I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức : - Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu ,
không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí .
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi
kim .
2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi
kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. GV :
- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh , nút cao su , muỗng sắt , đèn cồn .
- Hoá chất : Phốt pho đỏ, lưu huỳnh , lọ chứa oxi .
2. HS: Tìm hiểu về oxi. Chuẩn bị bao diêm, chậu nước sạch
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC : không
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
- Oxi là loại khí có sẵn trong tự nhiên và có nhiều vai trò với đời sống và sản xuất:
- Các em đã biết được gì về các oxi và muốn biết thêm gì về oxi ?
Các nhóm hs thảo luận đưa ra các ý kiến
Gv tổng hợp các điều hs muốn biết liên hệ vào bài .
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
31/12/2019 (8a1)
/1/2020 (8a2)
CHƯƠNG IV : OXI – KHÔNG KHÍ
TIẾT 37 - BÀI 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiết 1 ) .
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức : - Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu ,
không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí .
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi
kim .
2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi
kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. GV :
- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh , nút cao su , muỗng sắt , đèn cồn .
- Hoá chất : Phốt pho đỏ, lưu huỳnh , lọ chứa oxi .
2. HS: Tìm hiểu về oxi. Chuẩn bị bao diêm, chậu nước sạch
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC : không
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
- Oxi là loại khí có sẵn trong tự nhiên và có nhiều vai trò với đời sống và sản xuất:
- Các em đã biết được gì về các oxi và muốn biết thêm gì về oxi ?
Các nhóm hs thảo luận đưa ra các ý kiến
Gv tổng hợp các điều hs muốn biết liên hệ vào bài .
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
-Giới thiệu: oxi là nguyên tố hóa học phổ biến
nhất chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất.
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời
câu hỏi:
-Theo em trong tự nhiên, oxi có ở đâu ?
Hs:Trong tự nhiên, oxi có nhiều trong không
khí ( đơn chất ) và trong nước ( hợp chất ).
→ Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng:
+ Đơn chất
+ Hợp chất : đường, nước, quặng , đất, đá, cơ
1. Tìm hiểu sơ lược về nguyên tố
oxi
-Kí hiệu hóa học : O.
-CTHH: O2 .
-Nguyên tử khối: 16 đ.v.C.
-Phân tử khối: 32 đ.v.C.
thể động thực vật .
-Hãy cho biết kí hiệu, CTHH, nguyên tử khối
và phân tử khối của oxi ?
Yêu cầu hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Quan sát lọ đựng oxi → Nêu nhận xét về
trạng thái , màu sắc và mùi vị của oxi ?
Hs:Quan sát lọ đựng oxi và nhận xét: Oxi là
chất khí không màu, không mùi.
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
-Hãy tính tỉ khối của oxi so với không khí ? →
Từ đó cho biết : oxi năng hay nhẹ hơn không
khí ?
Hs: 1,1
29
32
/2
==
kkO
d
→ Vậy oxi nặng hơn không khí.
-Ở 200C
+ 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí O2.
+ 1 lít nước hòa tan được 700 ml khí amoniac.
Vậy theo em oxi tan nhiều hay tan ít trong
nước ?
Hs: Oxi tan ít trong nước.
-Giới thiệu: oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu
xanh nhạt.
- Hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi .
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và
chốt kết luận.
I./ Tính chất vật lý
- Oxi là chất khí, không màu,
không mùi, không vị, ít tan trong
nước
- Nặng hơn không khí.
- Oxi lỏng ở -183C có màu xanh
nhạt
- Gv giới thiệu dụng cụ và hóa chất
Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm
TN1: Đốt muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh trong
không khí sau đó đưa vào bình chứa khí O2
- Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
+ Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Giải thích hiện tượng.
+ Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
- So sánh hiện tượng S cháy trong O2 và trong
không khí ?
Hs; - S cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ,
màu xanh nhạt. S cháy trong khí oxi mãnh liệt
hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra khí không
màu.
Gv Khí sinh ra khi đốt cháy S là lưu huỳnh
đioxit: SO2 còn gọi là khí sunfurơ.
-Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm →
Viết phương trình hóa học xảy ra ?
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và
chốt kết luận.
Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm
II./ Tính chất hóa học
1./ Tác dụng với phi kim
a. Với Lưu huỳnh.
* Lưu huỳnh cháy mãnh liệt trong
oxi tạo ra khí Sunfuro (Lưu hunh
đioxit ( SO2)
* PTHH: S + O2 ⎯→⎯
to SO2
TN2: Đốt muôi sắt có chứa bột photpho trong
không khí sau đó đưa vào bình chứa khí O2
- Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
+ Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Giải thích hiện tượng.
+ Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện
tượng P đỏ cháy trong O2 và trong không khí ?
Hs: P đỏ cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với
ngọn lửa sáng chói, tạo thành khói trắng dày
đặc.
-Chất được sinh ra khi đốt cháy P đỏ là chất bột
màu trắng - điphotphopentaoxit: P2O5 tan được
trong nước.
-Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm →
Viết phương trình hóa học xảy ra ?
Gv nhận xét và chốt kết luận
b. Với Phôtpho.
* P cháy mạnh trong O2 với ngọn
lửa sáng chói, tạo ra khi trắng,
dày đặc bám vào lọ dưới dạng bột
là điphotpho-pentaoxit (P2O5).
* PTHH:
4P + 5O2 ⎯→⎯
to 2P2O5
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Ngoài S, P oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim khác như: C, H2, Hãy viết
phương trình hóa học của các phản ứng trên ?
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Đốt cháy 2,8 lít H (đktc) sinh ra H2O. a.Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi
cần dùng. b.Tính khối lượng H O thu được.
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vai trò của oxi với cơ thể sống
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài cũ, làm bài tập 6 SGK
- Làm bài tập : Tính khối lượng phôtpho cần dùng để tạo ra 42,6 gam Điphốtpho
pentaOxit(P2O5)
- Chuẩn bị mỗi tổ: 1 đoạn dây sắt nhỏ ( tanh xe đạp ) , 1 mẩu than củi
- Tìm hiểu thêm về tính chất và ứng dụng của oxi qua internet
Ngày giảng :
/1/2020 (8a1)
/1/2020 (8a2)
Tiết 38 - Bài 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI (tt)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt
độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi
trong các hợp chất thường bằng II.
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, CH4 , rút ra được
nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc cẩn thận khi làm thí nghiệm
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát,
năng lực hoạt động nhóm
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán
II. CHUẨN BỊ
1. GV: + Dụng cụ :Hóa chất: O2, Fe, than củi. Dụng cụ: Đèn cồn, bình thủy tinh, kẹp
gỗ, diêm , muôi sắt.
+ Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. HS: 1 mẩu than củi, dây tanh xe đạp
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC : Nêu các tính chất vật lí của oxi ? Giải thích bài tập 6a ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
Ngoài các tính chất tác dụng với phi kim oxi còn có khả năng tác dụng với các chất
khác như kim loại, hợp chất.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Thí nghiệm 1: Giới thiệu đoạn dây sắt →
đưa đoạn dây sắt vào lọ đựng khí oxi.
*Thí nghiệm 2: Cho mẩu than gỗ nhỏ vào
đầu mẩu dây sắt → đốt nóng và đưa vào
bình đựng khí oxi.
Yêu cầu HS quan sát các hiện tượng xảy ra,
nhận xét và viết PTHH?
- Hs làm việc theo nhóm:
+ Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Giải thích hiện tượng.
+ Viết PTHH minh họa.
- Gọi 1 hs nhận xét, giải thích hiện tượng và
lên bảng viết PTHH
Gv nhận xét và chốt kết luận.
Hiện tượng : mẩu than cháy trước, dây sắt
nóng đỏ lên. Khi đưa vào bình chứa khí oxi
I./ Tính chất hoá học của Oxi (tt)
2./ Tác dụng với kim loại
+ Sắt cháy sáng chói, không có ngọn
lửa, không khói. Tạo ra các hạt nhỏ
nóng chảy màu nâu (Oxi Sắt từ)
+ PTHH:
3Fe + 2O2 ⎯→⎯
to Fe3O4
(Oxit sắt từ)
(FeO.Fe2O3)
+ O2 tác dụng được với nhiều kim
→ sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn
lửa và không có khói.
-Hãy quan sát trên thành bình vừa đốt cháy
dây sắt → Các em thấy có hiện tượng gì ?
- Hs: Có các hạt nhỏ màu nâu bám trên
thành bình.
GV: các hạt nhỏ màu nâu đó chính là oxit
sắt từ có CTHH là Fe3O4 hay FeO.Fe2O3 .
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét
và chốt kết luận.
Gv: ở nhiệt độ cao oxi còn tác dụng với
nhiều KL khác: Al, Mg....
- GV giới thiệu
Ngoài ra oxi còn tác dụng với nhiều hợp
chất khác: xăng, dầu, cồn,...
loại khác ở nhiệt dộ cao: Fe; Al;
Mg.....
3./ Tác dụng với hợp chất.
+Tác dụng với khí Metan( CH4)
- Khí Metan cháy trong không khí với
ngọn lửa màu xạnh, toả nhiều nhiệt
- PTHH
CH4 + 2O2 ⎯→⎯
0t CO2 + 2H2O
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Hoàn thành các PTHH sau:
a. 4Na + .......... ⎯→⎯to 2Na2O
b. ........... + O2 ⎯→⎯
to 2MgO
c. ........... + 5O2 ⎯→⎯
to 2P2O5
d. ........... + 3O2 ⎯→⎯
to 2Al2O3
e. ........... + ......... ⎯→⎯to Fe3O4
f. .......... + ......... ⎯→⎯to 2CO2 + 2H2O
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Giải thích 1 số hiện tượng liên quan tới khí oxi : bài 6b sgk
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Cách giải bài tập có chất dư : bài 4 sgk
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .
- Nghiên cứu bài " Sư oxi hoá - phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi ."
Em hãy nghiên cứu bài mới và cho biết sự oxihoa là gì ? Phản ứng hoá hợp là gì ?
Oxi có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ?
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_3738_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf