A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nguồn gốc loài người, quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại. Đời sống vật chất, tổ chức xã hội của người nguyên thủy và sự tan rã xã hội nguyên thủy.
2. Thái độ
Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động, sản xuất trong sự phát triển của xã hội loại người.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh.
B. CHUẨN BỊ
Tham khảo tài liệu có liên quan, Tranh ảnh, hiện vật các công cụ lao động, đồ trang sức.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao phải xác định thời gian ?
- Ngày xưa, người ta tính thời gian như thế nào?
13 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Một: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Tuần 3 – Tiết 3
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Ngày soạn:.
Người dạy:.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nguồn gốc loài người, quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại. Đời sống vật chất, tổ chức xã hội của người nguyên thủy và sự tan rã xã hội nguyên thủy.
2. Thái độ
Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động, sản xuất trong sự phát triển của xã hội loại người.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh.
B. CHUẨN BỊ
Tham khảo tài liệu có liên quan, Tranh ảnh, hiện vật các công cụ lao động, đồ trang sức.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao phải xác định thời gian ?
- Ngày xưa, người ta tính thời gian như thế nào?
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự xuất hiện và cuộc sống của con người trên trái đất.
- Học sinh đọc sách giáo khoa:
1) Loài ngươì có nguồn gốc từ đâu?
2) Người tối cổ có hình dáng, cuộc sống như thế nào ? Xuất hiện thời gian khi nào ? ở đâu?
- Giáo viên giảng
* Hoạt động 2: Phân biệt sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn.
-Học sinh đọc sách giáo khoa:
1) Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào ? Ở đâu ?
Thảo luận:
Quan sát hình 5 trong sách giáo khoa, Em thấy người tinh khôn khác với người tối cổ ở những điểm nàovề hình dáng, bộ
óc, cuộc sống ?
- Học sinh thảo luận theo tổ nhóm -> tranh luận kết quả GV: Thống nhất kết quả.
* Hoạt động 3: Phân tích nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
1) Thảo luận cặp: Theo em, vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
2) Công cụ lao động bằng kim loại có tác dụng gì?
Làm tăng năng suất lao động, xuất hiện sản phẩm dư thừa, xa hội phân hóa giàu nghèo -> xã hội có giai cấp.
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
* Nguồn gốc: Từ một loài vượn cổ có hình dáng người.
* Thời gian xuất hiện: Khoảng 3 – 4 vạn năm.
* Nơi tìm thấy vết tích: ở miền đông châu phi, đảo Giava, Bắc kinh TQ.
* Cuộc sống: Sống theo bầy, săn bắt hái lượm.
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
* Cuộc sống: Sống từng nhóm nhỏ (thị tộc). Biết trồng rau, chăn nuôi, làm đồ trang sức.
* Thời gian xuất hiện: Cách đây khoảng 4 vạn năm.
* Nơi tìm thấy vết tích: Ở khắp các châu lục.
3. Vì sao xã hội nguyên thủy ta rã?
- Sản phẩm dư thừa -> xuất hiện giai cấp.
D. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
- Con người xuất hiện khi nào?
- Cuộc sống người tinh khôn có gì khác so với người tối cổ?
- Do đâu mà xã hội nguyên thủy tan rã?
E. BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa, tập quan sát hình và phân tích, đọc nghiên cứu bài mới " Các quốc gia cổ đại phương Đông ", sưu tầm tranh ảnh.
Tiết 4 – Tuần 4
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Ngày soạn:.
Người dạy:.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sự xuất hiện của nhà nước và xã hội có giai cấp, những giai tầng trong xã hội và hình thức nhà nước chuyên chế cổ đại.
2.Thái độ
Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và nhà nước chuyên chế.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích bản đồ.
B. CHUẨN BỊ
Tham khảo tài liệu có liên quan, tranh ảnh, hiện vật các công cụ lao động, đồ trang sức.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
- Nhìn hình so sánh sự khác biệt giữa người tối cổ và tinh khôn?
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
2. Dẫn dắt vào bài mới
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các quốc gia cổ đại phương đông.
- HS đọc sách giáo khoa:
1) Các quốc gia cổ đại Phương Đông hình thành ở đâu? Khi nào? Em hãy kể tên? (Phần trả lời là nội dung ghi bảng).
Thảo luận:
Ở lưu vực dòng sông lớn có những điều kiện thuận lợi gì cho sự ra đời của các quốc gia cổ đại?
Trả lời: Đất mền, giàu phu sa, giữ nước tốt, thích hợp trồng lúa.
Giáo viên hỏi: Địa bàn của các quốc gia cổ có giống như ngày nay không?
Học sinh quan sát bản đồ: Không, diện tích chỉ chiếm một phần, chủ yếu tập trung ở các lưu vực của sông.
