Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 26 đến 52 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được:

- Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang, thép.

- Các PTPƯ trong quá trình sản xuất gang, thép.

2. Kĩ năng:

- Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và quá trình

sản xuất thép.

3. Thái độ:

- Say mê, yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực:

a, Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.

b, Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ, khoa học

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Một số mẫu vật gang (mẫu gang, cái kìm), phiếu học tập.

2. HS: Đọc trước nội dung bài mới.

Nội dung phiếu học tập:

1. Hợp kim là gì? Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là hợp kim nào?

2. Gang là gì? Thành phần của gang? Tính chất của gang? Có mấy loại gang?

Ứng dụng của các loại gang?

3. Thép là gì? Thành phần của thép? Tính chất của thép? Ứng dụng của thép?

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Sắt có những tính chất hoá học nào? Viết các PTHH minh hoạ?

- GV yêu cầu 1 HS giải bài tập 2 (SGK.T60)

pdf81 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 26 đến 52 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/11/2019 – 9A4 05/11/2019 – 9A5 Tiết 26 - Bài 20: HỢP KIM SẮT: GANG VÀ THÉP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được: - Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang, thép. - Các PTPƯ trong quá trình sản xuất gang, thép. 2. Kĩ năng: - Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và quá trình sản xuất thép. 3. Thái độ: - Say mê, yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề. b, Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ, khoa học II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Một số mẫu vật gang (mẫu gang, cái kìm), phiếu học tập. 2. HS: Đọc trước nội dung bài mới. Nội dung phiếu học tập: 1. Hợp kim là gì? Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là hợp kim nào? 2. Gang là gì? Thành phần của gang? Tính chất của gang? Có mấy loại gang? Ứng dụng của các loại gang? 3. Thép là gì? Thành phần của thép? Tính chất của thép? Ứng dụng của thép? III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Sắt có những tính chất hoá học nào? Viết các PTHH minh hoạ? - GV yêu cầu 1 HS giải bài tập 2 (SGK.T60) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Tổ chức học sinh khởi động qua câu hỏi thực tế: (?) Em hãy kể tên một số đồ dùng làm từ gang, thép? - HS trả lời. - GV: Trong đời sống và trong kĩ thuật, hợp kim của sắt là gang và thép được sử dụng rất rộng rãi. Thế nào là gang? Thế nào là thép? Gang và thép được sản xuất như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK. GV phát phiếu học tập cho các nhóm HS thảo luận hoàn thiện phiếu học tập. - HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập. - GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung. - GV bổ sung và kết luận. I. Hợp kim của sắt. + Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim. + Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng C chiếm từ 2 - 5%. Ngoài ra trong gang còn một số nguyên tố khác như: Si, Mn, S Gang cứng và giòn hơn sắt. Có 2 loại gang: Gang trắng và gang xám. Gang trắng dùng để luyện thép, gang xám dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước. + Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%. Thép đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn Thép dùng để chế tạo chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động Đặc biệt được dùng làm vật liệu lao động, phương tiện giao thông vận tải. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK để trả lời câu hỏi - HS nghiên cứu SGK, tóm tắt, để trả lời câu hỏi: (?) Nguyên liệu để sản xuất gang là gì? (?) Nguyên tắc sản xuất gang là gì? - GV hướng dẫn HS viết các PTPƯ. * Liên hệ thức tế: II. Sản xuất gang, thép. 1. Sản xuất gang như thế nào? + Nguyên liệu: Fe3O4, Fe2O3, than cốc, không khí giàu oxi, đá vôi CaCO3... + Nguyên tắc sản xuất : Dùng khí cacbon oxit (CO) khử quặng sắt ở nhiệt độ cao. - HS viết các PTHH xảy ra + Phản ứng tạo thành khí CO: Không nên đốt than trong đk thiếu không khí vì khi thiếu oxi, CO2 sinh ra sẽ bị cacbon khử tạo CO, đây là một chất khí độc, khi vào cơ thể kết hợp với chất hemoglobin trong máu tạo hợp chất bền: CO + Hb → HbCO HbCO làm cho hemoglobin (hồng cầu không làm được nhiệm vụ chuyển tải oxi từ phổi đến mao quản, các cơ quan. