I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về hiđro cacbon.
- Hệ thống mối quan hệ cấu tạo và tính chất của các hiđro cacbon
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm toán hóa học, giải bài tập nhận biết, xác đinh công thức hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ:
- Có ý thức hoc tập.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nội dung kiến thức và bài tập.
2. Học sinh: Các kiến thức của chương 4.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức cho HS khởi động qua câu hỏi.
? Nêu tính chất hóa học của etilen, axetilen, hiđro.
- HS trình bày
- GV dùng kết quả của HS để vào bài.
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 46+47 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /5/2020
Tiết 46: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về hiđro cacbon.
- Hệ thống mối quan hệ cấu tạo và tính chất của các hiđro cacbon
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm toán hóa học, giải bài tập nhận biết, xác đinh công thức hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ:
- Có ý thức hoc tập.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nội dung kiến thức và bài tập.
2. Học sinh: Các kiến thức của chương 4.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức cho HS khởi động qua câu hỏi.
? Nêu tính chất hóa học của etilen, axetilen, hiđro.
- HS trình bày
- GV dùng kết quả của HS để vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV đưa nội dung bài tập.
Bài tập 1: Có 3 lọ không nhãn đựng 3 chất khí sau: CO2, H2, C2H4 .Bằng PPHH hãy nhận biết các khí đựng trong mỗi lọ trên. Viết PTPƯ(nếu có)
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng và cho điểm HS.
Bài tập 2:
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
1./ C2H2 + Br2 .......
2./ C2H2 + O2 CO2 +.......
3./ CH4 + Cl2 ..........
4./ CH4 + O2 CO2 +.......
5./ C6H6 + Br2 ........ + ...........
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng và cho điểm HS.
Bài tập 3:
Cho các hợp chất sau: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, C6H6, C3H7Cl, MgCO3, C2H4O2, CO. Hãy phân loại chúng thành hợp chất vô cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng và cho điểm HS.
Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí metan thu được 4,48 lít khí CO2 và hơi nước.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm.
a. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra?
b.Tính thể tích khí metan đã dùng (ở đktc)?
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng và cho điểm HS.
II. Bài tập.
Bài tập 1:
- Dẫn lần lượt 3 chất khí trên đi qua dung dịch Brom nếu:
+ Dung dich Brom bị mất màu thì đó là khí C2H4.
PTHH: C2H4 + Br2 C2H4Br2
da cam không màu
+ Không có hiện tượng gì là 2 khí còn lại.
- Dẫn 2 khí còn lại qua dung dich nước vôi trong nếu:
+ Nước vôi trong vẩn đục là khí CO2
+ PTHH:
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
+ Không có hiện tượng gì là H2.
Bài tập 2:
1./ C2H2 + Br2 C2H2Br4
2./ 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
3./ CH4 + Cl2 CH3Cl
4./ CH4 + Cl2 CH3Cl
5./ C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
Bài tập 3:
- Hợp chất vô cơ gồm: NaHCO3, MgCO3, CO.
- Hiđrocacbon: C2H2, C6H6.
- Dẫn xuất hiđrocacbon: C6H12O6, C3H7Cl, C2H4O2.
Bài tập 4:
a./ PTHH :
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
- Số mol của CO2 là: n = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol.
- Theo PT số mol CO2 = số mol của CH4 = 0,2 mol.
b./ Thể tích khí metan đã dùng là:
V = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít)
Hoạt động 3: Luyên tập
Hãy khoanh trò vào câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch nước brom. B. Dung dịch NaOH dư.
C. Dung dịch AgNO3/ NH3 dư. D. Dung dịch nước vôi trong.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Thể tích không khí (đktc) cần dùng là:
A. 112 lít B. 336 lít
C. 54 lít D. 672 lít
Câu 3: Phản ứng nào sau đây được viết đúng?
A. CH4+Cl2CH2+Cl2 B. CH4+Cl2CH2+2HCl
C. 2CH4+Cl22CH3Cl+H2 D. CH4+Cl2CH3Cl+HCl
Câu 4: Để có hỗn hợp nổ mạnh nhất giữa khí CH4 và khí oxi thì cần phải trộn chúng theo tỉ lệ thể tích phù hợp nhất là:
A. 2/3 B. 4/7
C. 1/2 D. 7/8
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
Bài tập 5: Hãy viết CTCT của các hợp chất có CTPT sau:
a, CH4
b, C2H2
c, CH4O
d, C2H4Br2
Bài tập 6 : Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài giải
- Số mol CH4 : 6,72: 22,4 = 0,3 mol
- PTHH:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Theo pt:
=>
mol
=>
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
? Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí sau: CH4; C2H2; CO2. Viết PTPƯ (nếu có).
Em hãy cho biết phản ứng đặc trưng của metan, etilen? Viết phương trình phản ứng minh họa?
- Về nhà làm lại các bài tập.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học:
+ Kiến thức của HS về các chất trong hợp chất hữu cơ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Chuẩn bị tiết sau: Rượu etylic
+ Đọc trước các nội dung: Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, điều chế rượu etylic.
+ Chuẩn bị 1 cốc nước.
Ngày giảng: /5/2020
CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON
Tiết 47 - 44: RƯỢU ETYLIC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được:
+ Công thức PT, CTCT, đặc điểm cấu tạo.
