Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 13 đến 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết được:

- Tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại. Dung dịch axit, dung dịch

bazơ, dung dịch muối, nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao.

- Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để các phản ứng trao đổi thực hiện

được.

2. Kỹ năng:

- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết

luận về tính chất hóa học của muối.

- Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của muối.

- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối sau phản ứng

3. Thái độ: Hs thấy vai trò của muối trong đời sống

4. Định hướng năng lực

* Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt

động nhóm, năng lực tính toán

* Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

+ Dụng cụ : Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ, cốc thủy tinh

+ Hóa chất : Các dung dịch: NaOH, CuSO4, AgNO3, đinh sắt, dây đồng

2. Học sinh: Học sinh nghiên cứu trước bài, ôn các kiến thức về bazơ

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ

?Trình bày các tính chất hóa học của Ca(OH)2 ? Viết PTPƯ minh họa ?

pdf59 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 13 đến 25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận từ Đ/c Thủy Ngày giảng: 19/10/2020 ( 9D) Tiết 13 - BÀI 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI- MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hs biết được: - Tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại. Dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối, nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao. - Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để các phản ứng trao đổi thực hiện được. 2. Kỹ năng: - Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hóa học của muối. - Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của muối. - Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối sau phản ứng 3. Thái độ: Hs thấy vai trò của muối trong đời sống 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán * Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: + Dụng cụ : Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ, cốc thủy tinh + Hóa chất : Các dung dịch: NaOH, CuSO4, AgNO3, đinh sắt, dây đồng 2. Học sinh: Học sinh nghiên cứu trước bài, ôn các kiến thức về bazơ III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ ?Trình bày các tính chất hóa học của Ca(OH)2 ? Viết PTPƯ minh họa ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Luật chơi: - Gv cho 3-4 hs tham gia - Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết - Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. Câu hỏi: Viết tên các loại muối và CTHH của chúng mà em biết ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài : Muối có những tính chất hóa học nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới HOẠT ĐỘNG 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI Hoạt động của GV - HS Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm GV: Y/cầu HS hãy dự đoán các tính chất hóa học của muối. Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm Chia HS làm 3 nhóm -> Hướng dẫn HS các nhóm làm TN TN1: - Ngâm 1 đoạn dây Cu vào ống nghiệm 1 có chứa 1-2 ml dung dịch AgNO3. - Ngâm 1 đoạn dây Fe vào ống nghiệm 2 có chứa 2-3 ml dung dịch CuSO4. - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung KT trình bày 1 phút => Từ thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận? HS Rút ra kết luận -> GV chốt kiến thức Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Nêu pp hóa học để nhận biết ra dd H2SO4 HS: Sử dụng thuốc thử là dung dịch muối BaCl2,Ba(NO3)2 hoặc dd Ba(OH)2 Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: -> Nêu hiện tượng xảy ra khi nhận biết I- TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI 1. Muối tác dụng với kim loại - Thí nghiệm: + Dung dịch muối AgNO3 tác dụng với Cu + Dung dịch muối CuSO4 tác dụng với Fe - Hiện tượng: - Nhận xét: - PTHH: Cu +2AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu - Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. 