Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 41+42 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I . MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Hs biết được

+ Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN

+ Khái niệm phản ứng phân hủy

2. Kĩ năng

+ Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4

+ Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp

+ Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.

3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức

II. CHUẨN BỊ

GV: Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, , chậu thuỳ tinh, bình tam giác, ống dẫn , nút cao su.

Hoá chất: KMnO4, nước, bao diêm

HS: nghiên cứu trước nội dung bài, chuẩn bị chậu nước sạch.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 41+42 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/02/2020 Tiết 41 Bài 27 ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hs biết được + Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN + Khái niệm phản ứng phân hủy 2. Kĩ năng + Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 + Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp + Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. 3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa, năng lực vận dụng kiến thức II. CHUẨN BỊ GV: Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, , chậu thuỳ tinh, bình tam giác, ống dẫn , nút cao su... Hoá chất: KMnO4, nước, bao diêm HS: nghiên cứu trước nội dung bài, chuẩn bị chậu nước sạch. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Oxit là gì? Gọi tên các oxit sau : MnO2, Hg2O, B2O3, SO3, NO2 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Hoạt động khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi: - Gv cho 2 hs tham gia - Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các đáp án - Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn, đúng hơn sẽ giành phần thắng Câu hỏi: Trong các PUHH sau đâu là phản ứng hóa hợp? a. C2H2 + O2 CO2 + H2O b. CH4 " C + 2H2 c. 2Al +3 Cl2 " 2AlCl3 d. 2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2 e. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O g. 4FeS2 + 11O2 " 2Fe2O3 + 8SO2 h. 2Al(OH)3 " Al2O3 + 3H2O Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs GV: Các phản ứng còn lại có đặc điểm gì chung giống nhau? Đặt tên loại phản ứng đó? Cho hs thảo luận nhóm 1 phút Một vài nhóm trình bày ý kiến, gv ghi ra góc bảng, liên hệ vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân tìm hiểu thí nghiệm Giáo viên mời 2 hs lên tiến hành thí nghiệm nung KMnO4 và thử khí oxi bằng que đóm - Nêu hiện tượng quan sát được? Giải thích? Hs quan sát hiện tượng-> nhận xét: Tàn đóm bùng cháy=> Phản ứng sinh ra khí oxi Giáo viên cung cấp thông tin về sản phẩm gọi hs viết PTHH - Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? Giáo viên thông báo thêm các chất có thể dùng điều chế Oxi: H2O2, KNO3... Gv làm thế nào thu được khí oxi sinh ra Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: - Có thể thu khí ooxxi bằng những cahcs nào? - Nhắc lại tính chất vật lý của oxi? - giải thích cách làm của mỗi cách ? - Mỗi cách thu đó dựa trên cơ sở tính chất vật lí nào của oxi ? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút - Với cách oxi đẩy không khí làm thể nào để biết đã thu được oxi đầy lọ? HS: dùng tàn đóm đưa sát miệng lọ - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. I./ Điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 + Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể điều chế bằng cách nung nóng các hợp chất giàu oxi dễ bị phân huỷ ở t0 cao. + Có 2 cách thu khí oxi: Oxi đẩy không khí Oxi đẩy nước Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng phân hủy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: Quan sát các PTHH của phần khởi động - Xác định số chất tham gia và tạo thành ở mỗi phương trình hóa học trên ? - Các phẩn ứng trên có điểm gì giống nhau ? Hs: đều chỉ có 1 chất tham gia, có 2 hay nhiều sản phẩm - Đặt tên cho dạng phản ứng? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút - Phản ứng phân hủy là gì? Lấy một số ví dụ ? Gv nhận xét, chốt kết luận III./ Phản ứng phân hủy Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó có một chất rinh ra hai hay nhiều chất mới. VD: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi hoàn thành bảng Phản ứng PƯ phân hủy PƯ Hoá hợp a. CaCO3 CaO + CO2 b. NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl c. Cu(OH)2 CuO + H2O d. 2Na + S Na2S e. HCl + KOH KCl + H2O f. C2H6 2C + 3H2 g. C2H2 + O2 CO2 + H2O h. CH4 " C + 2H2 k. 2Al +3 Cl2 " 2AlCl3 m. 2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Bài 1: Nung 1 gam các chất rắn: KClO3, KMnO4, HgO, KNO3 chất nào cho nhiều oxi nhất? Bài 2: Tính thể tích oxi (đktc) điều chế được khi nung 32,67 g KClO3 có 25% tạp chất ( phản ứng có xúc tác MnO2). Bài 1: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 2HgO O2 + 2Hg 2 KNO3 2 KNO2 + O2 Laø KClO3 Bài 2: 2KClO3 2KCl + 3O2 mKClO3 = 24,5 g nKClO3 = = 0,2 mol VKClO3 = 0.2 . 22,4 = 4,48 ( lit ) HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo( Ở nhà). So sánh giữa phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? Làm BT : cho sơ đồ phản ứng KMnO4 --> K2MnO4 + MnO2 + O2 Nung nóng 50 g KMnO4 sau phản ứng thu được 5,6 lit khí oxi ( ở đktc ). Tính hiệu suất của phản ứng V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Tìm hiểu về sự cháy, phương pháp dập tắt các đám cháy. Chuẩn bị một chậu nước .......................................................... Ngày giảng: 05/02/2020 Tiết 42 Bài 28 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được thành phần % thể tích khí oxi trong không khí qua thí nghiệm, - Nêu được các hiện tượng chứng minh sự có mặt các thành phần khác nhau của không khí, các biện pháp bảo vệ không khí. 2. Kỹ năng: Có kỹ năng tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí 3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học và có ý thức bảo vệ môi trường nhất là khí quyển. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực ngôn ngữ hóa II. CHUẨN BỊ GV: Đồ dùng: Bộ dụng cụ xác định thành phần % khí oxi: chậu thuỷ tinh ,ống hình trụ, muôi sắt, phốt pho đỏ Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. HS: nghiên cứu trước nội dung bài III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1/. Nêu tên các chất có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm mà em biết? Viết PTHH? 2/. Phản ứng phân hủy là gì? So sánh với phản ứng hóa hợp? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Tổ chức học sinh thảo luận qua câu hỏi thực tế : An và Hạnh cùng tranh luận: Bạn An nói không khí là một hợp chất? Bạn Hạnh nói không khí là một hỗn hợp ? Em hày đưa ra ý kiến của mình và giải thích? - Hs thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời - Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng Gv: Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Không khí gồm rất nhiều khí khác nhau vậy thành phần của chúng như thế nào? Hoạt động 1: Xác định thành phần oxi trong không khí Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung tn SGK - Nêu cách tiến hành làm thí nghiệm xác định thành phần không khí ? Gv biểu diễn thí nghiệm cho hs quan sát Hs quan sát TN hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: -Nhận xét hiện tượng xảy ra ? - Chất gì đã tác dụng với P trong ống nghiệm ? -Tại sao thể tích nước dâng lên ? -Nhận xét thể tích khí oxi trong không khí ? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Hs:- P cháy nhỏ dần rồi tắt, nước dâng lên chiếm 1/5 thể tích ống - P tác dụng với oxi trong ống nghiệm - Nước dâng lên chiếm chỗ oxi phản ứng mất đi - mực nước dâng lên bàng thể tích oxi phản ứng suy ra khí oxi chiếm thể tích không khí. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. Gv : ngoài oxi, thành phần chủ yếu của không khí là Nitơ 78% KT trình bày 1 phút - Ngoài hai khí là Oxi và Nitơ trong không khí em còn biết có những chất nào khác ? Hs: khí cacbonic, hơi nước, khói, bụi... - Nêu hiện tượng chứng minh có sự tồn tại của các chất đó ? Hs: khí cacbonic -> thổi hơi thở vào cốc nước vôi, hơi nước ngưng tụ khi gặp lạnh, bụi, khói thấy rõ khi có nguồn sáng mạnh chiếu Nêu kết luận về thành phần không khí ? Gv nhận xét chốt kết luận I./ Thành phần của không khí 1./ Thí nghiệm Không khí là hỗn hợp có thành phần gồm 21% oxi, 78% Nitơ 0,03% Cacbonic và khoảng 1% các khí khác( hơi nước , khí hiếm, khói bụi) Hoạt động 2 : Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: - Không khí ô nhiễm gây ra những tác hại gì ? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm ? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Gv tích hợp BVMT: Tăng lượng khí CO2" Hiệu ứng nhà kính.Tăng lượng khí SO2, SO3" Mưa axit. Tăng lượng khí CFC, Cl2" thủng tầng Ozon. KT trình bày 1 phút - Liên hệ thực trạng ô nhiễm không khí ở địa phương em ? Hs liên hệ thực tế địa phương Gv nhận xét chốt kết luận - Tác hại : Không khí ô nhiễm gây tác hại đến sức khoẻ con người, cây trồng, vật nuôi Tạo ra mưa axit phá hoại mùa màng, các công trình xây dựng.. - Biện pháp hạn chế : Xử lí khí thải nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông Trồng và bảo vệ cây xanh HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Yêu cầu hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Nêu thành phần của không khí ? Tác hại của ô nhiễm không khí ? Các biện pháp bảo vệ bầu không khí ? Chữa bài tập 7 SGK Thể tích không khí cần dùng : Vkk = 0,5 x 24 = 12 m3 Thể tích khí oxi cần dùng : Vo2 = 12 x 1/5 x 1/3 = 0,8 m3 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. 1. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toán 12,4 g Photpho 2. Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 4 m. a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học. b) Trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo( Ở nhà). Tìm hiểu về sự cháy, phương pháp dập tắt các đám cháy. Gv giới thiệu: Dạng bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng Thực tế trong một phản ứng hoá học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc tác...làm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết nghĩa là hiệu suất dưới 100%.Để tính được hiệu suất của phản ứng áp dụng một trong 2 cách sau: Hiệu suất phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm : V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Tìm hiểu về: Sự oxi hóa chậm, sự cháy, các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy. ....................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_4142_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.doc