Giáo viên giảng: Ở những lưu vực sông lớn tuy rằng có những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển nông nghiệp trồng lúa, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là nơi đây thường xuyên bị lũ (các em có biết lũ không?) do địa hình thấp. Vậy để khắc phục tình trạng này các quốc gia cổ đại phải làm gì?
* Học sinh quan sát hình 8 để so cách làm lúa thời đó khác gì ngày nay: Ngày xưa phương tiện thô sơ chỉ là thủ công, bây giờ thì hiện đại có máy móc.
* Nội dung hình 8: Người Ai Cập cổ đang gieo lúa, chất lúa thành đống,đập lúa và hình dưới là chở lúa về.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu xã hội phương Đông.
Thảo luận:
Ở các quốc gia cổ đại Phương Đông gồm có những tầng lớp nào? Nêu đặc điểm nhiệm vụ của từng tầng lớp? (Phần trả lời là nội dung ghi bảng).
- HS đọc điều luật trong sách giáo khoa:
Qua 2 điều luật các em thấy có bất công không và bất công với giai cấp nào? Như thế nó sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời: Có bất công với nông dân và nô lệ. Hậu quả xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô lệ.
Học sinh đọc tên các cuộc khởi nghĩa trong sách
Giáo viên kết luận: Nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về thể chế nhà nước của các quốc gai cổ đại Phương đông.
>>> Sau khi ghi bảng:
Giáo viên hỏi: Nhà nước ra đời để làm gì?
Trả lời: Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại.
- Học sinh đọc sách giáo khoa: Công việc cụ thể của vua và quan lại?
Trả lời: Vua chủ trì nghi lễ tôn giáo, ban hành luật, chỉ huy quân đội, sản xuất Quan lại thu thuế
Giáo viên hỏi: Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế ?
Trả lời: Vua nắm có quyền lực tối cao.
1. Các quốc gia cổ đại Phương Đông đã được hình thành ở đâu? Và từ bao giờ?
- Trên các lưu vực sông lớn, từ thiên niên kỉ IV đến III TCN: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ
- Nông nghiệp trồng lúa là nghành kinh tế chính.
2. Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Gồm 3 tầng lớp:
+ Quý tộc, quan lại, thống trị, có nhiều của cải.
+ Nông dân công xã, sản xuất chính của xã hội.
+ Nô lệ, hầu hạ phục dịch quý tộc, vua quan lại.
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông?
- Nhà nước cổ đại phương Đông bao gồm VUA là người đứng đầu có quyền hành rất lớn, giúp việc cho vua có QUAN LẠI. Cùng nhau thống trị NÔNG DÂN CÔNG XÃ và NÔ LỆ.
D. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
- Nhắc lại nội dung chính trong 3 mục của bài.
E. BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Xem lại nội dung vỡ ghi, học bài cũ
- Xem bi các quốc gia cổ đại Phương Tây.
Tuần 5 – Tiết 5
Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Ngày soạn:.
Người dạy:.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sự xuất hiện của nhà nước và xã hội có giai cấp, những giai tầng trong xã hội và hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ.
2. Thái độ
Giúp HS có ý thức hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
3. Kĩ năng
Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
B. CHUẨN BỊ
Bản đồ thế giới cổ đại, các tư liệu liên quan.
C. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Vì sao các quốc gia này lại hình thành trên lưu vực các con sông lớn?
2. Giới thiệu bài mới
“Sự xuất hiện của nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà còn xuất hiện ở những vùng khó khăn của phương Tây.Vậy các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành như thế nào? Bao gồm những giai cấp nào và chế độ chiếm hữu nô lệ là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả những vấn đề này trong bài học hôm nay”
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động1: Tìm hiểu sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây và so sánh với phương Đông.
- Giáo viên giới thiệu trên lược đồ các quốc gia cổ đại, vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây và thời gian hình thành (Hi Lạp va Rơ-ma cổ đại):
1) Tại sao ở phương Tây, các quốc gia cổ đại lại hình thành muộn hơn so với phương Đông?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
Thảo luận:
Nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu là phát triển ngành gì? Vì sao ?
-Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây.
- Học sinh đọc “Đầu..biết nói”:
1) Sự phát triển về thủ công nghiệp và thương nghiệp dẫn đến sự thay đổi về xã hội như thế nào?
2) Cuộc sống của những người nô lệ ở Hy Lạp và Rôma cổ đại ra sao?
-Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về chế độ chiếm hữu nô lệ.
1) Theo em, trong xã hội cổ đại phương Tây, người nô lệ phải làm những việc gì? Quyền hạn ra sao?
2) Chủ nô có những quyền hành gì?
-Học sinh suy nghĩ trả lời.
1) Theo em, thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ?
- Học sinh trao đổi theo cặp, trả lời.
1) Nhà nước cổ đại Hi Lạp, Rôma thuộc về ai? Nhà nước đó được tổ chức như thế nào?
-Học sinh làm việc theo nhóm:
1) So sánh chế độ chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây với các quốc gia cổ đại phương Đông?
1. Sự hình thnh các quốc gia cổ đại phương Tây?
* Sự hình thành: Tại các bán đảo Ban Căng và Italia, vào khoảng thiên niên kỉ I TCN.
* Kinh tế chính: Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
2 . Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rôma gồm những giai cấp nào?
- Giai cấp chủ nô
- Giai cấp nô lệ
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính Song họ không có quyền hành gì.
-Chủ nô nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế.
- Chế độ chính trị, dân chủ chủ nô.
D.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
- Các quốc gia cổ đại phương Tây đ được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
E.BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Học thuộc các phần vừa ghi.
- Chuẩn bị trước bài: VĂN HÓA CỔ ĐẠI : Các dân tộc phương Đông và Người Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
Tiết 6 – Tuần 6
Bài 6: VĂN HOÁ CỔ ĐẠI
Ngày soạn:.
Người dạy:.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Những thành tựu văn hóa của phương Đông và phương Tây thời cổ đại.
2. Thái độ
Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu văn minh của nhân loại.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.
B. CHUẨN BỊ
Tham khảo tài liệu có liên quan, tranh ảnh một số công trình tiêu biểu.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
- Các quốc gia cổ đại Phương Tây được hình thành như thế nào? Vì sao kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Phương Tây lại là thủ công, thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương phát triển?
- Thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ ?
2. Giới thiệu bài mới
„Các quốc gia cổ đại đựoc hình thành theo thời gian khác nhau, với cơ cấu xã hội, thành phần kinh tế, thể chế xã hội khác nhau nhưng đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn hóa đồ sộ phong phú, có nhiều thành tựu mà hiện nay chúng ta vẫn còn đang sử dụng. Đó là những thành tựu gì? Ai là người sáng tạo? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...”
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu văn hoá của người cổ đại Phương Đông.
1) Người Phương Đông đã để lại những gì cho văn hoá nhân loại?
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
Thảo luận:
Em hãy nêu những thành tựu khoa học lớn của các dân tộc cổ đại Phương Đông?
- Học sinh thảo luận nhóm -> đại diện trả lời, nhận xét.
- Giáo viên gợi mớ và phân tích thêm.
1) Người Phương Đông dựa vào đâu để sáng tạo ra lịch ?
2) Chữ tượng hình thường viết ở đâu?
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô tả hình trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu văn hoá của người phương Tây.
1) Người Hy lạp và Rô ma có những thành tựu văn hoá gì ?
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
1) Cách tính lịch của người Phương Tây có gì khác so với người Phương Đông?
2) Nêu tên các thành tựu chính của toán học, vật lý, lịch sử, địa lý và tên các nhà khoa học nổi tiếng?
- Giáo viên có thể cho học sinh lập bảng để thống kê.
Lĩnh vực
Tên nhà khoa học
Phát minh
Toán
Vật lý
.
1) Người Phương Tây có những công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
- Nêu trong sách giáo khoa, giáo viên đưa tranh ảnh để giới thiệu.
1) Nêu những thành tựu về nghệ thuật sân khấu?
1. Các dân tộc phương Đông cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
* Về Thiên văn học: Sáng tạo ra lịch, đồng hồ đo thời gian
* Thành tựu khoa học:
+ Chữ viết: Chữ tượng hình.
+ Toán học:
- Người Ai cập nghĩ ra phép đếm đên 10 , giỏi về hình học số pi = 3,14
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học.
- Người An độ sáng tạo ra chữ số từ
1 -> 0
* Kiến trúc điêu khắc:
- Kim Tự Tháp (Ai Cập),
- Thành Babilon (Lưỡng Hà)
2. Người Hi Lạp và Rôma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
* Thiên văn học: Tạo ra lịch dương (DL)
* Chữ viết: Tạo chữ cái: a,b,c gồm 20 chữ về sau là 26 chữ.
* Khoa học: Toán học vật lí, triết học, sử học, văn học, địa lí .v.v..đều phát triển ( SGK)
* Công trình kiến trúc, điêu khắc:
- Đền Pac nê tông ở Aten Hilạp
- Đấu trường Côlide ở Rôma
- Tượng lực sĩ ném đĩa , tượng thần vệ nữ ở Mi-lô Hi Lạp.
* Nghệ thuật sân khấu: Có hài kịch, bi kịch.
D. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
- Em hãy nêu lại những thành tựu nổi bật của người Phương Đông cổ đại?
- Người Phương Tây cổ đại đã có những đóng góp gì?
E. BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Làm bài tập 3
- Sưu tầm tranh ảnh, tên của những công trình nổi tiếng của thời cổ đại để lại.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_tiet_3_bai_3_xa_hoi_nguyen_thuy.doc