I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.
- Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị, sử cũ gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc.
- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
- Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.
2. Về tư tưởng tình cảm: làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3. Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian, làm các dạng bài tập.
II. PHƯƠNG TIỆN:
-GV: Giaó án, Sgk, Sgv, bảng phụ,.
-HS: Học bài củ soạn bài ôn tập,
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 34: Làm bài tập lịch sử - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 30 Tiết ppct 30 Ngày soạn : 09/ 03/ 2010
Lớp: Khối 6 Ngày dạy :........................
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.
- Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị, sử cũ gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc.
- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
- Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.
2. Về tư tưởng tình cảm: làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3. Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian, làm các dạng bài tập...........
II. PHƯƠNG TIỆN:
-GV: Giaó án, Sgk, Sgv, bảng phụ,..
-HS: Học bài củ soạn bài ôn tập,
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ( lòng vào tiết học )
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-HS ổn định
-HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
-GV Y/C hs trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Triệu Quang Phục chọn nơi nào để đánh quân xâm lược Lương ?
Câu 2: Triệu Việt Vương là niên hiệu của vị Vua nào ?
Câu3: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành ?
Câu 4: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là ?
Câu 5: Nhân dân vùng Dạ Trạch gọi Triệu Quang Phục là ?
Câu 6: Khi ra trận, Bà thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trong rất oai phong lẫm liệt. Bà là ai ?
Câu 7: Vị tướng nào của nhà Hán đả bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lén trốn về Nam Hải (Quảng Đông) ?
Câu 8: Vị tướng nào của nước ta có sức vật nổi trâu, đánh được hổ ?
Câu 9: Nước Cham-pa được thành lập như thế nào ?
Câu 10: Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước ?
Câu 11: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế
nào ? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì ?
GV nhận xét và bổ sung
-HS trả lời:
-HS trả lời:
-HS trả lời:
-HS trả lời:
-HS lắng nghe và ghi nhớ
Câu 1: Vùng Sa Nam
Câu 2: Triệu Quang Phục
Câu 3: An Nam đô hộ phủ
Câu 4: Vạn Xuân
Câu 5: Dạ Trạch Vương
Câu 6: Bà Triệu
Câu 7: Tô Định
Câu 8: Phùng Hưng
Câu 9:
-Huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam), là nơi sinh sống của người Chăm cổ.
-Cuối thế kỷ II nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán không kiểm soát được các đất ở xa.
-Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập à xưng vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
-Dùng lực lượng quân sự để mở rộng lãnh thổ. Đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nam)
Câu 10:
-Được nhân dân ủng hộ, biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng, quân Lương chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
Câu 11:
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, ra sức vơ vét, bóc lột. Bắt dân ta nợp nhiều thứ thuế, cống nạp các sản vật quý.......
-Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân tộc.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
4/ Củng cố:
-GV khái quát lại một số ý trọng tâm
5/ Dặn dò:
-GV y/c hs xem lại bài và chuẩn bị KT45’
-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
-HS về nhà chuẩn bị
* Nhận xét:..............................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_tiet_34_lam_bai_tap_lich_su_nguyen_van_lie.doc