Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.

- Khái niệm phản ứng hoá hợp.

- ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

2. Kĩ năng

- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.

- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.

3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm tòi nghiên cứu.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

GV:- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.

HS: nghiên cứu trước nội dung bài

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT:

1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập

2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/01/2020 Tiết 39: Bài 25 SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP – ỨNG DỤNG CỦA OXI I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được: - Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. - Khái niệm phản ứng hoá hợp. - ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. 2. Kĩ năng - Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. - Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. 3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm tòi nghiên cứu. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ GV:- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. HS: nghiên cứu trước nội dung bài III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất hoá học của Oxi?viết PTHH minh hoạ ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi: - Gv cho 2 hs tham gia - Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các đáp án - Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn, đúng hơn sẽ giành phần thắng Câu hỏi: Viết các PTHH có chất phản ứng là oxi? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự Oxi hoá Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs nhận xét các PTHH ở HĐ khởi động Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: Các phản ứng trên có điểm gì giống nhau ? Hs: quan sát các PTHH -> phản ứng đều có sự tham gia của Oxi Giáo viên nhận xét . các phản ứng của oxi và các chất trên đều là sự Oxi hoá chất đó . KT trình bày 1 phút Vậy sự Oxi hoá là gì? Hs: biểu khái niệm sự Oxi hoá. Nhận xét tổng kết I./ Sự Oxi hoá -Sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của chất đó (có thể là đơn chất hay hợp chất )với oxi Ví dụ: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 4P + 5O2 2P2O5 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phản ứng hoá hợp Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: - Nhận xét số chất tham gia của 3 PƯ ktbc có gì giống nhau ? Hs quan sát PTHH thảo luận phát hiện ra đặc điệm chung của các phản ứng trên -> nhận xét Đều chỉ có sinh ra 1 sản phẩm Gv :Thông báo cho hs biết các phản ứng trên gọi là phản ứng hoá hợp . KT trình bày 1 phút - Phản ứng hoá hợp là gì? cho Vd ? Gv nhận xét. Gv khí đốt P cháy trong oxi, sờ vào bình ta có cảm giác gì? => giải thích Hs: Sờ vào bình ta có cảm giác nóng vì phản ứng toả nhiệt Cho hs thêm các ví dụ về PƯHH có toả nhiệt. Thế nào là phản ứng toả nhiệt. ? cho VD ? Gv nhận xét, chốt kết luận II./ Phản ứng hoá hợp + Phản ứng hoá hợp là phản ứnghoá học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Ví dụ 4P + 5O2 2P2O5 - Các phản ừng sinh ra nhiệt gọi là phản ứng toả nhiệt. Ví dụ : Than cháy tạo ra Cacbonic + Q Hoạt động 3: Ứng dụng của Oxi Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi: - Nêu vai trò của oxi đối với đời sống con người ? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Giáo viên nhận xét tổng kết Lồng ghép giáo dục môi trường. Thông báo cho hs một vài thông tin về hoạt động môi trường và kế hoạch cắt giảm lượng khí thải của các quốc gia trên thế giới III./ Ứng dụng của Oxi Oxi rất cần cho: - Quá trình hô hấp của con người và động vật. - Quá trình đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 4.1./ Sự Oxi hoá là gì? a./ Quá trình động vật sử dụng Oxi cho hô hấp. b./ Là quá trình cây xanh tạo ra Oxi. c./ Là sự tác dụng của Oxi với một chất khác d./ Tất cả đều sai. 4.2./ Hoàn thành bảng sau: Phản ứng Sự Oxi hoá PƯ Hoá hợp C2H2 + O2 CO2 + H2O 4Na + O2 " 2Na2O 2Al +3 Cl2 " 2AlCl3 S + O2 " SO2 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 4FeS2 + 11O2 " 2Fe2O3 + 8SO2 H2CO3 + Ca(OH)2 " CaCO3 + 2H2O CaCO3" CaO + CO2 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Bài 1: Cho các PTHH sau: a. CaCO3 CaO + CO2 b. NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl c. 2H2 + O2 2 H2O d. 2Na + S Na2S e. HCl + KOH KCl + H2O f. SO3 + H2O H2SO4 Trong các PTHH trên, PTHH nào là phương trình biểu diễn phản ứng hoá hợp. Bài 2:Lấy 2 VD về sự oxi hoá có lợi và 2 VD về sự oxi hoá có hại trong đời sống và sản xuất. Bài 4: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích vì sao? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo( Ở nhà). Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau: a. Natri + khí oxi ? b. Cu + ? CuO c. ? + ? Fe3O4 d. Fe(OH)2 + H2O + O2 ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Tìm hiểu về oxit: KN, Phân loại và cách gọi tên oxit. .............................................................Ngày giảng: 15/01/2020 Tiết 40 : Bài 26 ÔXIT I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được + Định nghĩa oxit + Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị + Cách lập CTHH của oxit + Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ 2. Kĩ năng + Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố + Đọc tên oxit + Lập được CTHH của oxit + Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH 3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ hóa II. CHUẨN BỊ GV: + bảng phụ, các kiến thức bổ trợ - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. HS: nghiên cứu trước nội dung bài III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Sự Oxi hoá là gì?Ví dụ? 2/. Phản ứng hoá hợp là gì? Cho ví dụ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “cặp đôi thách đấu” Luật chơi: - 2 học sinh tham gia - Lần lượt từng học sinh sẽ nêu câu hỏi, hs còn lại trả lời ( sau mỗi câu sẽ đổi lại vị trí người hỏi và người trả lời) cho đến khi tìm được hs trả lời sai. - Hs trả lời sai sẽ phải chịu 1 hình phạt do gv đề xuất. Câu hỏi: Viết CTHH của một số hợp chất trong thành phần cấu tạo có nguyên tố Oxi ? Gv ghi các ý của hs ra góc bảng Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Oxít. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là những chất gì ? Hs: Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3) - Em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất trên ? Hs: Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều: + Có 2 nguyên tố. + 1 trong 2 nguyên tố là oxi. Gv: Trong hóa học những hợp chất có đủ 2 điều kiện như trên gọi là oxit. KT trình bày 1 phút - Vậy oxit là gì? Yêu cầu SGK hoạt động cặp đôi bài tập *Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit ? a. K2O d. H2S b. CuSO4 e. SO3 c. Mg(OH)2 f. CuO - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. I./ Định nghĩa Oxít là hợp chất gồm hai nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi. Ví dụ: SO2, P2O5, Fe3O4 Hoạt động 2: Công thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Nhắc lại quy tắc hoá trị đối với hợp chất gồm hai nguyên tố? Nhận xét thành phần của oxit ? - phân tử gồm 2 nguyên tử. Trong đó có 1 nguyên tử là oxi Xây dựng CTHH chung của Oxít ? Giáo viên nhận xét , chốt kết luận. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi bài tập Hãy lập công thức của oxit của: a./ Nhôm b./ Silic hóa trị IV Gv nhận xét, chốt đáp án II./ Công thức Công thức chung của Oxit: Trong đó M: kí hiệu của 1 nguyên tố khác . n: Hoá trị của M x, y là các chỉ số ,thoả mãn quy tắc hoá trị: x.n = y. II a./ Gọi công thức Oxit cần lập là ta có x.III = y.II Š vậy công thức cần lập là : b./ Gọi công thức Oxit cần lập là ta có Vậy công thức Oxit của Silic: SiO2 Hoạt động 3 Phân loại Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Gv treo bảng phụ có các CTHH:MnO2, Hg2O, B2O3, SO3, NO2, H2O, Li2O, ZnO, CO, Ag2O Cho hs lên gạch chân các Oxít có nguyên tố phi kim trong công thức trên bảng 1. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: Dựa vào thành phần có thể chia các oxít trên thành mấy loại? Hs: 2 loại Oxít của các nguyên tố phi kim và Oxít của các nguyên tố kim loại. Gv : có 2 loại oxit: oxit axit và oxit bazơ Nêu đặc điểm của mỗi loại oxit trên ? Gv nhận xét, chốt kết luận III./ Phân loại Có thể phân chia Oxít thành 2 loại: + Oxít Axit: Thường là Oxít của phi kim và tương ứng với một Axít Ví dụ: CO2, SO3 + Oxít Bazo:Là Oxít của kim loại và tương ứng với một Bazơ. Ví dụ: FeO, K2O Hoạt động 4: Cách gọi tên Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Giáo viên thông báo cách gọi tên của Oxít. Hs nghe , ghi nhớ Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm bảng phụ CTHH Oxít Phân loại Tên gọi CaO N2O5 Fe2O3 Al2O3 CO2 SO3 P2O5 - Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Giáo viên nhận xét, chốt bảng phụ IV./ Cách gọi tên. + Oxít Bazơ: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị nếu Kim loại có nhiều hoá trị) + Oxít. + Oxít Axit: (Tiền tố chỉ số nguyên tố) + Tên phi kim + (Tiền tố chỉ số nguyên tố) Oxít (Các tiền tố: 1: Mono, 2: Đi, 3: Tri, 4: Têtra, 5: Penta) CTHH Oxít Phân loại Tên gọi C O O.xit Bazơ Canxi Oxit N2O5 O.xit Axit Đi Nitơ penta Oxit Fe2O3 O.xit Bazơ Sắt (III) Oxít Al2O3 O.xit Bazơ Nhôm Oxít CO2 O.xit Axit Cacbon điOxit SO3 O.xit Axit Lưu huỳnh triOxit P2O5 O.xit Axit Đi Phôtpho penta Oxit HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Phân loại các Oxit sau: MnO2, Hg2O, B2O3, SO3, NO2, H2O, Li2O, ZnO, CO, Ag2O - Hãy viết công thức hóa học của các Oxit có tên sau và phân loại chúng: Natri Oxit, Lưu Huỳnh tri Oxit, Canxi Oxit, Đồng (I) Oxit, Sắt (II) Oxit, Đi clo tri oxit, Mangan(IV) Oxit, Đi Nito Mono Oxit HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Bài 1:Cho các CTHH sau: Cu2O; CaO; NaO; CuO; Mg2O; NO2; Na(OH)2; Al2O3; CO2; Fe(OH)3; NO; PbO; SiO; Li2O; Mn2O7; N2O5. a. Hãy chỉ ra CTHH viết sai, sửa cho đúng. b. Hãy tìm trong những CTHH đúng của oxit và phân loại chúng Bài 2: Oxit của kim loại R (có hoá trị V), trong đó R chiếm 43,67% về khối lượng. Xác định CTHH của oxit đó. Bài 3: Viết phương trình phản ứng cháy cháy của các chất: H2, Mg, Cu, Fe, Ca, P, S, C trong oxi, sản phẩm thu được lần lượt là: H2O, MgO, CuO, Fe3O4, CaO, P2O5, SO2, CO2 và gọi tên các oxit. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo( Ở nhà). Làm bài tập 1 – 5 SGK Tìm hiểu trước bài 27 “ Điều chế khí oxi “ Tìm hiểu thêm về oxit * Oxit - Ngoài 2 loại chính ( oxit axit và oxit bazơ) còn có oxit lưỡng tính và oxit không tạo muối. - Oxit lưỡng tính là oxit vừa có tính chất của oxit axit vừa có tính chất của bazơ. VD: Al2O3, ZnO, SnO, PbO,Các oxit lưỡng tính vừa có khả năng tác dụng với axit, vừa có khả năng tác dụng với bazơ. -Oxit không tạo muối: VD: CO (cacbon (II) oxit), NO (nitơ (II) oxit) * Peoxit - Peoxit cũng là oxit, trong đó có chứa ion (trong đó số nguyên tử oxi luôn bằng 2). VD H2O2, Na2O2, CaO2,Peoxit của các kim loại kiềm (Na, K) và kiềm thổ (Ca, Ba) là hợp chất ion còn peoxit của các kim loại khác có tính chất trung gian giữa hợp chất ion và hợp chất cộng hoá trị. - Cac peoxit khi tác dụng với nước luôn giải phóng ra H2O2 (nước oxi già). VD: Na2O2 + 2 H2O 2 NaOH + H2O2 - Các peoxit dược dùng để diệt khuẩn và điều chế oxi, đặc biệt các peoxit của kim loại dùng để tạo oxi trong các con tầu vũ trụ và thu hồi khí CO2 do các nhà du hành và các nhà khoa học thở ra. VD: 2Na2O2 + 2CO2 2Na2CO3 + O2 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Ôn tập tính chất hóa học của oxi. Chuẩn bị bài: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY ....................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.doc