Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 34: Làm bài tập lịch sử - Nguyễn Thị Tuyến

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : -Giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức cơ bản của chương III – nước Đại Việt thời Trần ( thế kỉ XIII – XIV)

2. Tư tưởng:

-HS yêu thích, hứng thú học tập bộ môn.

-Cảm phục, tự hào về những chiến công, thành tựu mà cha ông thời Trần đã đạt được.

3. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức đã học để làmbài tập thực hành, tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập bảng thống kê, học bài và tường thuật diễn biến trên bản đồ

II. Tài liệu,thiết bị dạy học:

-Bảng phụ, phiếu học tập

-Bản đồ kháng chiến lần I, II, III, chống Mông - Nguyên

III. Hoạt động dạy và học:

1.Kiển tra bài cũ:

-Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại?

-Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên có gì khác đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 34: Làm bài tập lịch sử - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: BÀI TẬP LỊCH SỬ ( chương III) Tuần 17 Tiết 34 Ngày soạn: 29/12/2005 Ngày dạy: 31/12/2005 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : -Giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức cơ bản của chương III – nước Đại Việt thời Trần ( thế kỉ XIII – XIV) 2. Tư tưởng: -HS yêu thích, hứng thú học tập bộ môn. -Cảm phục, tự hào về những chiến công, thành tựu mà cha ông thời Trần đã đạt được. 3. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức đã học để làmbài tập thực hành, tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập bảng thống kê, học bài và tường thuật diễn biến trên bản đồ II. Tài liệu,thiết bị dạy học: -Bảng phụ, phiếu học tập -Bản đồ kháng chiến lần I, II, III, chống Mông - Nguyên III. Hoạt động dạy và học: 1.Kiển tra bài cũ: -Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại? -Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên có gì khác đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh? 2. Giới thiệu bài mới: GV yêu cầu của tiết học 3.Dạy – học bài mới: GV treo bảng phụ đã chuẩn bị các bài tập – HS làm bài tập trên phiếu học tập Bài tập 1:Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử lớn thời Trần theo mẫu sau: Niên đại Sự kiện lịch sử 1226 -Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần thành lập 1230 1258 1285 1288 1400 Bài tập2: GV treo bản đồ của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần. Nêu câu hỏi: Dựa vào bản đồ, trình bày tóm tắt diễn biến 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên Bài tập 3: a/ Em hiểu như thế nào là điền trang, thái ấp. Hãy ghi vào ô trống từ tương ứng với ý đã nêu -Bộ phận đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu làm bổng lộc .. -Bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vương hầu, quý tộc do khai hoang mà có b/ Điền vào ô trống chữ những từ thể hiện sự phát triển của mạng luới thương nghiệp và thành thị thời Trần: -Nơi diễn ra hoạt động buôn bán tấp nập, gọi là gì? ( 3 chữ cái) C -Trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước: ( 9 chữ cái) T -Trung tâm buôn bán với nước ngoài: ( 10 chữ cái) C V N Bài tập 4: a/ Hãy nêu các mũi tên cột I ( tên tác giả) sang cột II ( tên tác phẩm) sao cho tương ứng: TÊN TÁC GIẢ Trần Quốc Tuấn Trần Quang Khải Trương Hán Siêu TÊN TÁC PHẨM Phò giá về kinh Phú Sông Bạch Đằng Hịch Tướng Sĩ (I ) ( II) Thanh Hoá Tháp Phổ Minh b/ Nhà Trần có nhiều công trình kiến trúc mới, được xây dựng với kĩ thuật tinh xảo. Các công trình sau đây được xây dựng ở những ĐP nào? Hãy nối cột (I) sang cột (II) cho tương ứng: Nam Định Thành Tây Đô Thăng Long Hoàng Thành * Yêu cầu: Bài tập 1:HS thảo luận nhóm, điền chính xác các sự kiện sao cho tương ứng với niên đại có trong bảng thống kê. Đáp án: Năm 1226: Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần thành lập Năm 1230: Ban hành Quốc triều hình luật Năm 