+ Khái niện về độ rượu.
+ Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
+ Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, phản ứng cháy.
+ Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc etilen.
2. Kỹ năng:
- Quan sát mô hình phân tử, tí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra nhận xét về đặc điểm CTPT.
- Viết PTHH của rượu dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo.
- Phân biệt ancol với benzen.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Dụng cụ: Cốc thủy tinh( 2 cái), đèn cồn, panh, diêm.
+ Hóa chất: C2H5OH, H2O.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn
Luật chơi:
- GV cho 3-4 HS tham gia
- Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết
- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi: Nêu các tác hại của rượu mà em biết?
- GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS.
- Dùng kết quả thi để vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- Cho HS quan sát lọ đựng rượu etylic. (yêu cầu HS liên hệ thực tế rượu etylic còn gọi là cồn).
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Nêu tính chất vật lí của rượu etylic.
- HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
? Độ rượu là gì.
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
Bài tập:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Cồn 90o có nghĩa là:
A. DD tạo thành khi hoà tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100ml nước
B. DD tạo thành khi hoà tan 90 gam rượu etylic với 10 gam nước
C. DD tạo được khi hoà tan 90 gam rượu etylic nguyên chất vào 100 gam nước
D. trong 100ml dd có 90ml rượu etylic nguyên chất
I. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước
- Nhiệt độ sôi 78,30
- Rượu etylic hoà tan nhiếu chất như iot, benzen
* Độ rượu
- ĐN: số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu
- VD: Rượu 45o có nghĩa
cứ 100ml dd rượu có chứa 45ml rượu etylic nguyên chất
- GVcho HS quan sát mô hình phân tử rượu etylic
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
? Hãy viết công thức cấu tạo của rượu etylic.
? Nhận xết về đặc điểm cấu tạo của etylic.
- HS thảo luận nhóm câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV giới thiệu: Chính nhóm (- OH) này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
II. Cấu tạo phân tử
CTCT
H H
½ ½
H¾ C¾ C ¾ O ¾H hay CH3-CH2-OH
½ ½
H H
- Đặc điểm: Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm (-OH)
- GV tổ chức HS làm thí nghiệm theo nhóm
TN1: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm đốt cồn.
- Các nhóm HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn
+ Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Giải thích hiện tượng.
+ Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV biểu diễn thí nghiệm:
TN2: Rượu etylic có phản ứng với Natri
- Cho mẩu Na vào cố đựng rượu etylic.
- Cho mẩu Na vào cố nước để so sánh.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Giải thích hiện tượng.
+ Viết PTHH minh họa.
- Gọi 1 HS nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH.
- GV nhận xét và chốt kết luận.
- GV giới thiệu Phản ứng với axit axetic
III. Tính chất hoá học
1. Rượu etylic có cháy không?
- Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt.
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
2. Rượu etylic có phản ứng với Natri không?
- Rượu etylic tác dụng với Natri giải phóng ra khí H2
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
(l) (r) (dd) (k)
- Na pư với Rượu etylic không mãnh liệt bằng pư của Na với H2O
3. Phản ứng với axit axetic ( học sau)
- GV chiếu lên màn hình sơ đồ ứng dụng quan trong của rượu etylic.
? Nêu các ứng dụng của rượu etylic.
- GVnhấn mạnh: Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khoẻ.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Nêu các cách điều chế rượu. PTHH minh họa.
? Nêu các công đoạn trong quá trình nấu rượu thử công ở địa phương.
IV. ứng dụng
- SGK/ 138
V. Điều chế
- Chất bột hoặc đườngRượu etylic
- Cho etilen tác dụng với nước
C2H4 + H2O C2H5OH
Hoạt động 3: Luyên tập
- Yêu cầu SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Natri đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic.
B. Rượu là chất lỏng, không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.
C. Rượu etylic có khả năng phản ứng với natri hiđroxit.
D. Rượu là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước
Câu 2: Cho 45g axit axetic tác dụng với 69g rượu etylic cho 41,25g etyl axetat. Hiệu xuất phản ứng este hóa là:
A. 60,5% B. 62%
C. 62,5% D. 75%.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,3g một hợp chất hữu cơ X, người ta thu dược 2,24 lít CO2 ở đktc và 2,7g nước. Biết X có tỉ khối hơi so với hiđro là 23, tác dụng với Na. X có công thức nào sau đây:
A. CH3 –O – CH3 C. C3H7OH
B. C2H5OH D. Kết quả khác.
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
1. Cho Na dư vào cốc đựng rượu etylic 50o . Viết PTPƯ?
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2Na + 2C2H5OH 2C2H5ONa + H2
2. Chỉ dùng nước và một hoá chất. Hãy phân biệt các chất sau:
a.Rượu etylic, axit axetic và etyl axetat.
b.Rượu etylic, axit axetic và benzen.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 /139 SGk
Gợi ý BT 4c/139 SGK: Từ 500 ml rược 450 suy ra V rượu etylic = 45.500/100 = 245 ml
+ Để pha rượu 250 có nghĩa 100 ml rượu 250 có 25 ml rượu etylic
+ Từ 245 ml rượu etylic đã có thì V rượu 250 được tạo ra =245.100/25 = 980 ml
? Vì sao rượu giả lại gây chết người. Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Chuẩn bị tiết sau: Axit axetic
+ Đọc trước nội dung bài
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_4647_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.docx