Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 62-Sacarozô

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1) Kiến thức :

-Học sinh nắm được CTCT, công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học của

 sacarozơ

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của saccarozơ.

- Viết được phương trình phản ứng của saccarozơ.

2) Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy. Viết được các phản ứng minh hoạ tính chất của saccarozơ.

3) Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.

II/ CHUẨN BỊ :

Giáo viên :

Dụng cụ: Kẹp gỗ, đèn cồn, ống nghiệm, ống hút.

Hoá chất : dung dịch saccarozơ(đường kính)

AgNO3, dung dịch NH3, H2SO4 loãng

Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1-Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ: (10)

(?) Nêu các tính chất hoá học của glucozơ?

(?) Sửa bài tập 2 SGK tr152?

Giáo viên nhận xét và cho điểm

3-Tiến trình bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 62-Sacarozô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 NS : 1/4/2010 Tiết : 62 § 51- SACAROZƠ ND: 8,10/4/2010 I/MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1) Kiến thức : -Học sinh nắm được CTCT, công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học của sacarozơ - Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của saccarozơ. - Viết được phương trình phản ứng của saccarozơ. 2) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và tư duy. Viết được các phản ứng minh hoạ tính chất của saccarozơ. 3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng. II/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : Dụng cụ: Kẹp gỗ, đèn cồn, ống nghiệm, ống hút. Hoá chất : dung dịch saccarozơ(đường kính) AgNO3, dung dịch NH3, H2SO4 loãng Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1-Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ: (10’) (?) Nêu các tính chất hoá học của glucozơ? (?) Sửa bài tập 2 SGK tr152? Giáo viên nhận xét và cho điểm 3-Tiến trình bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của saccarozơ (8’) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Giáo viên yêu cầu HS đọc SGK. (?) Nêu trạng thái tự nhiên của saccarozơ? GV: Saccarozơ còn gọi là đường mía vì có nhiều trong mía Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: - Lấy saccarozơ cho vào nghiệm, quan sát? - Thêm ít nước, lắc nhẹ. Quan sát? (?) Nhận xét về tính chất vật lý của saccarozơ? Học sinh độc lập đọc SGK Một vài học sinh nêu trạng thái tự nhiên của saccarozơ. Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên à Rút ra tính chất vật lý cơ bản của saccarozơ. Một vài học sinh trình bày trước lớp Lớp nhận xét, bổ sung. Tự hoàn thiện kiến thức. I/ Trạng thái tự nhiên: Có nhiều trong thực vật đặc biệt nhiều trong mía(đường mía) II/ Tính chất vật lý: - Là chất rắn kết tinh không màu. Dễ tan trong nước. Vị ngọt Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học(15’) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: 1) cho dung dịch saccarozơ vào dung dịch AgNO3 (trong NH3), sauđó đun nhẹ, quan sát? Kết luận? 2) Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, thêm vài giọt H2SO4, đun nóng 2-3’ - Thêm vài giọt NaOH để trung hoà - Cho dung dịch vừa thu được vào dung dịch AgNO3 trong NH3. Quan sát và rút ra kết luận? Giáo viên giới thiệu: khi đun nóng saccarozơ với axit thì bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và Fructozơ. Glucozơ mới sinh ra tham gia phản ứng tráng gương Hướng dẫn học sinh viết PTPƯ. Lưu ý học sinh glucozơ và fructozơ có cùng công thức phân tử nhưng khác công thức cấu tạo. Saccarozơ có thể bị enzin trong cơ thể thuỷ phân ở nhiệt độ cơ thể (enzim saccaraza) Đại diện học sinh làm thí nghiệm. à Rút ra hiện tượng: không có sự biến đổi –không có hiện tượng. Saccarozơ không có phản ứng tráng gương. Đại diện học sinh tiến hành làm thí nghiệm. à Có kết tủa Ag xuất hiện Vậy khi có mặt H2SO4 thì saccarozơ đã bị thuỷ phân để có thể tham gia phản ứng tráng gương. Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin. Học sinh viết phản ứng minh hoạ: C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 (Fructozơ) (Glucozơ) III/ Tính chất hoá học: 1) Thí nghiệm SGK 2) Kết luận: Saccarozơ bị thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành glucozơ và fructozơ C12H22O11+H2O C6H12O6 + C6H12O6 (Fructozơ) (Glucozơ) Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của saccarozơ(5’) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK kết hợp kiến thức thực tế, nêu ứng dụng của saccarozơ? Giáo viên giới thiệu quy trình sản xuất đường từ mía. (?) Kể tên một vài nhà máy đường mà em biết? Học sinh dựa vào SGK cùng kiến thức thực tế, nêu vài ứng dụng của saccarozơ. Học sinh kể tên một vài nhà máy đường IV/ Ứng dụng : SGK 4-Kiểm tra, đánh giá:(6’) Yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (9) Saccarozơ glucozơ rượu etilic axit axetic axetatKali Etyl axetat Axetatnatri 5- Dặn dò: Bài tập về nhà: HS Yếu: 1,2,3, SGK tr155 HS khá: 1,2,3,4,5,6 SGK tr155 Và các bài tập SBT Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc62.doc