1258:Chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên lần I Năm 1285: Chiến thắng quân xâm lược Nguyên lần II Năm 1288: Chiến thắng quân xâm lược Nguyên III Năm 1400: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ. Bài tập 2: Học sinh trình bày ngắn gọn diễn biến 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên trên bản đồ ( 1258 – 1288) theo dàn ý: -Lần I: 1/ 1258, 3 vạn quân Mông Nguyên tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên, bị quân ta chặn lại, sau đó tiến đến Thăng Long gặp cảnh “ vườn không nhà trống”, thiếu lương thực phải đi cướp phá các làng xung quanh, bị nhân dân các làng xã đánh trả, lực lượng bị tiêu hao dần. Nhân cơ hội đó, quân Trần mở cuộc phản công lớn vào Đông Bộ Đầu. Ngày 20. 1. 1258, quân Mông Nguyên phải rời Thăng Long về nước, đến Quy Hoá bị quân Hà Bổng đánh tan tác . -Lần II: 1/ 1258, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta. Quân ta vừa đánh cản địch vừa lui về vạn Kiếp, Thiên Trường để bảo vệ lực lượng. Nhân dân Thăng Long thực hiện “ vườn không nhà trống” buộc Thoát Hoan phải đóng ở phía Bắc Sông Hồng. Cùng 1 lúc, Toa Đô từ Cham pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá; Thoát Hoan cũng mở 1 cuộc tấn công lớn xuống phía nam, tạo thành thế “ gọng kìm” tiêu diệt chủ lực của ta nhưng không tấn công. Thoát Hoan buộc phải rút về Thăng Long, chờ tiếp viện rơi vào thế hoang mang, bị động, thiếu lương thực trầm trọng. Nhân cơ hội đó, quân Trần phản công, đánh bại giặc nhiều nơi: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến về giải phóng Thăng Long. Giặc hốt hoảng tháo chạy, bị truy kích tiêu diệt, nhiều tên bị giết. Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về nước. Toa Đô bị chém đầu. Sau gần 2 tháng phản công ( tháng. 5. 6) quân Trần đánh tan tành 50 vạn quân xân lực Nguyên, kết thúc cuộc kháng chiến lần II. -Lần III: 2 lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, Vua Nguyên tức giận, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần III, Tháng 12 . 1287, 30 vạn quân Nguyên cùng đoàn thuyền lương, thuyền chiến ồ ạt tiến vào nước ta. Quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang, đóng quân ở Vạn Kiếp. Quân Thuỷ; đi theo đường biển vào Sông Bạch Đằng về hội quân tại Vạn Kiếp. Trên đường đi, đoàn thuyền lương bị đánh tan tành ở Vân Đồn. +1/ 1288, Thoát Hoan kéo vào Thăng Long, phố phường vắng lặng, điên cuồng tàn phá, gây nhiều tội ác với nhân dân ta, rơi vào cảnh thiếu lương thực, tuyệt vong, quyết định rút về nước. Quân Trần do vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy quyết định lấy Sông Bạch Đằng làm mồ chôn quân xâm lược, bố trí trận địa cộc ngầm, nhử địch vào tiêu diệt. Kết quả: Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ quân thuỷ bị tiêu diệt. Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy rút về Quảng Tây cũng bị quân ta đánh tan tác. Cuộc kháng chiến lần III kết thúc thắng lợi vẻ vang. Bài tập 3 ( N3): HS nêu được. a. -Đất đai nhà vua phong cho vương hầu, quý tộc làm bổng lộc: Thái Aáp -Đất đai thuộc quyền sở hữu của vương hầu do khai hoang: điền trang b. -Nơi buôn bán diễn ra tấp nập: chợ -Trung tâm kinh tế sầm uất: Thăng Long -Trung tâm buôn bán với nước ngoài: Cảng Vân Đồn Bài tập 4:(nhóm 4): HS nối được. a. -Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ. -Trần Quang Khải: Phò giá về kinh -Trương Hán Siêu: Phú Sông Bạch Đằng b. -Tháp Phổ Minh: - Nam Định -Thành Tây Đô: - Thanh Hoá -Hoàng Thành: - Thăng Long ( nếu còn thời gian, GV yêu cầu họcsinh mô tả 1 trong 3 công trình kiến trúc trèn) 4.Hướng dẫn về nhà: -Tiếp tục ôn chương III. Nắm vững tình hình chính trị, quân sự, văn hoán kinh tế thời Trần -Chuẩn bị bài mới – bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 – 1427) Phần I – Thời kì ở miền Tây Thanh Hoá. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_6_tiet_34_lam_bai_tap_lich_su_nguyen_thi_tuy.doc
Giáo án liên quan