Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 27 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim

loại

- Biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

2. Kỹ năng

- Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự

ăn mòn kim loại.

- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.

- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.

3. Thái độ

- Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, yêu thích môn Hóa.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát,

năng lực hoạt động nhóm.

- Năng lực đặc thù: NL quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào

cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Một số đồ dùng bị gỉ.

- Học sinh: Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp, quan sát tìm tòi

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là hợp kim? So sánh thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép?

3. Bài mới

a Khởi động.

Tổ chức học sinh khởi động qua câu hỏi thực tế

- Thanh sắt để ngoài trời sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích ?

- Hs thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời

- Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng

Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay

pdf32 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 27 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 4/11/2019 (9A4); 5/11(9A5) Tiết: 27: BÀI 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại - Biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 2. Kỹ năng - Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. - Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. 3. Thái độ - Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, yêu thích môn Hóa. 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực đặc thù: NL quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Một số đồ dùng bị gỉ. - Học sinh: Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp, quan sát tìm tòi 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là hợp kim? So sánh thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép? 3. Bài mới a Khởi động. Tổ chức học sinh khởi động qua câu hỏi thực tế - Thanh sắt để ngoài trời sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích ? - Hs thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời - Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mơi. Hoạt động 1: Thế nào là sự ăn mòn kim loại Hoạt động của GV - HS Nội dung GV: Cho HS quan sát một số đồ dùng, tranh ảnh về đồ vật bị gỉ - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đưa ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại. I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác GV: Kim loại bị ăn mòn do kim loại tác dụng với các chất như nước, oxi (không khí) và một số chất khác trong môi trường. dụng hoá học trong môi trường được gọi kà sự ăn mòn kim loại. Hoạt động 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV: Yêu cầu HS báo cáo quan sát thí nghiệm đã làm trước ở nhà, nêu nhận xét hiện tượng. - Ống nghiệm 1: Đinh sắt trong không khí khô, không bị ăn mòn - Ống nghiệm 2: Đinh sắt trong nước có hoà tan khí oxi, đinh sắt bị ăn mòn chậm. - Ống nghiệm 3: Đinh sắt trong dung dịch muối ăn, bị ăn mòn nhanh. - Ống nghiệm 4: Đinh sắt trong nước cất, không bị ăn mòn. => Từ các thí nghiệm trên, em hãy rút ra kết luận? GV:Thanh sắt để trong bếp bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để nơi khô ráo, thoáng mát. Thực nghiệm cho thấy: ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ? - GV nhận xét và chốt kết luận. II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại 1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra chậm hay nhanh phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. Hoạt động 3: Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng KL không bị ăn mòn Hoạt động của GV - HS Nội dung -Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: - Tại sao phải bảo vệ kim loại để tránh các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn? HS: Vì giữ cho các đồ vật được bền, lâu hỏng. GV: Yêu cầu HS thảo luận nêu các biện III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn 1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc pháp bảo vệ kim loại mà em biết trong thực tế. GV: Các biên pháp mà HS nêu có thể chia làm 2 biện pháp chính: 1. Ngăn không cho kim loại tác dụng hoặc tiếp xúc với môi trường 2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn - Gia đình đã làm gì để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. với