2. Muối tác dụng với axit - Thí nghiệm Nhận biết dung dịch H2SO4 bằng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 - Hiện tượng. - Nhận xét - PTHH H2SO4 + BaCl2 → BaSO4+ 2HCl H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2HNO3 - Kết luận: Muối có thể tác dụng được với axit, sản phẩm là muối mới và axit mới. 3. Muối tác dụng với muối - Thí nghiệm: Nhận biết dung dịch muối Na2SO4 bằng dung dịch BaCl2 dd H2SO4 bằng dd muối BaCl2 hoặc Ba(NO3)2? HS: Xuất hiện kết tủa trắng ? Hãy nhận xét và viết PTPƯ xảy ra? HS: Pư tạo thành BaSO4 không tan. GV Nhiều muối khác cũng tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. KT trình bày 1 phút => Em hãy rút ra kết luận? HS: Rút ra kết luận -> GV chốt kiến thức Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Nêu pp hóa học để nhận biết ra dd muối sunfat ? HS: Sử dụng thuốc thử là dung dịch muối BaCl2,Ba(NO3)2 hoặc dd Ba(OH)2 -> Nêu hiện tượng xảy ra khi nhận biết dd muối sunfat bằng dd muối BaCl2 hoặc Ba(NO3)2? HS: Xuất hiện kết tủa trắng ? Hãy nhận xét và viết PTPƯ xảy ra? HS: Pư tạo thành BaSO4 không tan. GV: Nhiều muối khác t/dụng với nhau cũng tạo ra hai muối mới. => Y/c HS viết PTPƯ của dd AgNO3 với dd NaCl ? HS: 1 em lên bảng, các em khác nhận xét => Em hãy rút ra kết luận? HS: Rút ra kết luận -> GV chốt kiến thức Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm TN1: - Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm dựng 1 ml dung dịch NaOH. - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng xảy ra. + Giải thích hiện tượng. + Viết PTHH minh họa. - Hiện tượng - Nhận xét. - PTPƯ Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4+ NaCl AgNO3+ NaCl → AgCl +NaNO3 - Kết luận: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. 4. Muối tác dụng với bazơ - Thí nghiệm Dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH - Hiện tượng: - Nhận xét: - PTHH CuSO4+ 2NaOH→ Cu(OH)2+ Na2SO4 - Kết luận: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới. 5. Phản ứng phân huỷ muối - Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao 2KClO3 ⎯→⎯ ot 2KCl + 3O2 CaCO3 ⎯→⎯ ot CaO+ CO2 2KMnO4 ⎯→⎯ ot K2MnO4 + MnO2+ O2 MgCO3 ⎯→⎯ ot MgO+ CO2 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Pư cũng xảy ra tương tự khi cho dd Na2CO3, FeSO4.... tác dụng với dd NaOH, Ba(OH)2... KT trình bày 1 phút ? Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận gì? HS: Rút ra kết luận -> GV chốt kiến thức Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Ở lớp 8 các em đã được biết nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3, MgCO3,... ? Viết PTPƯ phân huỷ cho các muối trên? HS: 4 em lên bảng, HS khác viết vào vở, theo dõi nhận xét HOẠT ĐỘNG 2: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH Hoạt động của GV và HS Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm GV: Đưa ra 3 phương trình -> giới thiệu: - Phản ứng trong dd của muối với axit, bazơ, muối,... xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng trao đổi. Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: -> Vậy phản ứng trao đổi là gì? HS: Trả lời, bổ sung -> GV chốt kiến thức ? Khi nào thì phản ứng trao đổi xảy ra? HS: Trả lời, bổ sung -> GV chốt kiến thức GV: Lưu ý: Phản ứng trung hoà cũng là phản ứng trao đổi. II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH 1. Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối. Na2SO4 + BaCl2→BaSO4 + 2NaCl CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 H2SO4+ Na2CO3 → Na2SO4 + H2O+ CO2 2. Phản ứng trao đổi - Là phản ứng hoá học trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. 