I. MỤC TIÊU
Học xong môn Khoa học trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:
1. Một số kiến thức cơ bản và thực tế về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự tăng trưởng và phát triển của con người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Một số kỹ năng về:
- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện.
- Quan sát, thực hành, áp dụng và hướng dẫn người khác áp dụng một số kiến thức vào đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Một số thái độ và hành vi:
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.
- Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
27 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn khoa học
i. Mục tiêu
Học xong môn Khoa học trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:
1. Một số kiến thức cơ bản và thực tế về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự tăng trưởng và phát triển của con người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Một số kỹ năng về:
- ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện.
- Quan sát, thực hành, áp dụng và hướng dẫn người khác áp dụng một số kiến thức vào đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, …
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Một số thái độ và hành vi:
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.
- Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II. nội dung
1. Kế hoạch dạy học
Nội dung
Giai đoạn II
Lớp 4
(tiết)
Lớp 5
(tiết)
Tổng số
(tiết)
1. Con người và sức khoẻ
10
10
20
2. Vật chất và năng lượng
19
17
36
3. Thực vật và động vật
6
4
10
4. Môi trường và tài nguyên
0
4
4
Tổng số tiết
35
35
70
2. Nội dung dạy học từng lớp
Lớp 4
(35 tiết; trong đó, ôn tập và kiểm tra 5 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
a) Trao đổi chất ở người
- Một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Vai trò của các cơ quan trong sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
b) Nhu cầu dinh dưỡng
- Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể.
- Dinh dưỡng hợp lý.
- An toàn thực phẩm.
c) Vệ sinh phòng bệnh
- Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
- Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
d) An toàn trong cuộc sống
- Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Phòng tránh bỏng.
2. Vật chất và năng lượng
a) Nước
- Tính chất.
- Vai trò.
- Ô nhiễm nguồn nước; sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
b) Không khí
- Tính chất, thành phần.
- Vai trò.
- Ô nhiễm không khí và bảo vệ bầu không khí.
c) ánh sáng
- Vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng.
- Vật cho ánh sáng đi qua và vật cản sáng.
- Vai trò của ánh sáng. Sử dụng ánh sáng trong đời sống.
d) Nhiệt
- Nhiệt độ, nhiệt kế.
- Nguồn nhiệt, vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
- Vai trò của nhiệt. Sử dụng an toàn và tiết kiệm một số nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
đ) Âm thanh
- Nguồn âm.
- Vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Một số biện pháp chống tiếng ồn.
3. Thực vật và động vật
a) Trao đổi chất ở thực vật
- Nhu cầu không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt.
- Sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
b) Trao đổi chất ở động vật
- Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt.
- Sơ đồ sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường.
c) Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
Lớp 5
(35 tiết; trong đó, ôn tập và kiểm tra 5 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
a) Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người
- Sự sinh sản.
- Sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.
b) Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh tuổi vị thành niên.
- Phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm.
c) An toàn trong cuộc sống
- Sử dụng thuốc an toàn.
- Phòng tránh bị xâm hại.
- Không sử dụng các chất gây nghiện.
- Phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Vật chất và năng lượng
a) Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng
- Sắt, gang thép, đồng, nhôm.
- Đá vôi, gạch, ngói, xi măng, thủy tinh.
b) Sự biến đổi của chất
- Ba thể của chất.
- Hỗn hợp và dung dịch.
- Sự biến đổi hoá học.
c) Sử dụng năng lượng
- Năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt.
- Năng lượng mặt trời, gió, nước.
- Năng lượng điện.
3. Thực vật và động vật
a) Sự sinh sản của thực vật
- Cơ quan sinh sản.
- Trồng cây bằng hạt, thân, lá, rễ.
b) Sự sinh sản của động vật
- Một số động vật đẻ trứng.
- Một số động vật đẻ con.
4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
a) Môi trường và tài nguyên
- Môi trường.
- Tài nguyên thiên nhiên
b) Mối quan hệ giữa môi trường và con người
- Vai trò của môi trường đối với con người.
- Tác động của con người đối với môi trường
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Chuẩn kiến thức, Kỹ năng
Lớp 4
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Con người và sức khoẻ
a) Trao đổi chất ở người
Kiến thức
- Nêu được những yếu tố cần cho sự sống của con người.
- Thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ.