môi trường VD: - Sơn, mạ, bôi dầu mỡ, ... lên bề mặt kim loại. - Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ. - Rửa sạch sẽ đồ dùng, dụng cụ lao động và tra dầu mỡ. 2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn VD: Chế tạo thép không gỉ (inox) c. Luyện tập(HĐ cá nhân) Câu 1: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường : A. không khí khô. B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi. C. nước có hoà tan khí oxi. D. dung dịch muối ăn. Câu 2: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ? A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại. B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát. D. Ngâm kim loại trong nước muối Câu 3: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu: A. để ở nơi có nhiệt độ cao. B. ngâm trong nước lâu ngày. C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô. D. ngâm trong dung dịch nước muối. d. Vận dụng Bài tập 3: Hoà tan 0,54 gam một kim loại R (có hoá tại III trong hợp chất) bằng 50 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (ở đktc). a) Xác định kim loại R. b) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng. e. Mở rộng bổ sung, phát triển năng lực sáng tạo - Tìm hiểu thêm các biện pháp chống ăn mòn kim loại. - Tìm hiểu qui trình bảo vệ kim loại cho một số máy móc. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 - SGK.67 - Ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho bài luyện tập chương II: Kim loại Ngày giảng: 7/11/2019 (9A4); 9/11(9A5) Tiết: 28. LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản về kim loại. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại. 2. Kỹ năng - Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét và viết các PTHH, vận dụng để làm bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ - Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. - Năng lực đặc thù: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV. Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, bài tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh: Ôn lại các kiến thức III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp, quan sát tìm tòi 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ. a. Khởi động. Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi: - Gv cho 3-4 hs tham gia - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ? Câu hỏi: 1. Trình bày tính chất hóa học của kim loại ? 2. Trình bày tính chất hóa học của sắt ? 3. Trình bày tính chất hóa học của nhôm ? 4. Đọc thứ tự các kim loại trong dãy hoạt động hóa học? ý nghĩa của dãy ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mơi. Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ - Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 1. Tính chất hoá học của kim loại ? Nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại ? -> Yêu cầu HS lên bảng viết các PTPƯ minh họa - Tác dụng với phi kim 3Fe + 2O2 ot⎯⎯→ Fe3O4 Cu + Cl2 ⎯⎯→ CuCl2 - Tác dụng với dung dịch axit 2Al + 6HCl ⎯⎯→ 2AlCl3 + 3H2 - Tác dụng với dung dịch muối Zn + CuSO4 ⎯⎯→ ZnSO4 + Cu GV: Lưu ý HS Phản ứng của kim loại và muối càng xảy ra dễ dàng, nếu vị trí của 2 kim loại trong dãy hoạt động hoá học càng cách xa nhau. ? Liệt kê các nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động hoá học theo chiều giảm dần mức độ hoạt động? ? Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại? * Dãy HĐHH của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au 2. Tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau? - Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: ? So sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt? a. Giống nhau - Có tính chất hoá học của kim loại - Không tác dụng với dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc nguội b. Khác nhau - Al phản ứng với kiềm còn Fe thì không. - Trong hợp chất Al chỉ có hoá trị III còn Fe có cả hoá trị II và III 3. Hợp kim sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép Nội dung bảng phụ Yêu cầu hs hoạt động nhóm rồi điền nội dung thích hợp vào bảng: Gang Thép Thành phần Tính chất Sản xuất HS: Thảo luận nhóm, trả lời -> nhận xét chéo nhau -> GV chuẩn lại kiến thức 4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ? Thế nào là sự ăn mòn kim loại? ? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? ? Tại sao phải bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? ? Những biện pháp bảo vệ k/loại không bị ăn mòn? Hãy lấy VD? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. Hoạt động 2: Bài tập 1. Bài tập 1 – SGK.T69 -Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập BT 1 – SGK.t69 3Fe + 2O2 ⎯→⎯ ot Fe3O4 2Zn + O2 ⎯→⎯ ot 2ZnO Cu + Cl2 ⎯→⎯ ot CuCl2 2Na + Cl2 ⎯→⎯ ot 2 NaCl Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu - Hs lên bảng viết các PTHH - Gv nhận xét và chốt kiến thức 2. Bài tập 3 – SGK.T69( hoạt động nhóm ): GV: Hướng dẫn HS làm BT 3 dựa vào dãy HĐHH của kloại và ý nghĩa của dãy HĐHH của kloại. Ý (c) đúng: B, A, D, C. Giải thích: + A, B tác dụng HCl giải phóng H2 → A, B đứng trước H2 + C, D không tác dụng HCl → C, D đứng sau H2 + B tác dụng với muối A giải phóng A → B đứng trước A + D tác dụng với muối C giải phóng C → D đứng trước C 3. Bài tập 5( hoạt động nhóm) - Viết PTPƯ. - Hs thảo luận nhóm bài tập - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung PTHH: 2A + Cl2 2ACl Theo PT: 2mol A tạo ra 2 mol ACl Vậy a g (a + 35,5) g 9,2g 23,4 g 23,4.a = 9,2 .(a + 35,5) a = 23 Vậy kim loại đó là Na. - Gv nhận xét và chốt kiến thức c. Luyện tập(HĐ cả lớp) - Y.c HS nhắc lại các nội dung chính của chương - Hoàn thành bài tập sau FeCl2 2⎯⎯→ Fe(NO3)2 3⎯⎯→ Fe 1 7 Fe 4 FeCl3 5⎯⎯→ Fe(OH)3 6⎯⎯→Fe2O3 - Viết PTHH (nếu có) của Nhôm với dung dịch NaCl, FeCl2, CuSO4, AgNO3, KCl. d. Vận dụng Hòa tan 16,25 gam kim loại A (hóa trị II) vào dung dịch HCl, phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc. a. Hãy xác định kim loại A b. Nếu dùng lượng kim loại trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thu được 5,04 lít khí H2 ở đktc. Tính hiệu suất của phản ứng. a. Xác định kim loại A PTHH: A + 2HCl → ACl2 + H2 1 mol 2mol 1 mol 1 mol 0,25 mol 0,25 mol Theo đề bài ta có nH2 = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol Theo PT phản ứng ta có : nA = 0,25 mol Khối lượng mol nguyên tử của A là : 16,25 : 0,25 = 65 Vậy A là kim loại kẽm ( Zn ) b. Tính hiệu suất của phản ứng. PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 65g 22,4 l 16,25g 5,6 l Theo PTHH: hòa tan 65 gam Zn thì thu được 22,4 lít H2 Vậy: hòa tan 16,25 gam Zn thì thu được 5,6 lít H2 Hiệu suất của phản ứng: H% = 90 6,5 10004,5 = x % e. Mở rộng bổ sung, phát triển năng lực sáng tạo(ở nhà) - Tìm hiểu thêm các bài tập về tìm kim loại. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Ôn bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 7 - SGK. T67 - Nghiên cứu nội dung, chuẩn bị tường trình bài thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt Ngày giảng: 11/11/2019(9A4); 12/11(9A5) Tiết 29 - Bài 23: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM, SẮT. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Biết được: - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: + Nhôm tác dụng với oxi. + Sắt tác dụng với lưu huỳnh. + Nhận biết kim loại nhôm và sắt. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn, tính chính xác khoa học bộ môn. 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực đặc thù: NL quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. Chuẩn bị - GV: 6 bộ dụng cụ TN gồm: 1 khay, 1đèn cồn, 2 tờ giấy lọc, 1 kẹp, 1 cốc, 2 ống nhỏ giọt, 1 giá ống ngiệm, 6 ống ngiệm, nam châm, bột sắt, bột nhôm, bột S, dd NaOH, muối Fe. - HS: Ôn lại tính chất hoá học của nhôm và sắt. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Luật chơi: - Gv cho 2 hs tham gia - Trong vòng 3 phút lần viết ác đáp án mà em biết - Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. Câu hỏi: Viết tên các PTHH của nhôm, sắt tác dụng với phi kim ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài - Hs nhớ lại kiến thức trả lời - Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. I. Ổn định tổ chức lớp - GV chia lớp làm 5 nhóm, phân vị trí ngồi các nhóm. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư ký nhóm. - HS ngồi theo vị trí nhóm. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư ký nhóm. - GV nêu yêu cầu của bài thực hành, giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và các nhóm trưởng các nhóm. - HS nhận nhiệm vụ giờ học thực hành - GV phân phát dụng cụ, hóa chất thực hành cho các nhóm HS. - Nhóm trưởng nhận dụng cụ, hoá chất thực hành cho nhóm - Các nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất của nhóm mình về số lượng và tình hình dụng cụ hóa chất theo danh mục dụng cụ hóa chất GV phát cho nhóm rồi báo cáo. - Các nhóm tự kiểm tra dụng cụ, hoá chất theo danh mục dụng cụ, hoá chất và báo cáo II. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với O2 Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm - GV: Hướng dẫn HS các nhóm làm - Lấy 1ít bột Al vào tờ bìa – Khum tờ bìa chứa bột Al rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. -> Quan sát hiện tượng xảy ra, cho biết trạng thái màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTHH ? ? Cho biết vai trò của Al trong pư ? - HS: Tiến hành -> Đại diện nhóm trình bày kết quả, hs nhóm khác nhận xét bổ sung. HT: Có những hạt loé sáng do bột Al tác dụng với oxi không khí, phản ứng toả nhiều nhiệt. - Viết PTHH trên bảng lớp 4Al + 3O2 0t⎯⎯→ 2Al2O3 Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm GV: Hướng dẫn HS các nhóm làm TN2 - Trộn hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh (theo tỉ lệ 4 : 7 về khối lượng) -> chia 2 phần + Đưa nam châm vào phần 1 + Đưa phẩn 2 vào ống nghiệm. - Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn -> Quan sát hiện tượng ? ? Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột (sắt + bột lưu huỳnh) và của chất tạo thành sau phản ứng? ? Giải thích và viết PTHH. - Hiện tượng: + Trước thí nghiệm: - Bột sắt có màu trắng xám, bị nam châm hút. - Bột lưu huỳnh có màu vàng nhạt - Khi đun nóng hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn -> Hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt. + Sau thí nghiệm: - Sản phẩm tạo thành khi để nguội là chất rắn màu đen, không có tính nhiễm từ (không bị nam châm hút) PTPƯ: Fe + S ⎯→⎯ ot FeS => Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại nhôm và sắt đựng trong 2 lọ không dán nhãn GV: Có hai lọ không nhãn dựng hai kim loại riêng biệt là nhôm và sắt. -> Em hãy nêu cách nhận biết? KT trình bày 1 phút HS: - Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm - Nhỏ từ từ dd NaOH vào từng ống nghiệm. - Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích. - Hiện tượng + ống nghiệm chứa sắt không có hiện tượng + ống nghiệm chứa nhôm: Bột nhôm tan ra, xuất hiện bọt khí - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. III. Hoàn thành bản tường trình - Yêu cầu hs hoạt động cá nhân hoàn thành bài thu hoạch - HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bản tường trình theo mẫu Stt Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng GT+ Viết PT 1 2 Hoạt động 3. Luyện tập - HĐ cặp đôi: Hoàn thành dãy chuyển hoá sau, viết PTHH xảy ra. a. Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al 1 FeCl2 ⎯→⎯ 2 Fe(NO3)2 ⎯→ 3 Fe b.Fe 4 FeCl3 ⎯→⎯ 5 Fe(OH)3 ⎯→⎯ 6 Fe2O3 7⎯⎯→ Fe Hoạt động 4. Vận dụng ? Tại sao không nên dùng đồ dùng bằng nhôm để đựng vôi tôi hay hồ xây có trộn vôi tôi hoặc chất kiềm tính? ? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng Al? - Không dùng vật có độ ráp để đánh bóng bề mặt đồ dùng bằng nhôm. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo BT: Hoµ tan 0,54 gam mét kim lo¹i R (cã ho¸ trÞ III trong hîp chÊt) b»ng 50 ml dung dÞch HCl. Sau ph¶n øng thu ®-îc 0,672 lÝt khÝ (ë ®ktc). a) X¸c ®Þnh kim lo¹i R. b) TÝnh nång ®é mol cña dung dÞch thu ®-îc sau ph¶n øng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU - Về nhà ôn tập chương 2 “Các loại hợp chất vô cơ” - Viết tường trình lại bài thực hành vào vở. - Nghiên cứu trước nội dung bài “Tính chất của phi kim” Ngày giảng: 14/11/2019(9A4); 16/11(9A5) CHƯƠNG III: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Tiết 30 – bài 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất vật lí của phi kim. - Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi. - Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim. - Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn, tính chính xác khoa học bộ môn. 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực đặc thù: NL quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. Chuẩn bị: - GV: Máy chiếu, Video TN. - Hs N/c nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Gv cho 3 hs tham gia. Trong vòng 1 phút: Viết tên các phi kim mà em biết ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung GV: Cho quan sát một số phi kim (O2, C, S, Br2..). Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Cho biết trạng thái của các phi kim trên? ? Các phi kim trên có dẫn điện, dẫn nhiệt không? I. PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÍ NÀO? - Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái + Trạng thái rắn: C, P, S, ... + Trạng thái lỏng: Br2, ... + Trạng thái khí: O2, H2, ... - Phần lớn các phi kim không dẫn HS: Hoạt động cá nhân -> trình bày, bổ sung GV: Bổ sung, Chốt kiến thức điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. - Một số phi kim độc như: Cl2, I2, Br2, Dựa vào tính chất hóa học của các loại chất vô cơ mà các em đã học, tính chất hóa học của hidro, oxi học ở lớp 8 các em hãy nhớ lại xem đã gặp tính chất hóa học nào của PK? KT trình bày 1 phút => Em