáo dục lòng tự hào là con dân nước Đại Việt, ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Kỹ năng :

- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước.

II. Tài liệu- Phương tiện dạy học:

-Bản đồ nước Đại Việt thế kỉ X đến thế kỉ XV.

-Sơ đồ tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lý (để trống )

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 NS: 21/10/07 Tiết 14 ND: 24/10/07 CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ ( THẾ KỈ XI – XII ) Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu và nắm được: - Các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long. -Việc tổ chức lại Bộ máy Nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội. 2. Tư tưởng : - Giáo dục lòng tự hào là con dân nước Đại Việt, ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Kỹ năng : - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước. II. Tài liệu- Phương tiện dạy học: -Bản đồ nước Đại Việt thế kỉ X đến thế kỉ XV. -Sơ đồ tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lý (để trống ) III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : 2.1. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển? 2.2. Đời sống XH và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi? 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài mới: Nhà Tiền Lê đã có những cống hiến to lớn trong lịch sử dân tộc. Nhưng khi Lê Hoàn mất thì nội bộ trong triều lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước. Nhà Lý thành lập Vậy để biết nhà Lý đã được thành lập như thế nào? Đã làm những gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. ( Bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc XD đất nước ) b.Hoạt động dạy học: -H: Sau khi Lê Hoàn mất tình hình nhà Lê ra sao? Giảng: 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, mắc bệnh trĩ không ngồi được phải nằm để coi chầu -gọi là Lê NgọaTriều. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo,nhân dân ai cũng căm ghét. Những việc làm của Long Đĩnh: Cho người vào cũi thả trôi sông, róc mía trên đầu nhà sư, dùng giao cùn xẻo thịt người " là một trong những nguyên nhân dẫn đến triều Tiền Lê sụp đổ. - H:Khi Long Đĩnh chết, quan lại trong triều tôn ai lên làm vua? - H:Em biết gì về Lý Công Uẩn? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua? 1.Sự thành lập nhà Lý: - 1009, Lê Long Đĩnh chết. Triều đình tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập. - 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại -GV treo bản đồ Việt Nam và chỉ hai vùng đất Hoa Lư và Thăng Long trên bản đồ. -H:Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long? + Địa thế thuận lợi, là nơi tụ tập của 4 phương ( Chiếu dời đô ) + Thăng Long ( Rồng bay lên ) " thể hiện mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc. -H:Từ khi chọn làm kinh đô, Thăng Long đã được nhà Lý xây dựng và phát triển như thế nào? ( Thăng Long dần trở thành đô thị phồn vinh Thăng Long gồm 2 khu vực: Hoàng cung và phố chợ dân gian. Trong Hoàng cung có nhiều công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, nhiều đền thờ các vị anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Phùng Hưng ( HS đọc chữ nhỏ/ SGK về mô tả Hoàng cung ) -Liên hệ: Vừa qua , năm 2003 – chúng ta vừa phát hiện Hoàng thành Thăng Long ở Thủ đô Hà Nội và vào ngày 7/ 10/ 2004 , chúng ta vừa hoàn thành tượng vua Lý Thái Tổ) -HS đọc sách GK “ Năm 1054hương và xã”.HS Thảoluận + hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước ( sơ đồ trống ) La, lấy tên là Thăng Long. -1054, đổi tên nước là Đại Việt và tổ chức bộ máy nhà nước. Vua, quan đại thần Ở TW: Quan văn Quan võ 24 Lộ, Phủ Ở ĐP: Huyện Hương, xã Hương , xã -?H:Qua đó, hãy mô tả bộ máy chính quyền thời Lý? Lưu ý HS: Ở thời Lý, vua đặt ra luật lệ ai làm quan thì người đó phải là con cháu quan lại. Qua bộ máy chính quyền thời Lý ta thấy bộ máy chính quyền ngày càng hoàn chỉnh -H: Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ? -H: Em hãy giải thích tại sao muốn giữ được an ninh xã hội thì phải có luật pháp? Giảng: Thời, Ngô, Đinh, Tiền, Lê nước ta chưa có 1 hệ thống luật pháp cụ thể. Mới chỉ có những hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội. -H:Nội dung chủ yếu của Luật Hình Thư và tác dụng của nó? -H: Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? - Giải thích chính sách “ngụ binh ư nông”. - H:Qua đó, em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý ( tổ chức chặt che,õ quy củ ). * HS đọc từ “ nhà Lý trở lại bình thường” -H:Nhà Lý đã làm gì để củng cố nền thống nhất quốc gia? -H: Qua đó, cho biết em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng? ( Hoàn chỉnh hơn thời Đinh – Tiền Lê) -GV liên hệ thực tế ngày nay +Ở Trung ương: Vua nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua có các quan đại thần, các quan văn, võ - Tổ chức nhà nước: Tổ chức lại chính quyền chuyên chế , biên thêm cung điện có treo chuông lớn. +Ở Địa phương:Chia nước thành 24 lộ, Phủ dưới là huyện, dưới huyện là hương, xã. 2. Luật pháp và quân đội: a.Luật pháp: - Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật hình thư ( Bộ luật thành văn đầu tiên) + Bảo vệ vua , triều đình , xã hội , sản xuất nông nghiệp. b.Quân đội: - Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”. c. Nhà Lý củng cố nền thống nhất quốc gia: -Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc. Kiên quyết trấn áp kẻ phản bội. -Đối ngoại: Quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-Pa nhưng kiên quyết đánh trả những cuộc xâm lấn. " Chính sách vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết. 4. Củng cố bài học: a. Bài tập: 1. Khoanh tròn vào các câu em cho là đúng về các việc làm của nhà Lý nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước: a.Các vua nhà Lý ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. b. Các chức vụ quan trọng không để người thân cận nắm giữ để có thể thao túng quyền hành. c. Đặt chuông trước cửa điện để dân kêu oan. d. Khoảng cách giữa chính quyền nhà Lý với dân rất xa. e. Ban hành luật Hình thư. f. Tổ chức lại bộ máy chính quyền, quân đội. g. Chú trọng xây dựng, củng cố khối đoàn kết các dân tộc trong nước, quan hệ hoà hiếu với nước ngoài. Đáp án: a, c, e, f, g. -2. Điền vào sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý dưới đây: Chính quyền Trung ương: Chính quyền Địa phương: b. Kết luận: -Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương, với hệ thống luật pháp và quân đội hoàn chỉnh hơn thời Đinh –Tiền –Lê. - Nhà Lý xây dựng quốc gia độc lập thống nhất với những chính sách đối nội , đối ngoại tích cực. 5.Dặn dòø: - Học bài cũ, kết hợp vở ghi và sgk học bài, học kĩ phần 1, 2. Chuẩn bị bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075–1077)

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_bai_10_nha_ly_day_manh_cong_cuoc_xay_dung.doc
Giáo án liên quan