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK để trả lời câu hỏi: - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (?) Nguyên liệu để sản xuất thép là gì? (?) Nguyên tắc sản xuất thép là gì? - GV hướng dẫn HS viết các PTPƯ. C + O2 ⎯→⎯ 0t CO2 C + CO2 ⎯→⎯ 0t CO + Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt: Fe2O3 + 3CO ⎯→⎯ 0t 2Fe + 3CO2 Fe3O4 + 4CO ⎯→⎯ 0t 3Fe + 4CO2 Sắt nóng chảy hoá tan cacbon và một số nguyên tố khác thành gang. - Phản ứng tạo xỉ : Mục đích: loại khỏi gang phần lớn các nguyên tố: Si,Mn, CaCO3 ⎯→⎯ 0t CaO + CO2 CaO + SiO2 CaSiO3 2. Sản xuất thép như thế nào? + Nguyên liệu: Gang, sắt phế liệu, khí oxi + Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hoá một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố C, Mn, Si, S, P HS viết các PTHH xảy ra: C + O2 ⎯→⎯ 0t CO2 Mn + O2 ⎯→⎯ 0t MnO2 - Sản phẩm thu được là thép HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hoàn thành nội dung bảng so sánh gang và thép. Đặc điểm so sánh Gang Thép Thành phần Fe, C (2 - 5%) Mn, Mg, P, Si Fe, C (2%), Mn, Mg, P, Si Tính chất Cứng, giòn Cứng, đàn hồi tốt, ít bị ăn mòn Ứng dụng Gang trắng: luyện thép Gang xám: đúc bệ máy, ống dẫn nước, bánh lái tàu thủy, vật dụng gia đình, sản xuất - Chế tạo chi tiết máy, Vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông vận tải. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Vận dụng giải BT5 SGK.T63 - Làm bài tập 6 SGK.T63 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc phần ghi nhớ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.T63. - Học bài cũ. - Nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. ............................................................................... Ngày giảng: 05/11/2019 – 9A4 09/11/2019 – 9A5 Tiết 27 - Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại - Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 2. Kỹ năng: - Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. - Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. 3. Thái độ: - Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, yêu thích môn Hóa. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm thông tin. b) Năng lực đặc thù: năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Một số đồ dùng bị gỉ. 2. HS: - Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới - Một số đồ dùng bị gỉ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Viết các PT phản ứng trong quá trình sản xuất gang, thép? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (hoạt động nhóm bàn) - GV: Tổ chức HS khởi động qua câu hỏi thực tế: (?) Thanh sắt để ngoài trời sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? - HS thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời. - GV ghi các ý trả lời của HS ra góc bảng. - GV: Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Cho HS quan sát một số đồ dùng, tranh ảnh, liên hệ thực tế về đồ vật bị gỉ. - HS nhận xét: Gỉ sắt có màu nâu, giòn xốp, dễ bị gẫy, vỡ vụn, không còn có vẻ sáng ánh kim nữa → không còn tính KL. - GV thông báo hiện tượng kim loại bị gỉ như trên được gọi là sự ăn mòn. (?) Vậy sự ăn mòn là gì? Tìm nguyên nhân của sự ăn mòn đó? - GV bổ sung và kết luận I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại? - Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường. - GV yêu cầu nhóm HS đã làm TN ở nhà ghi kết quả vào phiếu học tập (hoặc dựa vào thí nghiệm của GV để ghi kết quả) - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày => Từ các thí nghiệm trên, em hãy rút ra kết luận? - GV: Thanh sắt để trong bếp bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để nơi khô ráo, thoáng mát -> ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. (?) Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại không? - HS cá nhân trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chốt kết luận. II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. 1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường. - Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra chậm hay nhanh phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. (?) Tại sao phải bảo vệ kim loại để tránh các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn? - HS: Vì giữ cho các đồ vật được bền, lâu hỏng. - GV đặt câu hỏi: Từ nội dung đã nghiên cứu ở trên và thực tế đời sống mà các em III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn. đã biết. (?) Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và giải thích? - HS thảo luận nhóm và cử đại diện để trả lời: - GV bổ sung và kết luận (?) Liên hệ bản thân trong gia đình em đã làm gì để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại khỏi sự ăn mòn? - HS trả lời. 1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ 2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV cho HS nhớ lại kiến thức vừa tìm hiểu trả lời câu hỏi: (?) Sự ăn mòn kim loại là: A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường. B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao. C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau. D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác. - Làm bài tập 5 – SGK.67 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (Hoạt động cả lớp) (?) Bản thân em làm gì để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục: Em có biết - Tìm hiểu thêm các biện pháp chống ăn mòn hóa học trong cuộc sống V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK.T67 - Chuẩn bị bài 22: Luyện tập (Ôn lại tính chất hóa học của kim loại, tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau, Hợp kim sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép) .................................................................................. Ngày giảng: 11/11/2019 – 9A4 12/11/2019 – 9A5 Tiết 28 - Bài 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS ôn tập và hệ thống lại: - Tính chất hoá học của kim loại nói chung, tính chất hoá học đặc biệt của Al. - Dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của dãy HĐHH - Sản xuất gang và thép. - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 2. Kĩ năng: - Biết hệ thống hoá rút ra những kiến thức cơ bản của chương. - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập hoá học có liên quan. 3. Thái độ: - HS say mê, yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm. b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Phiếu học tập 2. HS: Tự ôn tập và làm bài tập ở nhà. Nội dung phiếu học tập (ghi ở bảng phụ) Gang (thành phần ) Thép (thành phần ) Tính chất Sản xuất III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Được kiểm tra trong phần kiến thức cần nhớ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi: - GV cho 3- 4 HS tham gia, 1 phút trình bày đáp án: Câu hỏi: 1. Trình bày tính chất hóa học của kim loại? 2. Trình bày tính chất hóa học của sắt? 3. Trình bày tính chất hóa học của nhôm? 4. Đọc thứ tự các kim loại trong dãy HĐHH? Ý nghĩa của dãy HĐHH ? - GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS -> Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận nhóm nhắc lại Dãy hoạt động hóa học của kim loại. - HS thảo luận nhóm và trả lời. - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. - GV yêu cầu HS lấy VD cho trường hợp kim loại tác dụng với các chất và viết PTHH minh họa. - GV hướng dẫn HS trả lời câu 2 và rút ra tính chất hoá học của kim loại - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi số 2. Đại diện nhóm trả lời tính chất hoá học của kim loại và viết PTHH. - GV nêu câu hỏi hãy so sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Thế nào là sự ăn mòn kim loại? (?) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? (?) Các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn là gì ? I. Kiến thức cần nhớ. 1. Tính chất hoá học của kim loại. - Dãy hoạt động hoá học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au Mức độ hoạt động của kim loại giảm * Tính chất hoá học của kim loại: 1. Kim loại + phi kim: 3Fe + 2O2 ⎯→⎯ 0t Fe3O4 2. Kim loại (mạnh) + nước: 2K + 2H2O → 2KOH + H2 3. Kim loại + axit: 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 4. Kim loại + muối: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 2. Tính chất hoá học của kim loại nhôm, sắt có gì giống nhau và khác nhau? a. Tính chất hoá học giống nhau. + Nhôm sắt có những tính chất hoá học của kim loại. + Đều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội b. Tính chất hoá học khác nhau: + Nhôm có phản ứng với kiềm 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 + Khi tạo thành hợp chất Al(III), Fe(II) và (III) 3. Hợp kim của sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép. - Nội dung bảng phụ 4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. + Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường. + Môi trường, nhiệt độ. + Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim - HS trả lời các câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS giải BT2 - GV gợi ý để HS xác định PTHH xảy ra và hướng dẫn HS giải thích vì sao? - HS đọc và tóm tắt đề bài. - HS dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại để xác định. - HS thảo luận nhóm để giải bài tập. - GV: BT4 phương pháp như trên: GV gợi ý HS nhớ lại mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời - Đại diện nhóm trả lời. - Đại diện nhóm khác bổ sung. - GV bổ sung và kết luận. - Câu b,c GV hướng dẫn HS về nhà. - GV hướng dẫn HS tóm tắt đề bài và viết PTHH - HS chú ý lắng nghe và tóm tắt đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm kim loại A - HS viết PTHH và dựa vào PTHH để tìm kim loại A II. Bài tập vận dụng. BT2.T69 a. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 b. không xảy ra c. không xảy ra d. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu BT4.T69 (1) 4Al + 3O2 ⎯→⎯ 0t 2Al2O3 (2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O (3) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (4) 2Al(OH)3 ⎯→⎯ 0t Al2O3 + 3H2O (5) 2Al2O3 ⎯→⎯ đpnc 4Al + 3O2 criolit (6) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 BT5.T69 mA = 9,2g mmuối = 23,4g Kim loại A? A(I) Giải: PTPƯ: 2A + Cl2 → 2ACl 2Ag (2A+ 71)g 9,2g 23,4g Ta có: Tỉ lệ: 9,2 A2 = 23,4 71A2 + => 2A . 23,4 = 9,2(2A + 71) 46,8A = 18,4A + 653,2 28,4A = 653,2 A = 23 Kim loại A là Na HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Không luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hoàn thành bài tập sau FeCl2 Fe(NO3)2 Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 - Viết PTHH (nếu có) của Nhôm với dung dịch NaCl, FeCl2, CuSO4, AgNO3, KCl. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Ôn tập toàn bộ kiến thức của chương - Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 7 - SGK. T67 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nghiên cứu bài TH: Tính chất hoá học của nhôm và sắt để tiết sau TH lấy điểm. - Nghiên cứu nội dung, chuẩn bị tường trình bài thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt ....... Ngày giảng: 12/11/2019 – 9A4 16/11/2019 – 9A5 Tiết 29 - Bài 23: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Nhôm tác dụng với oxi. - Sắt tác dụng với lưu huỳnh. - Nhận biết kim loại nhôm và sắt. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ: - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực quan sát, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm. b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: 1. GV: + Dụng cụ: Ống nghiệm, muỗng sắt, giá thí nghiệm, phễu, mảnh bìa cứng (bằng 1/4 tờ A4), hoặc muỗng nhựa nhỏ, nam châm, đũa thuỷ tinh, chổi rửa, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm. + Hoá chất: Bột nhôm, dd NaOH, bột sắt, dd HCl, bột S. + Phiếu học tập: Có 3 kim loại Fe, Al, Cu. Đựng trong 3lọ không ghi nhãn. Bằng thực nghiệm hoá học, hãy lập sơ đồ và nêu cách phân biệt 3 kim loại đó. 2. HS: Ôn tập tính chất hoá học của nhôm và sắt III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn - GV cho 2 HS tham gia Luật chơi: Trong vòng 3 phút lần viết các đáp án mà em biết. Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. (?) Viết tên các PTHH của nhôm, sắt tác dụng với phi kim ? GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS -> Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV tổ chức HS làm thí nghiệm theo nhóm. - GV: Hướng dẫn HS các nhóm làm TN1 - Lấy 1ít bột Al ra tờ bìa - Khum tờ bìa chứa bột Al rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. -> Quan sát hiện tượng xảy ra, cho biết trạng thái màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTHH? - HS: Tiến hành -> Đại diện nhóm trình bày kết quả, HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - Viết PTHH trên bảng lớp - GV: Hướng dẫn HS các nhóm làm TN2 - Trộn hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh (theo tỉ lệ 4 : 7 về khối lượng) -> chia 2 phần + Đưa nam châm vào phần 1 + Đưa phẩn 2 vào ống nghiệm. - Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn -> Quan sát hiện tượng? (?) Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột (sắt + bột lưu huỳnh) và của chất tạo thành sau phản ứng? (?) Giải thích và viết PTHH. - GV: Có hai lọ không nhãn dựng hai kim loại riêng biệt là nhôm và sắt. -> Em hãy nêu cách nhận biết? - HS: - Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm - Nhỏ từ từ dd NaOH vào từng ống nghiệm. I. Tiến hành thí nghiệm. 1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi * Tiến hành * Hiện tượng: Có những hạt cháy sáng do bột Al tác dụng với oxi không khí, phản ứng toả nhiều nhiệt. PTPƯ : 4Al + 3O2 ⎯→⎯ ot 2Al2O3 2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh * Tiến hành * Hiện tượng: + Trước thí nghiệm: - Bột sắt có màu trắng xám, bị nam châm hút. - Bột lưu huỳnh có màu vàng nhạt - Khi đun nóng hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn -> Hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt. + Sau thí nghiệm: - Sản phẩm tạo thành khi để nguội là chất rắn màu đen, không có tính nhiễm từ (không bị nam châm hút) PTPƯ: Fe + S ⎯→⎯ ot FeS 3. Thí nghiệm 3: Nhận biết bột nhôm và bột sắt - Tiến hành - Hiện tượng + Ống nghiệm chứa sắt không có hiện tượng + Ống nghiệm chứa nhôm: Bột nhôm tan ra, xuất hiện bọt khí - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. - GV yêu cầu HS ghi chép kết quả TN. - Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổng kết, thư kí ghi chép. - GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào tường trình TN theo mẫu. - Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà gồm các nội dung: TN, hiện tượng, giải thích và viết PTHH. II. Viết tường trình. STT Nội dung thí nghiệm Hiện tượng Giải thích - PTHH HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh phỏng thí nghiệm. - GV nhận xét giờ thực hành: Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, phê bình, nhắc nhở những HS chưa nghiêm túc. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng BT: Hoàn thành chuyển hóa: a, Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al b, Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO → FeSO4 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (?) Vì sao không được dùng thau, chậu nhôm để đựng vôi? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu về tính chất hoá học của phi kim. Ngày giảng: 18/11/2019 – 9A4 19/11/2019 – 9A5 Tiết 30 - Bài 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết dược một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp. - Biết những tính chất hoá học chung của phi kim: Tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô. - Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim. 2. Kĩ năng: - Biết quan sát TN, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim. 3. Thái độ: - HS say mê, yêu thích môn học 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực quan sát, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm. b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án. 2. HS: Đọc trước nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (?) Viết tên các phi kim mà em biết? - GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS - Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS cho biết tên, KHHH, tính chất vật lí, của một số phi kim. - HS thảo luận trả lời. I. Tính chất vật lí của phi kim. - Phi kim có thể tồn tại ở cả ba trạng - GV bổ sung và thông báo tính chất vật lí của phi kim - HS ghi các thông tin vào vở: thái: + Trạng thái rắn: Lưu huỳnh, cacbon, photpho + Trạng thái lỏng: Brom + Trạng thái khí: Oxi, nitơ, hiđro, clo - Phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, có nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc: Clo, brom, iot - GV yêu cầu HS cho VD về phi kim tác dụng với kim loại. - HS lấy VD. - GV hướng dẫn để HS nhận xét về tính chất này. - GV yêu cầu HS viết PTHH giữa oxi và hiđro, giữa hiđro với clo. - HS thực hiện: - GV có thể dựa vào thí nghiệm trong SGK yêu cầu HS mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét. - GV thông báo ngoài H2, một số phi kim khác phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí. - GV yêu cầu HS viết PTHH giữa S, P với oxi và yêu cầu HS nhận xét. - GV bổ sung và kết luận. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết độ mạnh, yếu của phi kim. - HS nghiên cứu thông tin và trả lời. - GV bổ sung và kết luận. II. Phi kim có những tính chất hoá học nào? 1. Tác dụng với kim loại. + Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối: 2Na + Cl2 ⎯→⎯ 0t 2NaCl Fe + S ⎯→⎯ 0t FeS + Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit: 2 Cu + O2 ⎯→⎯ 0t 2CuO => Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit. 2. Tác dụng với hiđro. 2H2 + O2 ⎯→⎯ 0t 2H2O H2 + Cl2 ⎯→⎯ 0t 2HCl + Ngoài ra nhiều phi kim khác như: C, S, Br2 tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí. => Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí. 3. Tác dụng với oxi. S + O2 ⎯→⎯ 0t SO2 4P + 5O2 ⎯→⎯ 0t 2P2O5 => Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit. 4. Mức độ hoạt động của phi kim. + Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro VD: + F, Cl, O là những phi kim mạnh + S, P, C, Si là những phi kim yếu HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài học: Nhắc lại các tính chất hóa học của phi kim. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV yêu cầu HS làm bài tập 3, 5 SGK BT3: a, H2 + Cl2 ⎯→⎯ 0t 2HCl b, H2 + S ⎯→⎯ 0t H2S c, H2 + Br2 ⎯→⎯ 0t 2HBr

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_26_den_52_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf