1. Khởi động:
GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- Cách chơi:Dùng thẻ (tấm bìa) có hình ảnh đồ dùng cá nhân. YCHS lựa chọn thẻ cho vào đúng chiếc hộp tương ứng để phân loại.
- GV dẫn dắt, vào bài.
5 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Bài 7: Gọn gàng, ngăn nắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
BÀI 7: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng.
- HS nêu được lợi ích của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS thấy rằng để trở thành người ở gọn gàng không khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, 4 – 5 chiếc chăn mỏng (Nếu lớp có học bán trú thì dùng chăn ở phòng ngủ HS). Thẻ chữ: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.
- HS: Sách giáo khoa; Áo sơ-mi, áo phông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- Cách chơi:Dùng thẻ (tấm bìa) có hình ảnh đồ dùng cá nhân. YCHS lựa chọn thẻ cho vào đúng chiếc hộp tương ứng để phân loại.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động : Nói lời khuyên khi
bạn không muốn dọn đồ sau khi sử dụng.
- GV đề nghị HS cùng nhớ lại việc làm của mình hằng ngày bằng những câu hỏi:
+ Buổi sáng, khi thức dậy, em có gấp chăn, sắp xếp giường gọn lại không?
+ Em có thể tự treo và gấp quần áo của mình chưa?
+ Đồ chơi khi chơi xong em có xếp gọn lại không?
+ Theo các em, nếu để đồ dùng cá nhân không đúng chỗ, không gọn, điều gì có thể xảy ra? Ngược lại, nếu xếp chúng gọn gàng thì sao?
- YCHS thảo luận nhóm 4 sắm vai cậu bé không muốn dọn đồ với các tình huống sau:
+ Lúc ngủ dậy: “Ôi! Tại sao lại phải gấp chăn cơ chứ! Tối đằng nào mình cũng phải ngủ nữa!”.
+ Khi quần áo thay ra không treo lên mắc: “Ôi, việc gì phải treo chứ! Vắt lên ghế tìm dễ hơn!”.
- Mời hs nhận xét
- GV nhận xét
- GV mời các HS khác đưa ra lời khuyên, thuyết phục bạn bằng cách phân tích tác hại của việc không cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng.
- GV kết luận: Nếu nhà cửa luôn gọn gàng và không phải tìm đồ dùng cá nhân khi cần, chúng ta tiết kiệm được thời gian. Nếu không cất đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng, chúng ta sẽ luôn nhầm lẫn, mất thời gian đi tìm đồ đạc, hay bị đi muộn.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV mời 1 – 2 HS lên thử gấp áo sơ-mi và áo phông theo cách các em đang biết.
+ GV nhận xét và hướng dẫn cách gấp áo, gấp chăn.
- YCHS ngồi theo tổ để cùng gấp áo, gấp chăn và sắp xếp trong thời gian quy định.
+ GV nhận xét và khen tặng các tổ thực hành tốt.
- GV kết luận: Gấp áo, gấp chăn thật dễ dàng và sắp xếp gọn cũng thật vui, bạn nào cũng làm được tốt.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy sắp xếp tủ quần áo của em và của gia đình cho gọn gàng với bí kíp: “Gấp quần áo. − Xếp quần áo theo bộ hoặc theo loại. − Lọc những quần áo không dùng để ra ngoài”.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 4 đóng vai
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe
- 1- 2 HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN
SẮP XẾP GỌN GÀNG ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN Ở LỚP
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- Giúp HS có thêm động lực để luôn luôn sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần.
a. Sơ kết tuần 7:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 7.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm:
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 8:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
+ Em đã sắp xếp tủ quần (áo ) khi nào, cùng ai?
+ Em có tìm được quần (áo) nào còn mới nhưng chưa sử dụng, có thể mặc hoặc tặng lại cho ai không?
+ Khi hoàn thành nhiệm vụ, em cảm thấy như thế nào?
- Kết luận: Khi tủ quần áo và đồ dùng cá nhân gọn gàng, chúng ta sẽ có thể dễ tìm, dễ sử dụng chúng hơn, không đồ nào bị bỏ quên.
b. Hoạt động nhóm:
- HDHS thảo luận theo nhóm quan sát lớp, nhận xét xem chỗ để giày dép ngăn nắp hay bừa bộn; các áo khoác, khăn, nón mũ thế nào, có gì cần phải sắp xếp lại hay không.
- HDHS thực hiện sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân ở lớp.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
− GV cùng HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người gọn gàng:
Quần áo treo lên mắc
Chăn gối gấp gọn gàng
Những đồ nào giống nhau
Cùng xếp chung một chỗ.
- Em hãy sắp xếp lại chỗ để giày dép ở nhà thật ngăn nắp.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 8.
HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
-HS thảo luận theo nhóm 4 ,sau đó chia sẻ trước lớp.
HS thực hiện.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_bai_7_gon_gang_ngan_nap.doc