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể được tên một số cơ quan của cơ thể người tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất. Biết được nếu một cơ quan ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.
- Các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
Kỹ năng
Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
b) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Kiến thức
- Kể tên những thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
- Thịt, cá, trứng, tôm, cua,... chứa nhiều chất đạm.
- Gạo, bánh mì, ngô, khoai,... chứa nhiều chất bột đường.
- Mỡ, dầu, bơ,... chứa nhiều chất béo.
- Cà rốt, gấc, lòng đỏ trứng, các loại rau,... chứa nhiều vi-ta-min.
- Thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,... chứa nhiều chất khoáng.
- Các loại rau chứa nhiều chất xơ.
- Nêu được vai trò của chất đạm, chất bột đường, chất béo,
vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể.
- Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn.
Kỹ năng
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Quan sát bảng “Tháp dinh dưỡng cân đối cho một người trong một tháng” và nói được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
- Nêu được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Thực hiện ăn phối hợp các loại thức ăn khác nhau.
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...
c) Vệ sinh phòng bệnh
Kiến thức
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng.
- Kể tên, nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh
phải ăn kiêng.
Kỹ năng
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
- Biết xác định tình trạng sức khoẻ của bản thân khi trong người khó chịu, không bình thường để xử lý kịp thời.
- Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy.
d) An toàn trong cuộc sống
Kiến thức
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh bỏng.
Kỹ năng
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
- Biết cách sơ cứu khi bị bỏng.
2. Vật chất và năng lượng
a) Nước
Kiến thức
- Trình bày được một số tính chất của nước và ứng dụng một số tính chất đó trong đời sống.
- Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Xác định được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Nêu được một số cách làm sạch nước.
- Lọc, khử trùng, đun sôi,...
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Kỹ năng
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước.
- Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Thực hiện và hướng dẫn những người trong gia đình tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
b) Không khí
Kiến thức
- Trình bày được một số tính chất và thành phần của không khí.
- Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và dãn ra.
- Thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí
các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
- Nêu được ví dụ ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
- Ví dụ: bơm xe,...
- Trình bày được vai trò và ứng dụng của không khí trong sự sống và sự cháy.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- Nêu được một số tác hại của bão và cách phòng chống.
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch.
Kỹ năng
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí.
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
c) Nhiệt
Kiến thức
- Xác định được các vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, các vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn; vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì bị mất nhiệt nên lạnh đi.
- Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém.
- Các kim loại (đồng, nhôm,...) dẫn nhiệt tốt. Không khí, các vật xốp như bông, len,... dẫn nhiệt kém.
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
Kỹ năng
- Biết cách sử dụng nhiệt kế trong đời sống và sản xuất.
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
- Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi không dùng nữa;...
d) ánh sáng
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng; một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua; vai trò của ánh sáng đối với sự sống.
- Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,...
-Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,...
- Giải thích được tại sao người và động vật có thể nhìn thấy mọi vật.
- Xác định được nguyên nhân tạo ra bóng tối. Giải thích được lý do khiến bóng của vật thay đổi.
Kỹ năng
- Tránh được những trường hợp ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt, không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu đồng thời biết hướng dẫn những người khác cùng thực hiện.
- Không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không nhìn trực tiếp vào ánh sáng tia lửa hàn,…
đ) Âm thanh
Kiến thức
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Giải thích được sự truyền âm.
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.
- Âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe,...).
- Nêu được ví dụ về tác hại của tiếng ồn.
- ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc,...
Kỹ năng
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống.
- Ví dụ: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...
3. Thực vật và động vật
a) Trao đổi chất ở thực vật
Kiến thức
- Xác định được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật. Biết áp dụng kiến thức đó trong trồng trọt.
- Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng và nhiệt độ thì mới sống và phát triển bình thường.
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường.
- Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, khí các-bô-níc, chất khoáng khác...
Kỹ năng
- Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
b) Trao đổi chất ở động vật
Kiến thức
- Xác định được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật.
Biết áp dụng kiến thức đó trong chăn nuôi.
- Động vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng và nhiệt độ thì mới sống và phát triển bình thường.
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường.
- Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,...
Kỹ năng
Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường.
c) Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Nhờ quá trình quang hợp, thực vật cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xi cho người
và động vật, duy trì sự sống trên Trái Đất.
Kỹ năng
Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác.
Lớp 5
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Con người và sức khoẻ
a) Sinh sản và phát triển cơ thể người
Kiến thức
- Biết sử dụng các thuật ngữ khoa học như: trứng, tinh trùng, thụ tinh, thụ thai, hợp tử, phôi, bào thai để trình bày về quá trình sinh sản ở người.
- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người và sự cần thiết phải thực hiện Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ).
- Trình bày được những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
- Trình bày được sự thay đổi về sinh học và xã hội ở các giai đoạn phát triển khác nhau của con người.
- Ví dụ: giai đoạn ấu thơ, vị thành niên, trưởng thành, trung niên, tuổi già.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
Kỹ năng
- Thực hiện bình đẳng giới, không phân biệt nam, nữ trong mọi hoạt động ở gia đình và cộng đồng, đồng thời tuyên truyền cho những người khác cùng thực hiện.
- Thực hiện và tuyên truyền cho những người khác cùng thực hiện KHHGĐ.
b) Vệ sinh phòng bệnh
Kiến thức
- Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ khi mang thai.
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi vị thành niên.
- Nêu được nguyên nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh một số bệnh.
Kỹ năng
- Thực hiện hoặc hướng dẫn cho con, em trong gia đình biết giữ vệ sinh cá nhân ở tuổi vị thành niên.
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các biện pháp phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm.
- Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm gan, HIV/AIDS.
c) An toàn trong cuộc sống
Kiến thức
- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.
- Nêu được tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia.
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân, phòng tránh bị xâm hại.
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Kỹ năng
- Từ chối và vận động người khác không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Nhận biết và hướng dẫn người khác nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại đồng thời biết hướng dẫn người khác cách phòng tránh.
2. Vật chất và năng lượng
a) Đặc điểm và ứng dụng của
Kiến thức
-Trình bày được một số tính chất và ứng dụng của sắt và hợp kim
- Ví dụ: Đồng có ánh kim, dẻo (dễ uốn, dễ
một số vật liệu thường dùng
của sắt; đồng và hợp kim của đồng; nhôm trong sản xuất và đời sống.
kéo dài thành sợi, dễ rèn, dập).
- Xác định được một số tính chất và công dụng của đá vôi.
- Ví dụ: Đá vôi bị sủi bọt khi tiếp xúc với
a-xít.
- Trình bày được tính chất và cách sản xuất gạch, ngói, xi măng, thuỷ tinh, cao su.
- Cao su: đàn hồi.
- Trình bày được tính chất của chất dẻo và tơ sợi.
- Chất dẻo: không dẫn điện, cách nhiệt.
- Tơ sợi tự nhiên: thấm nước, khi cháy có tàn tro.
- Tơ sợi nhân tạo: không thấm nước, khi cháy sợi sun lại.
Kỹ năng
- Biết cách và hướng dẫn người khác cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ gang, thép; đồng và nhôm.
- Biết cách và hướng dẫn người khác cách bảo quản một số vật liệu xây dựng, gạch, ngói, xi măng, đá vôi.
- Biết cách và hướng dẫn người khác cách bảo quản và phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
b) Sự biến đổi của chất
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí; hỗn hợp và dung dịch.
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
Kỹ năng
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp và dung dịch.
c) Năng lượng
Kiến thức
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi (vị trí, hình dạng, nhiệt độ,...) đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
- Kể tên một số nguồn năng lượng và công dụng của chúng trong đời sống và sản xuất.
- Sử dụng năng lượng mặt trời: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,...
- Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,...
- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,...
- Sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt: nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
Kỹ năng
- Thực hiện và vận động người khác tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản.
- Sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn để lắp mạch điện đơn giản.
3. Thực vật và động vật
a) Sinh sản của thực vật
Kiến thức
- Xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và điều kiện nảy mầm của hạt.
- Nhận biết được sự sinh sản hữu tính và vô tính ở thực vật.
Kỹ năng
- Phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái.
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt, thành phần của phôi hạt.
b) Sinh sản của động vật
Kiến thức
- Xác định được một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
- Nêu ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
Kỹ năng
- Vẽ sơ đồ sự sinh sản của côn trùng, ếch.
4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Kiến thức
- Nêu được một số ví dụ về môi trường và tài nguyên.
