Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.
- Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
68 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án học kì II môn Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 HK 2
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 18: TỰ GIÁC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I.MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.
Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em làm kế
hoạch nhỏ” - sáng tác: Phong Nhã),... gắn với bài học “Tự giác tham gia các hoạt động ở trường”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Em làm kế hoạch nhỏ"
GV cho cả lớp hát theo video bài “Em làm kế hoạch nhỏ”.
GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?
+ Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường?
GV mời một đến hai HS phát biểu, HS khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa.
Kết luận: Nếu mỗi em HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc “Công trình măng non” (như: cây, hoa, vườn trường); hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo, người khuyết tật,...); sinh hoạt Sao Nhi đổng;... thì các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đổng.
Khám phá
Tìm hiểu những việc ở trường em cần tự giác tham gia
- GV gợi ý HS quan sát tranh ở mục Khám phá trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em cần tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường?
+ Vì sao em cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường?
- GV mời một đến hai HS trả lời; HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Kết luận: Ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đẩy đủ các hoạt động khác như: quét dọn trường lớp; chăm sóc công trình măng non (cây, hoa,...); hoạt động từ thiện (quyên góp ủng hộ người nghèo, khuyết tật, khó khăn,...); sinh hoạt Sao Nhi đồng; hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn,...
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định bọn tự giác/bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao?
GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả; Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.
+ Các bạn trong tranh 1, 3 và 4 đã tự giác tham gia các hoạt động của trường vì ở tranh 1 - các bạn tích cực tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng; tranh 3 - bạn đã
nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ; tranh 4 -
bạn đã tự giác kiểm tiền tiết kiệm để xin được đóng góp ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm tích cực, tự giác của các bạn cẩn được phát huy, làm theo.
+ Trong tranh 2 còn có các bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Hai bạn đùa nhau, chưa tự giác chăm sóc cây, hoa,... cùng các bạn khác. Việc làm của các bạn chưa tự giác cẩn được nhắc nhở, điều chỉnh, rèn luyện thêm để biết cách chia sẻ, hợp tác,...
GV có thể mở rộng, đặt câu hỏi cho HS liên quan tới nội dung bài học vê' ý thức tự giác tham gia các hoạt động ở trường nhằm giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Kết luận: HS cần tự giác tham gia đẩy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy, cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
" GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
GV tủy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mởi một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV nêu tình huống: Khi các bạn cùng nhau quét dọn, lau bàn ghế, làm vệ sinh lớp học nhưng bạn gái không tham gia mà ngổi đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV gợi ý để HS trả lời:
1/ Bạn ơi, làm xong rồi bọn mình cùng đọc truyện nhé!
2/ Bạn ơi, tham gia lao động vệ sinh cùng mọi người nhé!
GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng, nêu thêm một vài tình huống phù hợp liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Kết luận: Em nên tự giác tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nên ngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn lớp mình đang tích cực làm việc.
Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường
GV thông báo cho các em Kế hoạch hoạt động tập thể của lớp, trường hằng tháng. Phân tích các điều kiện , yêu cầu để HS thực hiện các công việc ở trường, lớp sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mỗi em; sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao?
GV mời một đến hai HS phát biểu, cả lớp lắng nghe, cho ý kiến phản hồi (nếu có); GV khen ngợi ý kiến đúng hoặc điều chỉnh các ý kiến khác (nếu cần).
Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật,...; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp,...
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
-HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
BÀI 19: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà.
Biết được vì sao phải tự giác làm việc nhà.
Tự giác làm những việc nhà vừa sức.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé quét nhà” - sáng tác: Hà Đức Hậu),... gắn với bài học “Tự giác làm việc nhà”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Giáo viên
Học sinh
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé quét nhà"
GV cho cả lớp hát theo video bài hát “Bé quét nhà”.
GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ?
Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
Khám phá
Tìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó
GV chiếu bảng phân công các việc nhỏ trong nhà theo lứa tuổi từ 6 đến 7 tuổi (hoặc hướng dẫn HS xem tranh ở mục Khám phá trong SGK). Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó mời đại diện hai đến ba HS kể tên những việc em làm được theo tranh và thực tế ở nhà em, HS khác lắng nghe và bổ sung, đồng thời GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Bạn trong tranh đã tự giác làm được những việc nào ở nhà?
