I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : - Học sinh nắm được khái niệm chất béo
- Biết được trạng thái tự nhiên, tính chất lý học, hoá học và ứng dụng của chất béo
- Viết được CTCT của glixerol, công thức tổng quát của chất béo
- Viết được sơ đồ phản ứng của chất béo
2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy. Viết CTCT và phương trình hoá học biễu diễn phản ứng của chất béo
3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.
II/ CHUẨN BỊ :Giáo viên : Dụng cụ: Tranh vẽ một số thực phẩm có chất béo. Ong nghiệm, kẹp gỗ.
Hoá chất : Nước, benzen, dầu ăn
Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1-Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ: (8)Hoàn thành sơ đồ phản ứng csau:
Etilen rượu etilic axit axetic etyl axtat axetat natri
3-Tiến trình bài mới :
Hoạt động 1: Chất béo có ở đâu (3)
2 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 57-Chất béo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :30
Tiết :57
CHẤT BÉO
NS : 20/3/2010
ND : 22,26/3/2010
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : - Học sinh nắm được khái niệm chất béo
- Biết được trạng thái tự nhiên, tính chất lý học, hoá học và ứng dụng của chất béo
- Viết được CTCT của glixerol, công thức tổng quát của chất béo
- Viết được sơ đồ phản ứng của chất béo
2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy. Viết CTCT và phương trình hoá học biễu diễn phản ứng của chất béo
3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.
II/ CHUẨN BỊ :Giáo viên : Dụng cụ: Tranh vẽ một số thực phẩm có chất béo. Oáng nghiệm, kẹp gỗ.
Hoá chất : Nước, benzen, dầu ăn
Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1-Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ: (8’)Hoàn thành sơ đồ phản ứng csau:
Etilen à rượu etilic à axit axetic à etyl axtat à axetat natri
3-Tiến trình bài mới :
Hoạt động 1: Chất béo có ở đâu (3’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Giáo viên đặt câu hỏi: Trong thực tế em thường thấy chất béo có ở đâu?
Giáo viên kết luận, thống nhất đáp án.
Yêu cầu học sinh lấy vài ví dụ về chất béo
Học sinh vận dụng kiến thức thực tế trả lời kết hợp kiến thức các bộ môn liên quan yêu cầu nêu được:
+ Ở cơ thể động vật
+ Ở cơ thể thực vật
I/ Chất béo có ở đâu?
Chất béo có trong cơ thể động vật (mỡ), trong thực vật (dầu thực vật)
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của chất béo(5’)
Giáo viên yêu cầu đại diện học sinh làm thí nghiệm: Cho vài giọt dầu ăn vào cốc đựng nước
Yêu cầu các học sinh còn lại quan sát, nhận xét hiện tượng.
(?) Hãy rút ra tính chất vật lý của chất béo?
Đại diện học sinh làm thí nghiệm biểu diễn trước lớp
Các học sinh káhc quan sát hiện tượng.
à học sinh rút ra tính chất vật lý của chất béo
Học sinh tự hoàn thiện kiến thức.
II/ Chất béo có những tính chất vật lý quan trọng nào?
Chất béo không tan trong nuớc, nhẹ hơn nước. Tan trong bezen, dầu hoả, xăng,…
Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của chất béo(8’)
Giáo viên giới thiệu : đun chất béo ở nhiệt độ cao người ta thu được glixerol (glixeril) và các axit béo(giáo viên ghi công thức lên góc bảng)
Giáo viên giới thiệu công thức chung của chất béo là R-COOH, trong đó (R) là gốc axit béo như C17H35, C17H33, C15H31,…
(?) hãy nhận xét về thành phần của chất béo?
Giáo viên kết luận về thành phần của chất béo
Giáo viên diễn giảng phản ứng tạo thành giữa axit béo và glixerin
Học sinh nghe, ghi bài
Học sinh ghi nhớ kiến thức.
Thảo luận nhóm à là este của glixerol và axit béo
III/ Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào?
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là
(R-COO)3C3H5
Hoạt động 4 Tìm hiểu tính chất hoá học quan trọng của chất béo(8’)
Giáo viên giới thiệu: đun nóng chất béo có chất xúc tác là axit hay kiềm thi tạo thành glixerin và axit béo và được gọi là phản ứng thuỷ phân
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phản ứng thuỷ phân chất béo trong dd axit và dd kiềm
Giáo viên giới thiệu: phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm còn được gọi là phản ứng xà phòng hoá dùng để chế tạo xà phòng.
Yêu cầu học sinh làm bài tập vận dụng : viết phản ứng thuỷ phân chất béo có công thức sau: (C17H35COO)3C3H5 trong môi trường kiềm và môi trường axit.
Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin
Học sinh viết phản ứng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh làm việc nhóm, vận dụng kiến thức để hoàn thành yêu cầu bài tập.
Một vài học sinh viết lên bảng. Các học sinh kh1c nhận xét, bổ sung. Tự hoàn thiện kiến thức.
IV/ Chất béo có những tính chất hoá học quan trọng nào?
1) Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit à glixerin và axit béo:
(R-COO)3C3H5 +3H2O
C3H5(OH)3 + 3RCOOH
2) Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm(phản ứng xà phòng hoá) à muối kiềmvà glixerin:
(R-COO)3C3H5+3NaOH
C3H5(OH)3 + 3RCOONa
Hoạt động 5 Tìm hiểu ứng dụng của chất béo(4’)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK
(?) Kết hợp thông tin SGK và sự hiểu biết của em, hãy cho biết ứng dụng của axit béo?
(?) Khi để chất béo lâu ngày thì có hiện tượng gì? Chúng ta bảo quản chất béo như thế nào?
Giáo viên lưu ý học sinh về cách bảo quản chất béo
Học sinh đọc SGK, kết hợp với hiểu biết thực tế, nêu một vài ứng dụng của axit béo
Đại diện học sinh trả lời. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Tự hoàn thiện kiến thức.
Học sinh vận dụng kiến thức SGK trả lời
V/ Chất béo có ứng dụng gì?
- Là to cơ bản trong thức ăn người và động vật
- Dùng để điều chế glixerol và axit béo
- Cần bảo quản chất béo ở nơi thoáng mát.
4-Kiểm tra, đánh giá:
Hoàn thành bài tập 2 SGK tr147
Làm nhanh bài tập 3 SGK tr147
5- Dặn dò:
Làm các bài tập còn lại SGK
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 58.doc