I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm
cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
2. Phẩm chất.
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự tin tự lập
3. Năng lực.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng
lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực
ngôn ngữ hóa học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mô hình phân tử oxi và hiđrô.
2. Học sinh. :
- Học bài cũ, làm bài tập SGK/ 47.
- Đọc trước bài mới.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15: Phản ứng hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8B, C 27/10/2020
8D 29/10/2020
8A 30/10/2020
Tiết 15 - Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm
cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
2. Phẩm chất.
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự tin tự lập
3. Năng lực.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng
lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực
ngôn ngữ hóa học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mô hình phân tử oxi và hiđrô.
2. Học sinh. :
- Học bài cũ, làm bài tập SGK/ 47.
- Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hiện tượng vậy lý, hiện tượng hoá học, nêu ví dụ?
- Làm bài tập 2,3 sgk
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “cặp đôi thách đấu”
Luật chơi:
- 2 học sinh tham gia
- Lần lượt từng học sinh sẽ nêu câu hỏi, hs còn lại trả lời ( sau mỗi câu sẽ đổi lại vị
trí người hỏi và người trả lời) cho đến khi tìm được hs trả lời sai.
- Hs trả lời sai sẽ phải chịu 1 hình phạt do gv đề xuất.
Câu hỏi: Lấy ví dụ về hiện tượng hóa học?
Gv ghi các ý của hs ra góc bảng
Gv nhận xét trong các hiện tượng hoá học có sự biến đổi của các chất, sự biến đổi
đó diễn ra theo những quá trình nhất định đó là phản ứng hoá học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Định nghĩa phản ứng hóa
học.
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân nhắc lại
- Hiện tượng hoá học là gì?
Gv như vậy trong hiện tượng hoá học có sự
biến đổi chất này thành chất khác --> là
phản ứng hoá học
KT trình bày 1 phút
+ Phản ứng hoá học là gì?
+ Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là gì?
Hs: những chất bị biến đổi được gọi là chất
tham gia hay chất phản ứng.
+ Chất mới sinh ra gọi là gì
Hs: Những chất sinh ra được gọi là sản
phẩm hay chất tạo thành.
Trong phản ứng hố học, lượng chất nào tăng
dần? lượng chất nào giảm dần?
Hs: Trong PƯHH, lượng chất phản ứng
giảm dần và lượng chất sản phẩm tăng dần
Gv hướng dẫn cách ghi PTHH chữ
=> muốn viết được PTHH phải xác định
được tên các chất tham gia và tên các sản
phẩm
Nếu có nhiều chất tham gia hoặc sản phẩm
thì giữa chúng được ghi bằng dấu (+)
Gv hướng đẫn cách đọc
+ Dấu “+” ở trước phản ứng đọc là “ tác
dụng với ”
hay “phản ứng với”.
+ Dấu “+” ở sau phản ứng đọc là “và”.
+ Dấu “→” đọc là “ tạo thành” hay “tạo
ra”.
+ Dấu “→” (nếu có1 chất phản ứng) đọc là
“ phân huỷ thành”.
I. Định nghĩa
Phản ứng hoá học là quá trình biến
đổi từ chất này thành chất khác.
Trong đó :
+ Chất bị biến đổi được gọi là chất
tham gia hay chất phản ứng.
+ Chất sinh ra được gọi là sản
phẩm hay chất tạo thành.
Phương trình chữ của phản ứng hố
học
- Tên các chất phản ứng → Tên
các sản phẩm
VD: lưu huỳnh + sắt --> sắt (II)
sunfua
Gọi hs đọc PTHH
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu
hỏi:
Ví dụ 1: Nhôm + Oxi → Nhôm oxit
Ví dụ 2: Canxi cacbonat → Canxi oxit + khí
cacbonic
Hoạt động 2: Diễn biến của phản ứng hóa
học.
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả
lời câu hỏi:
- Phân tử là gì?
Hs liên hệ kiến thức cũ trả lời
Gv: Khi các chất phản ứng chính là các
phân tử phản ứng với nhau
Gv dùng mô hình phân tử rỗng biểu diễn
phản ứng của hidro với oxi , treo tranh H25
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động hoàn thành
bảng;
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức.
- Nhận xét liên kết giữa các phân tử trước
trong và sau PƯ?
Hs: có thay đổi
So sánh số phân tử trước trong và sau phản
ứng?
