Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 48+49 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Công thức cấu tạo, công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo axit axetic.

+ Tính chất vật lý: Trạng thái, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.

+ Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic tạo thành este.

- Ứng dụng: Nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn.

- Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etylic.

2. Kĩ năng:

- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra nhận xét về đặc điểm CTPT và tính chất hóa học.

- Dự đoán, kiểm tra và kết về tính chất hóa học axit axetic.

- Phân biệt axit axetic với ancol etylic.

- Tính nồng đọ axit hoặc khối lượng axit axetic tham gia tạo thành trong các phản ứng.

3. Thái độ:

- Yêu thích học bộ môn.

4. Định hướng năng lực.

a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình.

b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Mô hình phân tử axit axetic dạng đặc, dạng rỗng.

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, ống hút, giá sắt, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, hệ thống ống dẫn khí.

- Hoá chất: CH3COOH, Na2CO3, NaOH, CuO, Zn, phenolphtalein, quỳ tím.

2. HS: Đọc nội dung bài học.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 48+49 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27/5/2020 Tiết 48 - Bài 45: AXIT AXETIC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Công thức cấu tạo, công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo axit axetic. + Tính chất vật lý: Trạng thái, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. + Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic tạo thành este. - Ứng dụng: Nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn. - Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etylic. 2. Kĩ năng: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra nhận xét về đặc điểm CTPT và tính chất hóa học. - Dự đoán, kiểm tra và kết về tính chất hóa học axit axetic. - Phân biệt axit axetic với ancol etylic. - Tính nồng đọ axit hoặc khối lượng axit axetic tham gia tạo thành trong các phản ứng. 3. Thái độ: - Yêu thích học bộ môn. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Mô hình phân tử axit axetic dạng đặc, dạng rỗng. - Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, ống hút, giá sắt, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, hệ thống ống dẫn khí. - Hoá chất: CH3COOH, Na2CO3, NaOH, CuO, Zn, phenolphtalein, quỳ tím. 2. HS: Đọc nội dung bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của rượu etylic? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV sử dụng kỹ thuật KWL + Giấm ăn là loại gia vị rất phổ biển được sử dụng nhiều trong các bữa ăn: ? Các em đã biết được gì về cấu tạo và tính chất của giấm và muốn biết thêm gì về giấm án. - Các nhóm HS thảo luận đưa ra các ý kiến - GV tổng hợp các điều HS muốn biết liên hệ vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát mẫu vật hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - GV: Cho HS quan sát lọ đựng Axit axetic, liên hệ thức tế giấm ăn là dd Axit axetic 3%- 5% ? Nhận xét tính chất vật lí - GV: nhỏ vài giọt Axit axetic vào trong nước, nhận xét tính tan. - HS nhận xét, rút ra nội dung bài. I. Tính chất vật lí - Axit axetic là chất lỏng không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước - GV hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử axit axetic. - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động nhóm lắp mô hình của mình. - Yêu cầu HS dựa vào mô hình phân tử để viết công thức cấu tạo của phân tử axit axetic: ? Nhận xét đặc điểm cấu tạo. - Viết CTCT phân tử? - GV nhấn mạnh vào nhóm (-COOH) có nguyên tử H linh động, thể hiện tính axit II. Cấu tạo phân tử. CTCT H ½ H¾ C¾ C = O hoặc CH3¾ C = O ½ \ \ H O ¾H OH hoặc CH3COOH - Đặc điểm: Trong phân tử c có nhóm (- COOH) nhóm này làm cho phân tử có tính axit. - GV gọi 1 HS nêu tính chất hoá học chung của axit - GV tổ chức HS làm thí nghiệm theo nhóm TN: 1. Nhỏ một giọt CH3COOH vào mẩu giấy quỳ tím 2. Nhỏ vài giọt dd CH3COOH vào ống nghiệm có chứa dd Na2CO3 3. Nhỏ từ từ dd CH3COOH vào ống nghiệmcó chứa dd NaOH có vài giọt phenolphtalein - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV trình chiếu cho HS xem video thí nghiệm: TN: Axit axetic tác dụng với rượu etylic - HS làm việc theo nhóm: + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Gọi 1 HS nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH Gv nhận xét và chốt kết luận. III. Tính chất hoá học. 1. Axit axetic có tính chất của axit không? - Axit axetic là axit hữu cơ có tính chất của một axit. Tuy nhiên Axi axetic là axit yếu CH3COOH +NaOHCH3COONa + H2O Axit axetic Natri axetat 2CH3COOH + Na2CO32CH3COONa + H2O + CO2 2CH3COOH+CuO ®(CH3COO)2Cu+ H2O 2CH3COOH+Zn ® (CH3COO)2Zn + H2O 2. Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không Hiện tượng :Chất lỏng không màu có mùi thơm, không tan trong nước , nổi trên mặt nước. CH3COOH+C2H5OHCH3COONa+H2O Etyl axetat KL: Phản ứng giữa Axit axetic với rượu etylic thuộc loại phản ứng este hoá + etyl axetat là este - GV treo tranh ứng dụng của axit axetic yêu cầu HS cho biết ứng dụng của axit axetic. ? Mỗi HS chuyền nhau quả bóng bóng đến tay ai, người đó phải cho biết 1 ứng dụng của axit axetic. ? Em hãy nêu cách làm giấm ăn trong thực tế. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. IV. Ứng dụng - Từ axit axetic, người ta điều chế các sản phẩm : + Tơ nhân tạo + Dược phẩm + Chất dẻo + Phẩm nhuộm + Pha giấm ăn + Thuốc diệt côn trùng. V. Điều chế - Trong công nghiệp, axit axetic được điều chế theo cách: 2C4H10 + 5O2 4CH3COOH +2H2O - Để sản xuất giấm ăn C2H5OH + O2 CH3COOH +H2O Hoạt động 3: Luyên tập - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Nêu các tính chất của của axitic ? ?Viết PTPƯ của Axit axetic với NaOH, MgO, CH3OH ? ? Yêu cầu HS hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học: Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) Bài 5: (SGK Hóa 9 trang 143) ? Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây : ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe ? ? Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có. Giải: Axit axetic có thể tác dụng được với những chất : ZnO,  KOH, Na2CO3, Fe 2CH3COOH  +  ZnO  ® (CH3COO)2Zn  + 2H2O CH3COOH  +  KOH  ® CH3COOK  +  H2O2 CH3COOH  +  Na2CO3  ®  2CH3COONa  + CO2  + H2O 2CH3COOH  + Fe  ®  (CH3COO)2Fe  +  H2. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Gợi ý Bài 8 (SGK Hóa 9 trang 143) ? Cho dung dich axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ 10%, thu được dung dịch có nồng độ 10,25%. Hãy tính a. Giải: Gọi khối lương dung dịch axit axetic nồng độ a% cần lấy để phẩn ứng hết với 100 gam dung dịch NaOH 10% là x.  Ta có số mol NaOH là: (10 . 100) : (100 . 40) = 0,25 (mol)  Phản ứng xảy ra:  CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O  1mol1mol..1mol.1mol  0,25mol...0,25mol0,25mol.0,25mol  Vậy số mol axit cần dùng là : 0,25 mol ® Khối lượng CH3COOH phản ứng là : 0,25 . 60 = 15(gam)  Số mol muối tạo thành là:  m CH3COONa = n . M = 0,25 . 82 = 20,5(gam)  Theo đề bài ta có (a.x):100 = 15 (1)  Mặt khác 20,5 : (100 + x)100 = 10,25 (2)  Từ (2) ta có x = 100 thay x vào (1) ta có a = 15% + Yêu cầu về nhà học bài cũ. + Làm bài tập 2,3,4,5,6 sgk trang 143. + Hướng dẫn cho học sinh bài tập số 7 sgk V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Đọc trước bài: Mối liên hệ giũa etilen, rượu etylic và axit axetic. - Ôn tập kiến thức: rượu etylic và axit axetic. + Công thức cấu tạo. + Tính chất hóa học. Ngày giảng: 29/5/2020 Tiết 49 - Bài 46: MỐI QUAN HỆ GIỮA ETILEN RƯỢU ETILIC VÀ AXIT AXETIC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được: + Mối quan hệ giữa các chất: Etylen, ancoletylic, este etyl axetat. 2. Kỹ năng: - Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa etilen, ancoletylic, este etyl axetat. - Tính hiệu suất phản ứng este hóa, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, tính suy luận logic khoa học. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Khái quát, tổng hợp kiến thức. 2. Học sinh: Ôn tập các KT đã học về etilen, rượu, và axit axetic. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi: - GV cho 3-4 HS tham gia - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án. - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà? Câu hỏi: ? Nêu tính chất hóa học của metan. ? Nêu tính chất hóa học của rượu etylic. ? Nêu tính chất hóa học của axitaxetic. - GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS. - Dùng kết quả thi để vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động nhóm hoàn thành thành sơ đồ liên hệ. Etilen +....... Rượu Etylic + O ........ men giấm +Rượu etylic HSO đặc, t - GV yêu cầu HS viết PTHH minh họa theo sơ đồ đã được lập. I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic. C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 C2H4 + H2O Axit,t C2H5OH C2H5OH +O2 men giấm CH3 –COOH + H2O CH3 –COOH +HO-C2H5HSOđặc, t CH3COOC2H5+H2O Etyl axetat - Yêu cầu HS làm bài tập. Bài tập 1/ tr. 144 SGK - Yêu cầu HS hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: Bài tập 2/tr.144 SGK - GV gợi ý HS tìm những điểm khác nhau giữa 2 chất này. Bài tập 3/tr.144 SGK - GV gợi ý: Dựa vào tính chất hoá học của axit, rượu, hiđrocacbon. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập: Bài tập 4/tr.144 SGK - HS thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày phương pháp giải và chữa bài tập - mC trong A = m C trong CO2 - m H trong A = m H trong H2O - nếu trong A có nguyên tố O thì: m O = m A - m C - m H khác O còn m O = m A - m C - m H = O thì không có nguyên tố O CxHyOz ( x,y,z nguyên dương) ta có: x : y : z = : : - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chốt kiến thức. II. Bài tập: Bài tập1/ tr. 144 SGK a, Chất A: C2H4 B: CH3COOH 1/ C2H4 + H2O C2H5OH 2/ C2H5OH+O2CH3COOH+H2O b/ Chất D: CH2Br-CH2Br E: (-CH2-CH2-)n 1/ CH2-CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br 2/ n CH2-CH2 (-CH2-CH2-)n Bài tập 2/tr.144 SGK Cách 1: Dùng quỳ tím. - Axit axetic làm quỳ tím hoá đỏ - Rượu etylic ko chuyển màu quỳ tím Cách 2: dùng Na2CO3 hoặc CaCO3 - Axit axetic cho khí CO2 thoát ra - Rượu etylic ko có hiện tượng PƯ 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2 Cách 3: dùng kim loại Mg - Axit axetic cho khí CO2 thoát ra - Rượu etylic ko có hiện tượng PƯ CH3COOH + Mg (CH3COO)2Mg + H2 Bài tập 3/tr.144 SGK - C: Tác dụng với Na và tác dụng với Na2CO3 nên C là axit, phân tử có nhóm -COOH nên công thức thoả mãn: C2H4O2 - A: tác dụng với Na nên trong 2 chất còn lại chỉ có thể là C2H6O, là rượu - Chất còn lại ít tan trong nước là C2H4 CTCT: C : CH3COOH B : CH3 CH2OH A : CH2= CH2 Bài tập 4/tr.144 SGK mC trong A=mC trong CO2= 44= 12(g) m H trong A= m H trong H2O= 27= 3(g) vậy m O trong A = 23- ( 12+3 ) = 8 (g) Vậy trong A có nguyên tố: C, H, O b./ Gọi CTPT của A là CxHyOz ( x,y,z nguyên dương) ta có: x : y : z = :: = 1:3:0,5=2:6:1 Vậy Công thức A là (C2H6O)n theo bài MA = 23. 2= 46, ta có: M (C2H6O)n = 46 46n = 46 n= 1 Vậy CTPT của A là C2H6O Hoạt động 3: Luyện tập. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học: Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) ? Viết PTHH thực hiện sơ đồ chuyển đổi sau: Canxi cacbua axetilenetilenrượu etylicaxit axeticetyl axetatrượu etylic Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Làm bài tập còn lại trong SGK và SBT ? Hoàn thành sơ đồ sau: etilen rượu etylic axit axêtic etylaxetat axetat natri 1./ C2H4 + H2O C2H5OH 2./ C2H5OH+O2CH3COOH +H2O 3./ CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 4./ CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Nghiên cứu trước bài chất béo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_4849_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.docx