- Nhận biết môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Nhận biết tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tác động của con người đến môi trường: rừng, đất, nước, không khí.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Kỹ năng
- Thực hiện và vận động, hướng dẫn người khác thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
iV. Giải thích - hướng dẫn
1. Quan điểm phát triển chương trình
a) Chương trình quán triệt tư tưởng tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (vật lý, hoá học, sinh học) với khoa học về sức khoẻ.
b) Nội dung chương trình phù hợp với thời lượng cho phép, phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học giữa chừng để đạt được trình độ tiểu học theo chuẩn của môn Khoa học trong chương trình giáo dục phổ thông.
c) Chương trình chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản và kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất, công tác hằng ngày của học viên; đồng thời là cơ sở để họ có thể học tiếp các môn Sinh học, Vật lý, Hoá học ở cấp trên.
d) Nội dung chương trình môn Khoa học (ở lớp 4, 5) được phát triển tiếp nối từ chương trình môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2 và 3). Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm 3 chủ đề: con người và sức khoẻ; xã hội; tự nhiên. Trong môn Khoa học chủ đề con người và sức khoẻ vẫn được tiếp tục phát triển; còn chủ đề tự nhiên được phát triển thành 3 nội dung (chủ đề nhỏ): vật chất và năng lượng; thực vật và động vật (ở các lớp 4,5); chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên (ở lớp 5). Riêng chủ đề xã hội không được phát triển tiếp, chỉ có một số mạch nội dung của chủ đề này như: an toàn khi ở nhà; an toàn giao thông là được tiếp tục phát triển và mở rộng hơn trong chủ đề con người và sức khoẻ với tên gọi: an toàn trong cuộc sống.
2. Về phương pháp dạy học
a) Căn cứ đối tượng học viên, giáo viên có thể lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, trình bày có sự tham gia của người học, động não, trò chơi, đóng vai, thảo luận, hỏi - đáp, thí nghiệm, thực hành,... để dạy học. Trong quá trình sử dụng những phương pháp dạy học nêu trên cần hướng vào việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học.
b) Do đối tượng học tập môn học là thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học giữa chừng, vì vậy không thể “bắt buộc” họ học. Đối tượng học viên này sẽ tìm thấy động cơ học tập khi bài học giúp họ giải quyết những khó khăn thường gặp trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là với đối tượng này cần phải tạo động cơ, tạo ra một không khí làm cho mọi người tự giác, muốn học. Để làm được như vậy cần nhấn mạnh vào lợi ích: bài học sẽ đem lại những gì cho họ. Lợi ích mà họ tìm kiếm có thể không liên quan trực tiếp đến tài chính mà ở nhiều yếu tố liên quan đến thành công trong công việc, trong cuộc sống.
c) Tổ chức cho học viên thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò, khám phá khoa học, thói quen nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, giải thích những tình huống trong đời sống và sản xuất của học viên; tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành cho học viên (nếu có thể) để góp phần phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng môn học và kỹ năng sống; tăng cường hiệu quả học bằng cách tạo cơ hội cho học viên nhớ lại những thông tin mới học theo nhiều cách như đặt câu hỏi, đưa ra bài tập đòi hỏi học viên nhớ lại những điều đã học, dành thời gian cho phần củng cố, yêu cầu học viên tóm tắt lại ý chính đã học, ...
d) Ngoài tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, giáo viên cần chú trọng sử dụng các đồ vật, hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên xung quanh,… để dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương.
3. Về cách đánh giá kết quả học tập của học viên
a) Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học của học viên, giáo viên cần quan tâm cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Công cụ kiểm tra đánh giá cần được xây dựng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học.
b) Kết quả học tập của học viên được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên.
c) Tạo điều kiện cho học viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm và cả lớp.
d) Hình thức kiểm tra có thể vấn đáp hoặc bài viết (có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận ngắn).
4. Về vận dụng chương trình theo đặc điểm đối tượng và đặc điểm của địa phương
a) Lựa chọn phương pháp dạy học tuỳ theo điều kiện của địa phương và đặc điểm đối tượng học viên.
b) Tận dụng các điều kiện cụ thể của địa phương để tổ chức cho học viên học tập ở ngoài hiện trường (các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, mỏ, …).
c) Khuyến khích học viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày.
d) Có thể thay đổi trật tự một số bài học cho phù hợp với điều kiện ở địa phương.
File đính kèm:
- CT_mon_Khoa_hoc (157-183).doc