hãy dự đoán các tính chất hoá học của phi kim? Gv trình chiếu cho hs xem video thí nghiệm: TN1: đốt Al trong bình khí Clo TN2: đốt Fe trong bình khí Oxi - Hs làm việc theo nhóm: + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Gọi 1 hs nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH Gv nhận xét và chốt kết luận. Gv trình chiếu cho hs xem video thí nghiệm: TN3: Oxi tác dụng với hiđro - Hs làm việc theo nhóm: + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Gọi 1 hs nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH Gv nhận xét và chốt kết luận. GV: Giới thiệu vai trò của nước trong cuộc sống con người. GV: NÕu thay khÝ oxi b»ng khÝ clo thÝ ph¶n øng sÏ x¶y ra nh thÕ nµo? Gv trình chiếu cho hs xem video thí nghiệm: TN4: Clo tác dụng với hiđro. Đưa hidro đang cháy vào lọ đựng khí clo. Sau phản ứng cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng giấy quỳ tím để thử. - Hs làm việc theo nhóm: II. PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO ? 1. Tác dụng với kim loại - Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối: 2Al + 3Cl2 ⎯→⎯ ot 2AlCl3 2Al + 3S ⎯→⎯ ot Al2S3 - Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit: PT: 3Fe + 2O2 ⎯→⎯ ot Fe3O4 2Zn + O2 ⎯→⎯ ot 2ZnO -> Phi kim tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối hoặc oxit 2. Tác dụng với hiđrô - Oxi tác dụng với hiđro 2H2 + O2 ⎯→⎯ ot 2H2O - Clo tác dụng với hiđro H2 + Cl2 ⎯→⎯ ot 2HCl Khí cllo phản ứng với khí hidro tạo thành khí hidroclorua, khí này tan trong nước tạo thành axit HCl -> Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí. + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Gọi 1 hs nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH Gv nhận xét và chốt kết luận. KT trình bày 1 phút - Vì sao quỳ tím chuyển đỏ? Hs: sản phẩm sinh ra là axit -GV: Ngoài ra, nhiều phi kim khác như C, S, Br2, tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi ? PK tác dụng với Oxi tạo ra sản phẩm là gì? ? Hãy viết 3 PTHH chứng minh tính chất này? - HS trả lời câu hỏi KT trình bày 1 phút -> Vậy phi kim có những tính chất hóa học nào? - GV nhận xét, chốt. Yêu cầu SGK hoạt động nhóm xÐt mét sè ph¶n øng sau : a) H2 + F2 → 2HF pứ trong bãng tèi b) H2 + Cl2 ⎯→⎯ as 2 HCl (AS) c) H2 + S ⎯→⎯ 0t H2S d H2 + I2 ot cao⎯⎯⎯→ 2HI d) 2 H2 + C ⎯⎯ →⎯ C01000 CH4 f) Fe + S ⎯→⎯ 0t FeS Fe (II) e) 2 Fe +3Cl2 ⎯→⎯ 0t 2FeCl3 Fe (III) - Dùa vµo ho¸ trÞ cña Fe vµ c¸c ®iÒu kiÖn x¶y ra ph¶n øng, em cã nhËn xÐt g× vÒ møc ®é ho¹t ®éng ho ¸häc cña c¸c phi kim? - Căn cứ vào các phản ứng trên em hãy cho biết phi kim nào hoạt động hóa học mạnh nhất? Em hãy sắp xếp chúng theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức 3. Tác dụng với oxi - Nhiều PK tác dụng với oxi tạo thành oxit axit C + O2 ⎯→⎯ ot CO2 S + O2 ⎯→⎯ ot SO2 4P + 5O2 ⎯→⎯ ot 2P2O5 4. Mức độ hoạt động của phi kim Mức độ hoạt động hóa học của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. - Phi kim mạnh: F2, O2, Cl2, ... - Phi kim yếu hơn: S, P, C, Si, Hoạt động 3. Luyện tập - Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học. - Cá nhân thực hiện: Viết các PTPƯ thực hiện dãy chuyển hoá sau H2S (1) (3) (4) (5) S → SO2 → SO3 → H2SO4 → K2SO4 (7) (8) (6) FeS → H2S BaSO4 Hoạt động 4. Vận dụng - Hoàn thành sơ đồ Phi kim ⎯→1 oxit axit (1) ⎯→⎯2 oxit axit (2) ⎯→3 axit ⎯→⎯4 muèi sunfat tan ⎯→⎯5 muèi sunfat kh«ng tan Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Làm BT 6/T76 - Tìm hiểu thêm về mức độ hoạt động hoá học của phi kim V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU - Học bài, làm bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 - SGK.T76 - Nghiên cứu nội dung bài mới: Clo - Tìm hiểu các tính chất của clo. Ngày giảng: 21/11/2019 (9A4); 23/11 (9A5) Tiết 31: CLO KHHH: Cl – NTK: 35,5 – CTPT: Cl2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tính chất vật lí của clo. - Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazơ. - Biết ứng dụng của clo - Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Kỹ năng - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của clo. Viết các phương trình hóa học minh họa. - Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm, dung dịch bazơ. - Tính thể tích khí clo tham gia trong phản ứng hóa học ở điều kiện tiêu chuẩn. 3. Thái độ - Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực đặc thù: NL quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: lọ đựng khí Cl2, Máy chiếu. Một số video TN. - Học sinh: Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_27_den_35_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf