Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Bài 9: Phòng tránh bị bắt nạt

- GV tổ chức trò chơi “Màu sắc em yêu thích”, HS chọn màu sắc yêu thích để lật tranh ở HDD1 sau đó cả lớp sử dụng hiểu biết của mình để xác định các hành động biểu hiện sự bắt nạt.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Bài 9: Phòng tránh bị bắt nạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT NẠT I. MỤC TIÊU Hs có khả năng: - Nhận diện được các biểu hiện của bắt nạt và bị bắt nạt. - Nhận thức được quyền được bảo vệ, không bị xâm phạm thân thể và tổn thương tinh thần. - Biết cách tự bảo vệ để tránh bị bắt nạt. - Hình thành phẩm chất trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ a) Đối với GV - Video đoạn phim tình huống bắt nạt học đường https://www.youtube.com/watch?v=iDYcmrznaXQ hoặc video đoạn phim hoạt hình Đôremon có phân đoạn Chaien bắt nạt Nôbita https://www.youtube.com/watch?v=KGKVENK9VnI - Các tranh/ file ảnh về các hình thức bắt nạt; - Các hình thức bắt nạt thường xuất hiện ở địa phương. b) Đối với HS - Nhớ lại những tình huống bản thân hoặc bạn bè bị bắt nạt; - Nhớ lại các quyển của trẻ em liên quan đến quyền được bảo vệ tỉnh thần và thân thể. III. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Khởi động: - Cho HS xem video về tình huống bắt nạt học đường. Sau đó GV đặt câu hỏi và khích lệ HS trả lời: (đối với đoạn phim về tình huống bắt nạt) + Sau khi xem xong đoạn phim, nếu là bạn Vy thì em sẽ làm gì ? (đối với đoạn phim hoạt hình Đoraemon) + Trong đoạn phim con vừa xem có những nhân vật nào? + Chaien đã làm gì Nobita? + Nếu con là Nobita, con sẽ làm gì ? - GV chốt lại và dẫn dắt vào bài mới. KHÁM PHÁ - KẾT NỐI Hoạt động 1: HÀNH ĐỘNG BỊ BẮT NẠT VÀ CÁCH ỨNG XỬ a) Nhận biết các hành động bắt nạt - GV tổ chức trò chơi “Màu sắc em yêu thích”, HS chọn màu sắc yêu thích để lật tranh ở HDD1 sau đó cả lớp sử dụng hiểu biết của mình để xác định các hành động biểu hiện sự bắt nạt. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - Đại diện các cặp HS xung phong nêu tranh thể hiện sự bắt nạt hay không bắt nạt, vì sao? - Những HS khác lắng nghe để bổ sung, hoặc điểu chỉnh. - GV rà soát lại từng tranh, bổ sung phần giải thích vì sao tranh đó thể hiện sự bắt nạt (nếu HS giải thích chưa rõ). - GV yêu cầu HS nhớ lại và liệt kê những hành động nào là bắt nạt của các bạn trong lớp đối với Vy trong đoạn phim đầu giờ học. - Sau mỗi biểu hiện của hành vi bắt nạt, GV nên dừng lại hỏi HS xem các em đã từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác đã bị bắt nạt như vậy chưa. - GV hỏi HS xem các em còn biết thêm các biểu hiện bắt nạt nào khác? Cách ứng xử của người bị bắt nạt như thế nào? - GV khen ngợi các bạn đã mạnh dạn chia sẻ với lớp. - GV tổ chức trò chơi “Cây hành vi”, lớp chia làm 2 đội tham gia chơi lên gắn các biểu hiện của hành vi bắt nạt lên cây - GV nhận xét bổ sung thêm những biểu hiện khác của hành vi bắt nạt và chốt lại: (Lưu ý: GV cẩn phân tích, diễn giải/nói tự nhiên bằng sự thấu hiểu của mình, không đọc nội dung này như một sự áp đặt) - Một số biểu hiện của hành vi bắt nạt: + Đuổi + Đánh + Trấn lột đồ ăn sáng + Bắt xách cặp + Lấy đồ dùng học tập + Bắt nộp tiền + Chế giễu, xúc phạm (ví dụ: bạn khuyết tật, bạn có hoàn cảnh gia đình đặc biệt,...) + Cấm không cho nói với người khác + Sai khiến bạn làm theo ý mình + Đe doạ nếu nói với cô giáo hoặc bố mẹ Cây hành vi biểu hiện sự bắt nạt b) Lựa chọn cách ứng xử khi bị bắt nạt Bước1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát 3 tranh trong SGK trang 38 và cho biết, khi bị bắt nạt em sẽ làm gì? Khi nào thì em sẽ chọn thêm cách 2 hoặc cách 3? Bước 2: Làm việc chung toàn lớp - GV hỏi cả lớp: Ai xung phong nói cách xử lí của mình? - Lưu ý: + Yêu cầu 'Dừng lại” là phù hợp với quyền trẻ em, không ai có quyền bắt nạt trẻ; nếu kẻ bắt nạt không dừng lại thì phải dọa mách thầy, cô giáo (khi không có ai ở xung quanh giúp đỡ) hoặc kêu người giúp đỡ nếu có người ở gần đó. + Nếu HS lựa chọn cách yêu cầu “Dừng lại” là đã khẳng định quyền trẻ em và “mách cô giáo”, hoặc kêu người giúp là đã vận dụng kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ. - GV đặt thêm câu hỏi: Có em nào có cách ứng xử khác ngoài 3 cách trên không? - GV khen ngợi HS có ý kiến riêng (nếu có). - Nếu HS đưa ra những cách khác thì GV cần phân tích mặt tích cực và hạn chế của cách giải quyết mà các em nêu thêm. Hoặc phân tích thêm cách giải quyết nào là phù hợp trong từng bối cảnh khác nhau. - GV chốt lại những hành động ứng xử cần thiết khi bị bắt nạt: + Yêu cẩu người hành vi bắt nạt dừng lại + Mách thầy, cô giáo (hoặc người có trách nhiệm) + Kêu to để mọi người giúp đỡ + Khi cẩn thiết phải gọi điện thoại số 111 để được giúp đỡ. THỰC HÀNH Hoạt động 2: XỬ LÍ CÁC TÌNH HUỐNG BỊ BẮT NẠT - GV chia lớp thành các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm vận dụng cách xử lí tích cực đã tìm hiểu trong hoạt động 1, thảo luận tìm cách xử lí các tình huống nhóm được giao. - GV yêu cầu HS nhận diện thực chất của hiện tượng bắt nạt ở tình huống 2 là sự chế giễu - hình thức bạo lực tỉnh thần. - GV yêu cầu các nhóm xung phong thể hiện cách xử lí của nhóm mình trước lớp. Các nhóm còn lại tập trung quan sát và lắng nghe cách xử lí của nhóm bạn để nhận xét, góp ý. - Sau khi hai nhóm thể hiện cách xử lí hai tình huống, GV hỏi HS có nhóm nào có cách xử lí khác thì xung phong chia sẻ trước lớp. Lưu ý: - Nếu HS lựa chọn phương án xử lí “Từ chối không đưa” trong tình huống 1 hoặc nói “Các bạn không được nói tớ như vậy” trong tình huống 2 thì GV cẩn hỏi thêm: Nếu người bắt nạt không dừng lại thì em cần làm gì? - Nếu HS trả lời được tiếp là “Em sẽ thưa cô giáo” hoặc “Kêu to nhờ người khác giúp đỡ” là câu trả lời đúng. - Còn nếu HS không có cách giải quyết khác thì GV cùng cả lớp phân tích cách xử lí của 2 nhóm. GV giải thích, bổ sung và chốt lại cách xử lí phù hợp. - GV kết luận : Khi bị bắt nạt, em cần nói để họ dừng lại, nếu không được phải báo cho người lớn biết để được giúp đỡ và thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt. VẬN DỤNG Hoạt động 3 : THỰC HIỆN ỨNG XỬ PHÙ HỢP KHI BỊ BẮT NẠT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY - GV yêu cầu từng HS về nhà thực hiện ứng xử phù hợp nếu gặp các tình huống bị bắt nạt trong gia đình và ở nơi công cộng. - Yêu cầu các bạn cư xử thân thiện với bạn bè trong và ngoài lớp học. Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điểu thu hoạch/ học được/ rút ra bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động. - GV dưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Khi bị bắt nạt, ép buộc, em phải nói « Không » và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_bai_9_phong_tranh_bi_bat.docx
Giáo án liên quan