+ Từ thực tế ở nhà em và quan sát tranh, em hãy kể tên những việc mình đã làm
được. Em có cảm xúc gì sau khi làm xong việc đó?
+ Theo em, vì sao phải tự giác làm việc nhà?
Kết luận: Ở nhà, dù hoàn cảnh gia đình mỗi em mỗi khác, các em đều phải tự giác lau dọn nhà cửa; chăm sóc cây, hoa; thu dọn rác; tự gấp, cất quần áo; chăm sóc các con vật nuôi;... Khi tự giác làm được như vậy, các em sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong gia đình, được học cách để trở thành người tự lập và thể hiện trách nhiệm của bản thân.
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác, chưa tự giác làm việc nhà
GV yếu cầu HS quan sát 5 tranh ở phẩn Luyện tập trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác làm việc nhà? Vì sao?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Các bạn nhỏ ở các tranh từ 1, 2,4 và 5 đã tự giác làm việc nhà rất đáng khen. Bạn nhỏ trong tranh số 3 chưa tự giác làm việc nhà (nhờ bà dọn phòng hộ).
Kết luận: Để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng,... các em cần tự giác giúp bố mẹ một số việc phù hợp với khả năng của bản thân như: nhặt rau, gấp và cất quần áo, cho vật nuôi ăn, vứt rác đúng nơi quỵ định,... Nếu làm tốt, các em vừa thể hiện được tình yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, vừa thể hiện được trách nhiệm, bổn phận của mình với gia đình.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng các bạn những việc nhà em đã tự giác làm. Cảm xúc của em khi đó như thế nào?
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác làm việc nhà.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho ban
GV nêu tình huổng: Trước khi đi làm, mẹ nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quẩn áo. Tuy
nhiên, khi mẹ đi làm về, bạn nhỏ chưa cất, mẹ hỏi: Con vẫn chưa cất quẩn áo à? Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV gợi ý cho HS:
1/ Bạn hãy cất quẩn áo luôn nhé!
2/ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cẩn tự giác làm việc nhà nhé!
GV mời HS trả lời và yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).
Ngoài ra, GV có thể mở rộng bài học và yêu câu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác làm việc nhà.
Kết luận: Bạn nhỏ nên tự giác làm những việc nhà vừa sức, dù bố mẹ có dặn hay không.
Hoạt động2 Em rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà
- GV có thể hướng dẫn HS cùng tự giác thực hiện giặt, phơi, gấp, cất quần áo vào tủ mỗi ngày.
GV lưu ý HS: Các em không cần vội phải biết làm ngay tất cả mọi việc mà có thể tập gấp, cất quần áo vào tủ trước rối dần dần tập thêm việc giặt, phơi,... và duy trì rèn luyện thường xuyên, các em sẽ tạo được thói quen tốt tự giác giặt quần áo.
Kết luận: Tự giác giặt, phơi, gấp, cất quần áo là thói quen tốt, em cần thực hiện
mỗi ngày.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
-HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
Chủ đề 7 THẬT THÀ
BÀI 20 KHÔNG NÓI DỐI
I.MỤC TIÊU
Sau bài học này; HS sẽ:
Nêu được một số biểu hiện của việc nói dối.
Biết vì sao không nên nói dối và lợi ích của việc nói thật.
Chủ động rèn luyện thói quen nói thật.
Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, bài hát, truyện (truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu”), hình dán mặt
cười - mặt mếu,... gắn với bài học “Không nói dối”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể
GV yêu cầu HS kể lại truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” hoặc GV kể lại cho cả
lớp nghe.
GV đặt câu hỏi: Cậu bé chăn cừu đã nói dối điều gì? Vì nói dối cậu bé chăn cừu đã nhận hậu quả gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Nói dối là tính xấu mà chúng ta cẩn tránh. Cậu bé chăn cừu vì nói dối quá nhiều mà đã đánh mất niềm tin của mọi người và phải chịu hậu quả cho những lỗi lầm của mình.
Khám phá
Khám phá vì sao không nên nói dối
GV treo 5 tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện “Cất cánh”.
+ Tranh 1: Trên ngọn núi cao, sát bờ biển, có gia đình đại bàng dũng mãnh sinh sống.
+ Tranh 2: Muốn các con giỏi giang, đại bàng mẹ căn dặn: Các con hãy chăm chỉ luyện tập!
+ Tranh 3: Trên biển, đại bàng đen siêng năng tập bay còn đại bàng nâu nằm ngủ.
+ Tranh 4: Sắp đến ngày phải bay qua biển, đại bàng mẹ hỏi: Các con tập luyện tốt chưa? Nâu và đen đáp: Tốt rồi ạ!
+ Tranh 5: Ngày bay qua biển đã đến, đại bàng mẹ hô vang: Cất cánh nào các con! Đại bàng đen bay sát theo mẹ, đại bàng nâu run rẩy rồi rơi xuống biển sâu.
_ GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu truyện:
+ Đại bàng nâu đã nói dối mẹ điều gì?
+ Vì nói dối, đại bàng nâu nhận hậu quả như thế nào?
+ Theo em, vì sao chúng ta không nên nói dối?
GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Vì nói dối mẹ nên đại bàng nâu đã bị rơi xuống biển. Nói dối không những có hại cho bản thân mà còn bị mọi người xa lánh, không tin tưởng.
Luyện tập
Hoạt động 1 Em chọn cách làm đúng
GV treo tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS theo nhóm (4 hoặc 6 HS), nêu rõ yêu cầu: Em chọn cách nào? Vì sao? (Trong tinh huống bạn nhỏ nghe mẹ hỏi: Con đang ôn bài à?)
+ Cách làm 1: Bạn nói: Con đang ôn bài ạ! (Khi bạn đang chơi xếp hình)
+ Cách làm 2: Bạn nói: Vâng ạ!
+ Cách làm 3: Bạn nói: Con đang chơi xếp hình ạ!
- GV mời đại diện một nhóm lên trình bày, mời tiếp nhóm khác nếu có cách lựa chọn khác nhóm thứ nhất. Mời một HS nêu ý kiến vì sao không chọn.
- GV khen ngợi HS và kết luận:
+ Chọn: cách làm 2: Bạn làm đúng theo lời mẹ và nói thật; cách làm 3: Bạn nói thật.
+ Không chọn: Cách làm 1 vì bạn vẫn đang chơi mà nói dối mẹ, không ôn bài.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em nói dối chưa? Khi đó em cảm thấy như thế nào?
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV hướng dẫn và mời HS nêu nội dung của tình huống: Cô giáo yêu cầu kiểm tra đồ dùng học tập, bạn gái để quên bút chì, bạn sẽ nói gì với cô giáo?
GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
GV mời đại diện một sổ nhóm trình bày.
GV động viên, khen ngợi những bạn, nhóm trả lời tốt.
GV đưa ra những lời nói khác nhau, ví dụ:
+ Cách 1: Tớ sợ cô phê bình, cậu cho tớ mượn một cái bút chì nhé!
+ Cách 2: Thưa cô! Con xin lỗi, con để quên bút chì ạ!
+ Cách 3: Thưa cô! Mẹ con không để bút chì vào cho con ạ!
HS ghi lại số thứ tự (1 hay 2, 3) ở cách nói nào mình chọn trong mỗi tình huống.
GV tổng kết các lựa chọn của cả lớp, ghi lên bảng và mời một số HS chia sẻ, vì sao lại chọn cách nói đó.
Kết luận: Nói thật giúp ta tự tin và được mọi người yêu quý, tin tưởng, giúp đỡ, nhất là nói thật trong học tập giúp ta ngày càng học giỏi, tiễn bộ hơn.
Hoạt động 2 Em cùng các bạn nói lời chân thật
HS đóng vai nhắc nhau nói lời chân thật, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, GV nhắc HS về nhà ôn lại bài học và thực hiện nói lời chân thật với thầy cô, cha mẹ, bạn bè,... để được mọi người yêu quý và tin tưởng.
Kêt luận: Em luôn nói lời chân thật.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
-HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
BÀI 21 KHÔNG TỰ Ý LẤY VÀ SỬ DỤNG ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC
I.MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được tác hại của việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
Rèn luyện thói quen tôn trọng đồ của người khác.
Thể hiện thái độ không đồng tình với việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
II CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Giáo viên
Học sinh
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: “Đồ dùng không phải của ta Lấy dùng không hỏi, đã là đúng chưa?”