Hs: có thay đổi. Trước pư 2H2, 1O2. Sau pư
2H2O
KT trình bày 1 phút
- Bản chất của phản ứng hoá học?
Hs: là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên
tử
Gv nhận xét, chốt kết luận
Hoạt động 3: Điều kiện xảy ra phản ứng
hóa học.
Gv làm thí nghiệm: cho 1 mảnh kẽm vào
dung dịch HCl -> quan sát.
Các nhóm học sinh quan sát -> nhận xét
- Có bọt khí.
- Miếng kèm nhỏ dần.
II. Diễn biến của phản ứng hóa
học.
Kết luận: Trong phản ứng hố học
chỉ cĩ liên kết giữa các nguyên tử
thay đổi làm cho phân tử này biến
đổi thành phân tử khác.
III. Điều kiện xảy ra phản ứng
hóa học.
Để phản ứng hóa học xảy ra nhanh
hơn cần:
- Các chất phản ứng phải tiếp xúc
với nhau
- Cần đun nóng đến một nhiệt độ
Học sinh => rút ra kết luận điều kiện phản
ứng
KT trình bày 1 phút
? Muốn phản ứng hoá học xảy ra, nhất thiết
phải có điều kiện gì?
Hs: Các chất phản ứng phải tiếp xúc với
nhau
Giáo viên: bề mặt tiếp xúc càng lớn phản
ứng xảy ra càng nhanh
Liên hệ thực tế việc chẻ củi nhỏ cháy nhanh,
thanh nhỏ dể nhóm.
- Nếu để than trong không khí có tự bốc
cháy không ?
Hs : liên hệ thực tế trả lời: than ko tự bốc
cháy , muốn cháy phải nhóm -> điều kiện
PƯ
Giáo viên: liên hệ quá trình chuyển hoá từ
bột sang rượu cần điều kiện gì ?
Hs: để tinh bột chuyển thành rượu cần quá
trình ủ men
Gv: Men rượu chính là chất xúc tác.
Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng
xảy ra nhanh hơn nhưng không biến đổi sau
khi phản ứng kết thúc
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu
hỏi:
=> Phản ứng hoá học xảy ra cần những điều
kiện gì ?
Hs tổng hợp rút ra kết luận
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung.
Hoạt động 4: Làm thế nào để nhận biết
phản ứng hóa học xảy ra.
- GV cho học sinh nghiên cứu SGK trả lời
câu hỏi.
- Làm thế nào để nhận biết được có phản
ứng hoá học xảy ra ?
Hs: Dựa vào đặc điểm có chất mới xuất hiện
có tính chất khác chất phản ứng
- Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới
xuất hiện ?
Hs: - Màu sắc, mùi vị Tính tan. Trạng thái.
nào đó
- Một số phản ứng cần có mặt chất
xúc tác.
IV. Làm thế nào để nhận biết
phản ứng hóa học xảy ra.
+ Dựa vào đặc điểm có chất mới
xuất hiện có tính chất khác chất
phản ứng
+ Dấu hiệu nhận biết
- Màu sắc, mùi vị
- Tính tan.
- Trạng thái.
- Phát sáng
- Toả nhiệt
Phát sáng. Toả nhiệt
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Phản ứng hóa học là gì?
- Điều kiện nào để phản ứng hóa học xảy ra?
- Theo em khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi?
+ Hãy đọc phương trình chữ của các phản ứng hoá học sau:
a/ Sắt + lưu huỳnh → Sắt (II) sunfua
b/ Rượu etylic + oxi → Cacbonic + nước
c/ Canxicacbonat → Canxi oxit + Cacbonic
d/ Hiđro + oxi → Nước
- Làm bài tập: điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
- là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong
phản ứng gọi là , còn mới sinh ra là .
- Trong quá trình phản ứng, lượng giảm dần, còn lượng tăng dần.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi sau:
a. Đốt cồn trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước.
b. Đốt bột nhôm trong không khí, tạo thành nhôm oxit.
c. Điện phân nước, thu được khí hiđro và oxi.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Đọc mục: Em có biết
Tìm hiểu bản chất của phản ứng hóa học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Học bài cũ, soạn trước phần tiếp theo. Làm bài tập 1,2,3 SGK
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_15_phan_ung_hoa_hoc_nam_hoc_2020.pdf