Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 8: Đơn chất và hợp chất. Phân tử (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức. HS biết được:

- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau

và thể hiện các tính chất hóa học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng

nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Phẩm chất.

- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.

3. Năng lực.

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt

động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực

sử dụng ngôn ngữ hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13,

2. Học sinh: Ôn lại I, II của bài đơn chất và hợp chất, làm các bài tập.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 8: Đơn chất và hợp chất. Phân tử (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A 30/09/2020 8B,C 2/10/2020 8A 30/09/2020 8D 03/10/2020 Tiết 8 - Bài 6. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. HS biết được: - Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hóa học của chất đó. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Phẩm chất. - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ. 3. Năng lực. - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 2. Học sinh: Ôn lại I, II của bài đơn chất và hợp chất, làm các bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 2. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm, trình bày 1 phút 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : HS1: Làm bài tập 1 (sgk 25). HS2: Làm bài tập 2 (sgk 25) 3. Bài mới . Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Tiếp sức Luật chơi: - Gv cho 2 nhóm hs tham gia, mỗi nhóm 5 hs - Trong vòng 1 phút lần lượt các thành viên trong đôi lên viết nhanh tên các đáp án ( mỗi lần lên chỉ được viết 1 đáp án) - Đội nào viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng Câu hỏi: Đội 1: Viết tên các loại đơn chất ? Đội 2: Viết tên các loại hợp chất ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Phân tử: - GV treo tranh vẽ 1.11, 1.12, 1.13 Sgk. ? Mẫu khí hiđro và mẫu khí oxi các hạt phân tử có cách sắp xếp như thế nào. Nhận xét. ? Tương tự, đối với nước, muối ăn. ? Vậy các hạt hợp thành của 1 chất thì như thế nào. - HS quan sát tranh vẽ mô hình tuợng trưng các phân tử hiđro, oxi, nước. - Học sinh trả lời vấn đáp lần lượt các câu hỏi của giáo viện - Có bổ sung nhận xét cho nhau. - GV: + Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng và kích thước. + Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất của chất và đại diện cho chất về mặt hóa học và được gọi là phân tử. ? Phân tử là hạt như thế nào. Cho ví dụ - GV giải thích trường hợp phân tử các kim loại; phân tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử như Cu, Fe, Al,.... - Cho học sinh rút ra kết luận. - Cho học sinh nhắc lại định nghĩa NTK. ? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa PTK. - Học sinh tái hiện lại, trả lời câu hỏi. - GV lấy ví dụ giải thích. (H2O = 1.2 +16 = 18 đvC; CO2 = 12 + 16 . 2 = 44 đvC ) - Cho HS từ VD trên nêu cách tính PTK của 1 chất. ? Tính PTK các hợp chất sau: O2, Cl2, CaCO3; H2SO4, Fe2(SO4)3.... - Giáo viên chữa bài – chốt lại III. Phân tử: 1. Định nghĩa: VD: - Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau. - Nước : 2H liên kết với 1O. - Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl. * Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2. Phân tử khối: * Định nghĩa: (sgk (24)) HS nêu cách tính PTK của 1 chất. - Thực hiện câu hỏi của giáo viên; 2 đại diện lên trên bảng tính. VD: O2 = 2.16 = 32 đvC; Cl2 = 71 đvC. CaCO3 = 100 đvC; H2SO4 = 98 đvC. Hoạt động 3: Luyện tập. - Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài + Phân tử là gi + Phân tử khối là gì? + Khoảng cách các chất ở các thể rắn, lỏng, khí như thế nào? Hoạt động 4: Vận dụng. - Cho HS làm bài tập 6 - GV nhận xét, bổ sung cần thiết Giải: Bài tập 6: CO2 = 44 đvC, CH4 = 16 đvC, HNO3 = 63 đvC, KMnO4 = 158đvC HĐ5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm CTHH và tính PTK của chất như đường glucozơ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Xem trước nội dung bài thực hành 2 và trả lời các câu hỏi sau: Chuyển động của chất rắn, lỏng, khí ntn? - Bài tập về nhà: 4, 5, 7 (SGK) . - Không yêu cầu học sinh học phần ghi nhớ. - Bài 8 sgk – 26 không yêu cầu học sinh làm

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_8_don_chat_va_hop_chat_phan_tu_ti.pdf