Câu 1. Em hãy ghi lại 4 câu thơ nói lên mục tiêu khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40?(2đ)
- “ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
Câu 2. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?(2đ)
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
- Xá thuế 2 năm liền cho dân.
- Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch.
Câu 3. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?(3đ)
- Nông nghiệp: + Cấy lúa 2 vụ
+ Dùng trâu bò để cày, bừa
+ Đắp đê, đào kênh ngòi.
+ Trồng nhiều các loại cây ăn quả.
- TCN: + Rèn sắt được phát triển để rèn đúc vũ khí và công cụ lao động
+ Dệt vải, làm gốm cổ truyền cũng được phát triển.
- Thương nghiệp: + Hàng hoá nhiều, chợ mọc lên nhiều nơi trao đổi giữa các nước.
+ Nhà Hán nắm độc quyền về ngoại giao.
3 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Đề cương ôn thi Năm 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NĂM 2009-2010
MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 6
Câu 1. Em hãy ghi lại 4 câu thơ nói lên mục tiêu khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40?(2đ)
- “ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
Câu 2. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?(2đ)
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
- Xá thuế 2 năm liền cho dân.
- Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch.
Câu 3. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?(3đ)
- Nông nghiệp: + Cấy lúa 2 vụ
+ Dùng trâu bò để cày, bừa
+ Đắp đê, đào kênh ngòi.
+ Trồng nhiều các loại cây ăn quả.
- TCN: + Rèn sắt được phát triển để rèn đúc vũ khí và công cụ lao động
+ Dệt vải, làm gốm cổ truyền cũng được phát triển.
- Thương nghiệp: + Hàng hoá nhiều, chợ mọc lên nhiều nơi trao đổi giữa các nước.
+ Nhà Hán nắm độc quyền về ngoại giao.
Câu 4. Chính sách đô hộ của nhà Lương có gì khác trước?(2đ)
- Chia nhỏ đơn vị hành chính nước ta.
- Thực hiện chính sách phân biệt đối xử chì sử dụng tôn thất và các dòng họ lớn giữ chức vụ quan trọng.
- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế.
Câu 5. Trình bày sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân? Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?(2đ)
- Sau khi đánh bại quân Lương Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân đóng đô ở cửa Sông Tô Lịch ( Hà Nội); thiết lập triều đình với 2 ban văn, võ.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân vì: thể hiện mong muốn cho sự trường tồn cảu dân tộc,của đất nước - độc lập lâu dài.
Câu 6. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo?(2đ)
- Do sự lãnh đạo tài tình của Triệu Quang Phục.
- Biết chớp lấy thời cơ khi quân Lương có loạn.
- Chọn Dạ Trạch làm căn cứ.
- Được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 7. Theo em sau hơn nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? ( 1đ)
- `Sau hơn nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy, tiếng nói của tổ tiên
Câu 8. Trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938?(3đ)
- Năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán kéo vào nước ta vượt qua bãi cọc ngầm.
- Quân ta vừa đánh vừa nhữ địch khi nước triều đang dâng; Khi nước triều rút Ngô Quyền cho quân đánh trả quyết liệt
- Quân Nam Hán thiệt quá nửa, Hoằng Tháo chết, Vua Nam Hán thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi.
Câu 9. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nứơc ta từ 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?( 1đ)
- Thời kì này nước ta liên tiếp phải chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường, Nam Hán nên gọi đó là thời kì Bắc thuộc.
Câu 10. Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?(3đ)
- Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến Phương Bắc.
- Mở ra một thời kì mới - thời kì xây dựng và bảo vệ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
- Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, tạo niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Câu 11. Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc?Chúng ta
- Hai Bà Trưng; Bà Triệu; Lý Bí; Triệu QuangPhục; Mai Thúc Loan; Phùng Hưng
Câu 12. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói riêng của mình?(2đ)
- Trường học được mở chỉ có con em quý tộc mới được học.
- Phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống mãnh liệt.
Câu 13. Hơn nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?( 2đ)
Hơn nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước và tấm gương những anh hùng dân tộc.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc
Câu 14. Những biến chuyển về xã hội và văn hoá nước ta từ thế kỉ I – VI ?(2đ)
- Người Hán thâu tóm mọi quyền hành vào tay mình, trực tiếp nắm đến huyện.
- Mở trường dạy chữ Hán
- Nho giáo, đạo giáo, phật giáo và những phong tục luật lệ Hán được truyền vào nước ta.
- Dân ta vẫn giữ được tiếng nói và phong tục của mình.
Câu 15. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?(2đ)
- Chủ động: Khi quân giặc còn chuẩn bị , Ông đã chủ động tổ chức kháng chiến, dự đoán quân giặc vào đường sông Bạch Đằng nên Ông đã bàn với các tướng quyết định chọn Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với quân giặc.
- Độc đáo: Tạo trận địa cọc ngầm ở những nơi hiểm yếu và gần cửa biển, có quân mai phục hai bên bờ; dựa vào nước thuỷ triều lên xuống
Câu 16. Theo em thất bại của cuộc khởi nghĩa Lý Bí có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Vì sao?(3đ)
- Sự thất bại của Lý Nam đế không phải là sự sụp đổ của nhà nước Vạn Xuân.
- Vì: + Lực lượng của Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử vẫn còn ở Thanh Hoá.
+ Cuộc chiến đấu của nhân ta vẫn còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
Câu 17. Chính sách cai trị các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là gì?(3đ)
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta vô cùng thâm độc, tàn bạo: bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, đóng nhiều thứ thuế hết sức vô lý.
- Nắm độc quyền về sắt để kìm hãm sản xuất và sản xuất vũ khí của nhân dân ta.
- Bắt dân ta học chữ Hán và theo phong tục Hán
- Chính sách thâm độc nhất là đồng hoá dân ta.
Câu 18. Để xây dựng chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì?(2đ)
- Đặt lại khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
- Xem xét và định lại mức thuế
- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
- Lập lại sổ hộ khẩu.
Câu 19. Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường có gì khác trước?(2đ)
- Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
- Trực tiếp cai trị các châu, huyện
- Sửa đường giao thông thuỷ, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến quận, huyện.
- Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, kể cả quả vải.
Câu 20. Văn hoá Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X được thể hiện như thế nào?(2đ)
- Phát triển rực rỡ và phong phú:
+ Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.
+ Theo đạo Bà La Môn và phật giáo
+ Họ sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo mang đậm tính cách và tâm hồn người Chăm.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_de_cuong_on_thi_nam_2009_2010.doc