3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. - Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí (dễ bay hơi). 3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học: Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi làm bài tập luyện tập: Bài tập 1: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu xảy ra) và cho biết phản ứng nào là phản ứng trao đổi 1. BaCl2 + Na2SO4 2. Fe + AgNO3 3. CuSO4 + NaOH 4. Na2CO3 + H2SO4 5. ZnCl2 + HNO3 6. Fe(OH)2 + Na2CO3 Bài tập 2 (BT2- SGK.t33) * Đáp án Bài tập 1 1) BaCl2 + Na2SO4 ⎯⎯→ BaSO4 + 2NaCl 2) Fe + 2AgNO3 ⎯⎯→ Fe(NO3)2 + 2Ag 3) CuSO4 + 2NaOH ⎯⎯→ Cu(OH)2 + Na2SO4 4) Na2CO3 + H2SO4 ⎯⎯→ Na2SO4 + CO2 + H2O 5) ZnCl2 + HNO3 không xảy ra 6) Fe(OH)2 + Na2CO3 ⎯⎯→ FeCO3 + 2NaOH * Tất cả đều là pư trao đổi Bài tập 2 - Lấy mẫu thử, đánh STT và làm TN nhiều lần - Nhỏ dd NaCl vào lần lượt 3 mẫu thử + TH xh kết tủa trắng -> mẫu thử là dd AgNO3 AgNO3 + NaCl ⎯⎯→ AgCl + NaNO3 + TH không có hiện tượng gì -> mẫu thử là dd CuSO4 và dd NaCl - Nhỏ dd NaOH lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại + TH xh chất rắn không tan màu xanh -> mẫu thử là dd CuSO4 CuSO4 + NaOH ⎯⎯→ Cu(OH)2 + Na2SO4 + TH không có hiện tượng -> mẫu thử là dd NaCl 4. Hoạt động vận dụng. Bài tập 3: Tính thể tích (ml) của dung dịch AgNO3 1M cần dùng để tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaCl 2M TL PTPƯ : AgNO3 + NaCl ⎯⎯→ AgCl + NaNO3 (*) =NaCln 2.0,05 = 0,1(mol) Theo PT (*) ta có == NaClAgNO nn 3 0,1(mol) == 1 1,0 3AgNO V 0,1(l) = 10(ml) 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Viết PTHH thực hiện chuổi phản ứng sau: Cu ⎯→1 Cu(NO3)2 ⎯→⎯ 2 Cu(OH)2 ⎯→ 3 CuO ⎯→⎯4 CuSO4 ⎯→⎯ 5 Na2SO4 ⎯→⎯6 BaSO4 1. Cu + 2AgNO3 → 2Ag+ Cu(NO3)2 2. Cu(NO3)2 + 2NaOH → 2Cu(OH)2 + 2NaNO3 3. Cu(OH)2 ⎯→ t CuO + H2O 4. CuO + H2SO4 →CuSO4 + H2O 5. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 6. Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4+ 2NaCl V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, làm bài 1, 2, 3, 4, 5 – SGK.t33 - Chuẩn bị trước bài 10: Một số muối quan trọng và phân bón hóa học Ngày giảng: 21/10/2020 (9B) Tiết 14: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI- MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Hs biết được - Tính chất và ứng dụng của muối natri clorua - Tên các loại phân bón hóa học. - Thành phần hóa học của phân bón. - Ứng dụng của một số phân bón hóa học. 2. Kĩ năng : - Nhận biết biết được muối NaCl và một số muối cụ thể khác - Tính khối lượng của muối. - Nhận biết một số muối cụ thể và một số phân bón hóa học thông dụng - Tính thể tích dung dịch và khối lượng muối trong phản ứng 3. Thái độ : - Có ý thức trân trọng thành quả lao động. Ham học hỏi, yêu thích bộ môn, biết ứng dụng các loại phân bón hóa học thích hợp cho cây trồng ở nhà 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm * Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, hình ảnh về ruộng muối, sơ đồ ứng dụng của muối NaCl. Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. 2. Học sinh: nghiên cứu trước bài, ôn các kiến thức đã học về muối. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm, trình bày 1 phút - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu tính chất hóa học của muối ? Viết PT minh họa ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Tiết trước chúng ta vừa tìm hiểu tính chất hóa học của muối, vậy trong cuộc sống ta thường gặp những loại muối nào và chúng có ở đâu trong tự nhiên và được con người khai thác như thế nào chúng ta đi tìm hiểu bài ngày hôm nay. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động 1: Muối NaCl Hoạt động của GV - HS Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm I – MUỐI NATRI CLORUA - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Trong tự nhiên NaCl tồn tại như thế nào? HS: Nước biển, mỏ muối ? Ở Việt Nam NaCl có nhiều ở đâu ? HS: Nước biển GV: 1m3 nước biển chứa 27 kg NaCl; 5 kg MgCl2; 1 kg CaSO4 và nhiều muối khác. ? Các mỏ muối được hình thành như thế nào HS: Các mỏ muối có nguồn gốc từ các hồ nước mặn có cách đây hàng trăm triệu năm, nước hồ bị bay hơi, còn lại muối NaCl kết tinh thành những vỉa đầy trong lòng đất. Yêu cầu hs n/c SGK và quan sát tranh ruộng muối hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển ? HS: Ở những nơi có nước biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn ở trên. Thu nước muối vào ruộng muối, lọc từ 2- 3 lần, sau đó cho nước bay hơi thu dược muối. ? Muốn khai thác NaCl từ mỏ muối người ta làm thế nào? HS: Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối, muối mỏ sau khi khai thác được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch. GV: Ở Việt Nam chủ yếu khai thác muối từ nước biển ở các địa phương thuộc khu vực Nam trung bộ, đồng bằng sông cửu long. - Các nước phương tây khai thác muối trong các mỏ muối. GV: Treo sơ đồ ứng dụng của NaCl -> TLCH Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: ? Cho biết những ứng dụng của NaCl trong cuộc sống hàng ngày? HS: Làm gia vị, bảo quản thực phẩm GV: Muối iot, trong thành phẩn có NaCl chiếm 95% hoặc nhiều hơn, và iot dược bổ sung dưới dạng KI. 1. Trạng thái tự nhiên - Hòa tan trong nước biển. - Kết tinh trong các mỏ muối. 2. Cách khai thác - Thu từ nước biển: cho nước mặn bay hơi từ từ. - Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá xuống mỏ muối. 3. Ứng dụng - Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. - Dùng để sản xuất Na, NaOH, Cl2, H2, Na2CO3, NaHCO3, NaClO, ... ? Dùng muối để bảo quản thực phẩm như thế nào?Giải thích cách làm?Lấy VD HS: Ướp vào thực phẩm để vi khuẩn không xâm nhập vào từ đó giúp thực phẩm không bị hỏng - Ví dụ làm cá khô, muối dưa cà (muối nén)... ? Tại sao lại dùng dung dịch muối loãng để rửa các vết thương, súc miệng? HS: Do nó có tính sát khuẩn vết thương ? Nêu những ứng dụng của các sản phẩm được sản xuất từ NaCl? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: những phân bó hóa học thường dùng Hoạt động của GV - HS Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. GV: Giới thiệu - Phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. - Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K). Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Kể tên các loại phân đạm, phân lân, phân kali thường dùng? GV: Phát mẫu phân bón cho HS Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm + Trạng thái, màu sắc, nhãn mác ghi trên bao bì. + Công thức hoá học, hàm lượng (Thành phần %) các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. + Thử tính tan của phân bón trong nước + Cách sử dụng. => Đại diện các nhóm báo cáo kết quả II – NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG 1. Phân bón đơn Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K). a) Phân đạm Một số phân đạm thường dùng là: - Ure: CO(NH2)2 : 46% N - Amoni nitrat: NH4NO3: 35% N - Amoni sunfat: (NH4)2SO4: 21% N => Các phân đạm đều tan trong nước. b) Phân lân Một số phân lân thường dùng là: - Phốt phát tự nhiên: Thành phần chính là Ca3(PO4)2 không tan trong nước, tan chậm trong đất chua. - Suppe phốt phát: Thành phần chính là Ca(H2PO4)2 tan được trong nước. c. Phân kali Thường dùng là KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước. GV: Chốt lại kiến thức GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 SGK.t38 Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Phân bón kép là gì ? Người ta tạo ra phân bón kép bằng cách nào? ? Phân bón vi lượng là gì? HS: Trả lời -> GV chốt kiến thức GV: Hướng dẫn HS quan sát các loại phân bón kép, phân vi lượng, theo yêu cầu sau: + Trạng thái màu sắc, nhãn mác ghi trên bao bì. + Công thức hoá học, hàm lượng (Thành phần %) các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. + Thử tính tan của phân bón trong nước. + Cách sử dụng. HS: Hoạt động nhóm -> đại diện nhóm báo cáo kết quả -> HS nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Lưu ý HS: Nếu dùng quá nhiều phân bón so với nhu cầu của cây trồng sẽ gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước sông hồ, nguồn nước ngầm. 2. Phân bón kép Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K 3. Phân vi lượng Có chứa một số nguyên tố hoá học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như bo, kẽm, mangan 3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: tự tin Viết các PTPƯ thực hiện dãy chuyển hóa sau, chỉ ra đâu là phản ứng trao đổi? Mg (1)⎯⎯→ MgCl2 (2)⎯⎯→ MgCO3 (3)⎯⎯→ MgSO4 (4)⎯⎯→ Mg(OH)2 (5)⎯⎯→MgO Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: Bài tập : Có 3 chất rắn màu trắng: Na2CO3, NaCl, CaCO3, đựng trong 3 lọ riêng biệt không có nhãn. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết ra chất đựng trong mỗi lọ - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Bài tập - Lấy mẫu thử, đánh STT, làm TN nhiều lần - Hoàn tan các mẫu thử vào nước + Mẫu thử không tan -> mẫu thử đó là CaCO3 + Mẫu thử nào tan -> mẫu thử đó là Na2CO3, NaCl - Cho 2 mẫu thử còn lại tác dụng với dung dịch HCl + Mẫu thử nào tan, xh bọt khí -> mẫu thử đó là Na2CO3 Na2CO3 + 2HCl ⎯⎯→ 2NaCl + CO2 + H2O - Mẫu thử nào không có hiện tượng -> mẫu thử đó là NaCl 4. Hoạt động vận dụng Bài tập : Hòa tan hoàn toàn m (g) CaCO3 thì cần một lượng vừa 200ml dung dịch HCl 1,5M. Xác định giá trị m? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bài giải PTPƯ: CaCO3 + 2HCl ⎯⎯→ CaCl2 + CO2 + H2O (*) =HCln 0,2.1,5 = 0,3(mol) Theo PT (*) ta có: 15,03,0. 2 1 2 1 3 === HClCaCO nn (mol) == 3CaCO mm 0,15.100 = 15(g) Gv nhận xét và chốt kiến thức 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - Tìm hiểu về các loại phân bón qua internet Làm BT: Có những muối sau : CaCO3 , CaSO4 , Pb(NO3)2 , NaCl . Muối nào nói trên a. không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó ?  Pb(NO3)2 b. không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó ?  NaCl c. không tan trong nước, nhưng bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ?  CaCO3 d. rất ít tan trong nước và khó bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk/39 - Ôn lại các kiến thức đã học : Phân loại, tính chất hoá học của Oxit, axit, bazơ, muối - Soạn trước bài: “ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ “ - Tìm hiểu vai trò của muối khoáng với sức khỏe con người và trong nông nghiệp Ngày gảng: 26/10/2020 (9D) Tiết 15: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh biết mối quan hệ về tính chất hh giữa các loại chất vô cơ. Viết được pthh minh hoạ cho sự biến đổi đó. 2. Phẩm chất : Học sinh tiếp tục được rèn luyện phẩm chất tự giác , tự trọng có ý thức vươn lên trong học tập và trong cuộc sống 3. Năng lực *Năng lực chung : Thông qua bài học tiếp tục rèn luyện cho học sinh năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống. *Năng lực chuyên biệt: sử dụng ngôn ngữ hóa học , năng lực tính toán II. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên: - Nội dung câu hỏi, sơ đồ minh hoạ. - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị trước bài mới. - Ôn tập tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập, bản đồ tư duy - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức * Kiểm tra sĩ số. * Kiểm tra bài cũ. 2.Hoạt động hình thành kiến thức : 2.1.Hoạt động khởi động: GV tổ chức cho hs hoạt động nhóm trong vòng 3 phút , nhóm nào làm nhanh nhất và chính xác nhất được chọn 1 phần quà bằng cách tự bốc thăm. Bài tập nhóm: Cho các chất sau đây : SO2, Na2O, H2O, HCl, NaOH. Cặp chất nào tác dụng với nhau từng đôi một . HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến GV tuyên dương nhóm làm tốt nhất sau đó đặt vấn đề vào bài 2.2.Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ Hoạt động của GV - HS Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập, bản đồ tư duy - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: tự tin GV: Đưa bảng phụ - nội dung sơ đồ câm. - GV : Chúng ta đã học những loại hợp chất vô cơ nào? - HS: trả lời--> Gv: gắn lên bảng tên các loại hợp chất vô cơ - GV: cho Hs thảo luận nhóm hoàn thành các mũi tên biểu diễn mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ - GV yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành trong 3 phút. - GV thu kết quả các nhóm. - GV đưa ra đáp án. - HS nghiên cứu đáp án sau đó nhận xét bổ sung cho nhau. - GV hỏi: Để thực hiện các chuyển hoá trên thì cần phải cho các chất tác dụng với chất nào? - GV gọi hs trả lời từng chuyển hoá, hs khác nhận xét bổ sung I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Hoạt động 2: Các phản ứng minh họa Hoạt động của GV - HS Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập, bản đồ tư duy - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: tự tin Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm) trả lời câu hỏi: HS các nhóm thảo luận viết các PTPƯ minh họa các chuyển hóa trong sơ đồ. HS: Hoạt động nhóm ->Lần lượt 9 HS lên bảng mỗi HS viết 1 PTPƯ -> HS dưới lớp chọn chất viết PTPƯ vào vở, quan sát bài làm trên bảng -> nhận xét, bổ sung. - Hs làm việc cá nhân làm bài tập vào vở : + 1 Hs lên bảng làm phần a + Hs khác nhận xét, bổ sungkiến thức - Gv chuẩn kiến thức phần a - Hs cả lớp làm BT phần (b) vào vở II. NHỮNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC MINH HỌA (1) MgO + H2SO4→ MgSO4 + H2O (2) SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (3) Na2O + H2O → 2NaOH (4) Cu(OH)2 ⎯→⎯ ot CuO + H2O (5) SO2 + H2O → H2SO3 (6) KOH + HCl → KCl + H2O (7) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 (8) AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3 (9) HCl + NaOH → NaCl + H2O III. Bài tập Bài 2- Trang 41 a) NaOH HCl H2SO4 CuSO4 X HCl X Ba(OH)2 x x b) 1. CuSO4 + NaOH ⎯⎯→Cu(OH)2 +Na2SO4 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Oxit bazơ Oxit axit MUỐI Bazơ Axit + 1 HS lên bảng viết PTHH + Hs khác nhận xét, bổ sung kiến thức - GV chuẩn kiến thức Yêu cầu hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: GV tổ chưc cho hs làm bài tập 4 theo nhóm + Hs báo cáo kết quả vào giấy + Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến - Hs hoạt động cá nhân Viết PTHH (phần b) + Hs dưới lớp viết PTHH vào vở + 1 Hs lên bảng viết PTHH - Gv: nhận xét, đánh giá kết quả Lưu ý: Học sinh có thể lập nhiều dãy khác nhau. GV có thể cho HS thảo luận tìm đúng , sai (nếu có). 2. HCl + NaOH ⎯⎯→NaCl + H2O 3. Ba(OH)2 + 2HCl ⎯⎯→ BaCl2 + H2O 4. Ba(OH)2 + H2SO4 ⎯⎯→ BaSO4 +2H2O Bài 4: Cho các chất : Na , Na2O ,NaOH ,Na2CO3 ,Na2SO4, NaCl. Từ các chất trên dựa vào mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ , hãy lập thành dãy chuyển đổi hóa học và viết PTHH minh họa. a) Na 1⎯⎯→Na2O 2⎯⎯→NaOH 3⎯⎯→Na2CO3 4⎯⎯→Na2SO4 5⎯⎯→ NaCl b) 1. 4Na + O2 ⎯⎯→ 2 Na2O 2. Na2O + H2O ⎯⎯→ 2NaOH 3. NaOH + CO2 ⎯⎯→ Na2CO3 + H2O 4. Na2CO3 + H2SO4 ⎯⎯→Na2SO4 + CO2 + H2O 5. Na2SO4+ BaCl2 ⎯⎯→ BaSO4 + 2NaCl 2.3. Hoạt động luyện tập. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm - Định hướng NL, PC: tự tin Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư mqh: Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận làm bài tập 1) Bài tập 1 - SGK.t41 HS: Các nhóm trao đổi thảo luận làm BT -> đại diện lên trình bày -> HS nhóm khác nhận xét bổ sung. * Đáp án 1) Bài tập 1 - SGK.t41 - Thuốc thử: b - dung dịch HCl - Khi cho dd HCl lần lượt tác dụng với 2 mẫu thử + TH nào xh bọt khí -> mẫu thử đó là Na2CO3 PTPƯ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 + TH không có hiện tượng -> mẫu thử đó là Na2SO4 2.4.Hoạt động vận dụng 2) Dẫn 5,6(l) hỗn hợp khí gồm CO2 và CO (ở đktc) đi qua dung dịch nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20(g) kết tủa trắng a) Viết PTHH xảy ra? b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_13_den_25_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf