Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 12

 

 GIÚP HỌC SINH:

-Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân

tộc, của quân đội ta.

-Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống

đó.

-Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công

với cách mạng.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

 

1-Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê

hương, đất nước.

2-Hội vui học tập.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH: -Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta. -Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó. -Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1-Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. 2-Hội vui học tập. Ngày soạn: 1/12/2009 Ngày Hoạt động: 5/12/2009 Hoạt động 1: THI VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: -Biết hát và tập sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước. -Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương, đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ. -Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: -Ca ngợi truyền thống cách mạng của con người của quê hương. đất nước. 2-Hình thức hoạt động: -Thi hát, múa, ngâm thơ, kể chuyện, hoạt cảnh, tiểu phẩm... -Thi sáng tác thơ, phổ nhạc bài thơ của mình... III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: -Bài hát, bài thơ, câu chuyện về anh hùng, liệt sĩ, về quê hương, đất nước. -Môt số câu đố vui, câu hỏi về con người, quê hương, đất nước (xem phần Tư liệu tham khảo). -Biểu điểm. -Giấy, bút. -Một số nhạc cụ (nếu có) -Phần thưởng 2-Về tổ chức: -Cán bộ lớp xây dựng vhương trình hoạt động. -Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo. -Phân công ngươì mời đại biểu, tranh trí lớp, chuẩn bị phần thưởng. -Mỗi tổ chuẩn bị: + Một tiết mục tập thể. + Chọn 4 thành viên dự thi hát, ngâm thơ, kể chuyện... giữa các tổ và thi sáng tác. + Chuẩn bị một câu đố vui dành cho tác giả. -Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện, sẵn sàng xung phong tham gia vào hoạt động. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Chuẩn bị Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Người điều khiển Các tổ BGK Hai đội thắng vòng 1 BGK BGK GVCN Người điều khiển Hoạt động 1 Mở đầu -Hát một bài hát tập thể. -Tuyên bố lí do: Những chiến công thầm lặng, những hi sinh cao cả của anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của cácBà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh trong chiến tranh, những đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời bình đã làm cho đất nước ta được hòa bình, độc lập, phát triển như ngày hôm nay. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể... được viết ra để ca ngợi quê hương, đất nước, những con người làm nên lịch sử. Trong tiết hoạt động của chúng ta hôm nay, cá tổ dịp hát, đọc thơ, kể chuyện từ trái tim mình để thể hiện tình cảm “ăn quả nhớ người trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của mình đối với quê hương, đất nước mình, đối với những người đã hi sinh vì Tổ Quốc... -Giới thiệu khách mời. -Giới thiệu chương trình hoạt động. Hoạt động 2 Thi văn nghệ của các tổ -Nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi (về nội dung, chất lượng thực hiện, tình sáng tạo, phong cách thể hiện, trang phục...) -Thực hiện 3 tiết mục của tổ mình. -Nhận xét cho điểm công khai. Hoạt động 3 Đố vui -Chia hai đội lên thi mỗi đội 5 thành viên hát các bài hát có từ “bộ đội”, “thương binh”.Đội nào hát được nhiều bài hơn thì thắng. -Tiến hành cuộc thi -Nhận xét và cho điểm công khai. Hoạt động 4 Kết thúc -Công bố kết quả và phát thưởng. -Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh -Cảm ơn sự giúp đỡ và tham gia của thầy cô. Bài hát tập thể Chương trình hoạt động Thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi Phân cơng trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị Ngày soạn: 28/12/2009 Ngày Hoạt động: 2/1/2010 Hoạt động 2: I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: -Nắm vững kiến hức cơ bản của các môn học. -Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao. -Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: -Kiến thức cơ bản của một số môn học. -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. -Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. 2-Hình thức hoạt động: Thi hỏi- đáp. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: -Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui... của các môn học và đáp án. -Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. -Một số tiết mục văn nghệ. -Phần thưởng. 2-Về tổ chức: -Lớp tahỏ luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngử, Giáo dục công dân). -Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án. -Mỗi tổ cử một người dự thi một môn. -Những học sinh khác cũng on tập tốt để dự thi phần cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội. -Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, tranh trí lớp, chuẩn bị phần thưởng ... IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Chuẩn bị Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Người điều khiển Các tổ cử 3HS tham gia Các tổ BGK GVCN Người điều khiển Hoạt động 1 Mở đầu -Hát một bài hát tập thể. -Tuyên bố lí do:Học kì I của năm học mới sắp kết thúc, các bạn trong lớp đã rất cố gắng học tập, nhiều bạn học tập tốt làm gương cho các bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả. Trong học tập, có nhiều nội dung vừa khó nhưng lại vừa thú vị đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, phối hợp với nhau thì mới giải được với kết quả tốt nhất.Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức một cuộc thi để tạo điều kiện cho những con người thông minh đoàn kết với nhau về trí tuệ và tinh thần nhằm mang lại chiến thắng về cho tổ mình. -Giới thiệu khách mời. -Giới thiệu chương trình hoạt động. -Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí. Hoạt động 2 Cuộc thi tài trí giữa các tổ -Nêu thể lệ cuộc thi:Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm: +Tiếp sức giải toán +Ghép từ +Lĩnh vực hay môn học ưa thích. Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả. -Các đội cử người lên tham gia. 1-Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng? TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng Kim giây quay được 720 vòng. 2-Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”? TL:Nhà Toán học Ơ-clit. 3-Kể tên các phong trào yêu nước chông Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. TL:Phong trào Đông du-Phan Bội Châu đứng đầu. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục-Lương Văn Can Cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung kì-Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế- vua Duy Tân, Trần Cao Vân, Thái Phiên. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên- Trịnh Văn Cấn. (Chỉ yêu cầu nêu được 3 phong trào) 4-Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-na-ma-ra tại cầu có tên là gì? TL:Cầu Công Lý. 5-Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì? TL:Tiên học lễ, hậu học văn. 6-Ngô Gia Văn Phái là ai? TL: Ngô Gia Văn Phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây)- một dòng họ lớn nổi tiếng với truyền thống nghiên cứu, sáng tác văn chương ở nước ta. Họ là đồng tác giả của cuốn tiểu thuyết lịch sử- viết bằng chữ Hán Hoàng Lê nhất thống chí 7-Cho tiếng “quân”tổ nào ghép được nhiều từ nhất tổ ấy sẽ chiến thắng. Cho thời gian 2 phút. 8-Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng vật lý ở điểm nào? TL:Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 9-Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh. 10-Tại sao lá cây lại có màu xanh lục? TL:Vì trong lá cây có chất diệp lục, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy lá cây có màu xanh lục. Hoạt động 3 Văn nghệ -Trình bày các tiết mục đã chuẩn bị Hoạt động 4 Kết thúc -Tổng kết điểm và phát thưởng. -Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh. -Cảm ơn sự giúp đỡ và tham gia của giáo viên. Bài hát tập thể Chương trình hoạt động Hệ thống các câu hỏi liên quan đến vấn đề thảo luận Phân cơng chuẩn bị Một số tiết mục văn nghệ Các tổ chuẩn bị các bài tham luận về bộ môn được phân công Một số tiết mục văn nghệ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 2 STT Họ và tên XẾP LOẠI Ghi chú Cá nhân Tổ GVCN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Nguyễn Văn An Lưu Xuân Tường An Trần Thị Khánh Băng Võ Hờng Cường Trần Thị Kiều Diễm Nguyễn Thị Thùy Dương Phạm Quớc Hải Phạm Quớc Hùng Trần Thị Yến Linh Lê Hoàng Minh Lê Ngọc Minh Phún A Mùi Phạm Thị Hằng Nga Dương Thiên Nhi Nguyễn Thị Thùy Nhung Phạm Thị Tâm Phúc Trần Anh Phương Nguyễn Thị Phương Trịnh Minh Thế Tơ Thị Diễm Thắm Tơ Hoài Thắng Trương Chí Thanh Vũ Thanh Thanh Lã Văn Thành Trần Thị Phương Thảo Nguyễn Thị Thanh Thảo Thạch Ngọc Minh Thư Trần Thị Hoài Thương Trần Thị Mỹ Tiên Trương Cẩm Vân Trần Tiến Vinh ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

File đính kèm:

  • docTHANG 12.doc