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Không nên tự ý lấy đồ của người khác, khi muốn dùng đồ của người khác em cần hỏi mượn, nếu được sự đồng ý thì mới lấy dùng.
Khám phá
Tìm hiểu vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác
GV treo bốn tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện “Chuyện của Ben”.
+ Tranh 1: Ben là cậu bé ham mê sưu tầm đồ chơi. Một hôm, Ben sang nhà Bi chơi, Ben ngạc nhiên thốt lên: “Bạn có nhiều đồ chơi đẹp thế!”
+ Tranh 2: Thấy chiếc ô tô của Bi đẹp quá, Ben liền giấu đi và đem về nhà.
+ Tranh 3: Bi tìm khắp nhà không thấy ô tô đâu, cậu khóc ầm lên.
+ Tranh 4: Mẹ Ben biết chuyện liền nhắc Ben: “Con không được tự ý lấy đồ chơi của bạn. Con hãy trả lại bạn ngay!”. Ben nghe lời mẹ trả lại đồ chơi cho bạn.
- GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính.
HS cả lớp trao đồi:
+ Em hãy nhận xét về hành động của Ben trong câu chuyện trên.
+ Theo em, vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác?
GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:
Kết luận: Tự ý lấy đồ của người khác là việc không nên làm, nó sẽ tạo cho mình thói quen xấu. Khi muốn dùng đồ của người khác, em cần hỏi mượn và chỉ lấy khi được sự đồng ý.
Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định bạn nào đáng khen, bạn nào cân nhắc nhở
GV cho HS quan sát hai tranh mục Luyện tập trong SGK (hay treo tranh hoặc chiếu hình).
GV chia HS thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6 em), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạn nào đáng khen, bạn nào cẩn nhắc nhở? Vì sao?
GV khen ngợi các ý kiến của HS và tổng kết.
Kết luận: Bạn nam hỏi mượn bút của bạn nữ rồi mới dùng, hành vi đó đáng khen (tranh 1). Không hỏi mượn mà tự ý lấy thước của bạn thật đáng chê (tranh 2).
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác chưa? Khi đó em cảm thấy như thế nào?
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực, nhắc nhở HS không nên tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
Để đảm bảo thời gian, GV có thể chia HS theo cặp, giao nhiệm vụ cho mỗi cặp quan sát kĩ một trong hai tình huống để thực hiện yêu cầu thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì khi gặp tình huống trong các bức tranh.
GV mời đại diện các nhóm thảo luận tranh 1, tiếp theo là tranh 2 (GV nên nghe ý kiến của tất cả các nhóm).
GV khen ngợi HS và đưa ra những cách nói với bạn trong mỗi tình huống, GV có thể viết sẵn vào bảng phụ hoặc bật màn hình đã chuẩn bị trước, ví dụ:
Tình huống 1
+ Bạn ơi! Cô giáo dặn không được lấy sách, truyện của thư viện.
+ Bạn ơi! Bạn phải xin phép mới được mang về.
+ Tớ sẽ mách cô!
Tình huống 2:
+ Bạn ơi! Không được tự ý sử dụng hàng khi chưa trả tiền.
+ Bạn ơi! Phải qua quầy tính tiền xong mới được sử dụng hàng.
+ Tớ sẽ mách chú bảo vệ.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em thích lời khuyên nào trong các tình huống trên?
Ở mỗi tình huống, GV cho một số HS lên đánh dấu vào cách nói mà mình thích.
Kết luận: Khi gặp tình huống một người tự ý sử dụng đồ của người khác, chúng ta nên có lời nhắc nhở nhẹ nhàng để người đó hiểu ra và không làm việc sai trái ấy. Chỉ mách người lớn khi người đó cố tình không nghe.
Hoạt động 2: Em không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác
HS đóng vai nhắc nhau không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác. HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, GV hướng dẫn HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập để đóng vai rèn luyện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.
Kết luận: HS thực hiện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác,...
Thông điệp: G V chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
-HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
- HS chia sẻ
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
BÀI 23: BIẾT NHẬN LỖI
I.MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi.
Thực hiện ứng xử khi mắc lỗi (nói lời xin lỗi một cách chân thành, có hành động sửa sai khi mắc lỗi).
Rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Biết nhận lối”;
Máy tính, máy chiếu projector> bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Giáo viên
Học sinh
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể
GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Cái bình hoa” (Phỏng theo Kể chuyện Lê-nin)
GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi khi mắc lỗi. Biết nhận lỗi chứng tỏ mình là người dũng cảm, trung thực.
Khám phá
Khám phá vì sao phải biết nhận lỗi
GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào?
Cả lớp lắng nghe, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh.
+ Tranh 1: Anh trai vô tình giẫm vào chân em gái. Khi thấy em gái khóc vì đau, anh trai đã xin lỗi và hỏi han em.
+ Tranh 2: Trong lớp học, vào giờ uống sữa, bạn gái vô tình làm đổ sữa vào áo của bạn ngồi bên cạnh và đã xin lỗi bạn.
+ Tranh 3: Ba bạn nam chơi đá bóng làm vỡ cửa kính nhà bác hàng xóm nhưng
không xin lỗi, nhận lỗi mà cùng nhau trốn đi nơi khác.
GV mời HS chia sẻ:
+ Vì sao khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi?
+ Sau khi nhận lỗi và sửa lỗi, em cảm thấy như thế nào?
GV khen ngợi các ý kiến của HS, tổng kết:
Kết luận: Khi mắc lỗi, cần thật thà nhận lỗi, xin lỗi giống như bạn trong tranh 1, 2 để lần sau mình không mắc phải lỗi sai đó. Chúng ta không nên học theo hành động không biết nhận lỗi trong tranh 3.
Luyện tập
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV cho HS quan sát tranh trong SGK hoặc treo/chiếu tranh lên bảng để HS đưa ra phương án xử lí khi mình ở trong mỗi tình huống đó.
+ Tình huống 1: Trong giờ học vẽ, chẳng may em làm màu vẽ nước dính vào quần áo đồng phục của bạn.
+ Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, em và các bạn đùa nhau, xô ngã một bạn và
khiến bạn bị đau.
GV mời HS phát biểu và khen ngợi HS có cách xử lí đúng. Hoặc GV có thể cho HS đóng vai để xử lí tình huống.
Kết luận: Biết nhận lỗi khi làm giây màu vẽ nước ra áo bạn; mải chơi, xô ngã làm bạn bị đau, đã thành thật xin lỗi là cách xử lí đáng khen.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em nhớ lại và chia sẻ với bạn: Em đã từng mắc lỗi với ai chưa? Em đã làm gì để nhận lỗi và sửa lỗi.
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực và dặn dò HS cần xin lỗi chân thành khi mắc lỗi.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV cho HS quan sát tranh mục Vận dụng trong SGK, chia HS theo nhóm đôi, nêu rõ yêu cầu: Kể nội dung bức tranh và cho biết: Em có lời khuyên gì cho bạn?
GV mời đại diện một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu bạn kể nội dung tranh chưa đủ ý. Các nhóm còn lại đưa ra lời khuyên của nhóm mình.
GV lắng nghe, khen ngợi HS, nhắc lại nội dung tranh để kết luận.
Kết luận: Khi mắc lỗi, biết nhận lỗi và xin lỗi sẽ được mọi người sẵn sàng tha thứ, yêu quý và tin tưởng mình hơn. Không nên đổ lỗi cho người khác.
Hoạt động 2 Em cùng các bạn rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi
HS đóng vai nhắc nhau biết nhận lỗi và sửa lỗi, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, GV có thể lấy một vài tình huống cụ thể để giúp HS có ý thức dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi. Ví dụ: đánh vỡ cốc hoặc bát khi ở nhà, làm rách vở, gãy thước, hỏng bút của bạn khi ở lớp,...
GV hướng dẫn HS cách xin lỗi:
+ Với người lớn cần khoanh tay, cúi đầu, xưng hô lễ phép, nhin thẳng vào người
mình xin lỗi.
+ Với bạn bè, có thể nắm tay, nhìn vào bạn thành thật xin lỗi.
Kết luận: Để trở thành người biết cư xử lịch sự, em cần biết nhận lỗi
File đính kèm:
- giao_an_hoc_ki_ii_mon_dao_duc_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx