I/ MỤC TIÊU :
1) Kiến thức : - Giúp học sinh củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học về:
+ Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon và tính chất của muối cácbônat
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu
kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy
3) Thái độ - Giúp học sinh có tính cẩn thận, kiên trì, giải toán tới kết quả cuối cùng
* Phương pháp chính: Đàm thoại, vấn đáp
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Nội dung bài giải và các bài tập liên quan.
Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1- Ổn định lớp :(1)
2- Kiểm tra:
3- Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 41 Luyện tập chương iii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
NS:9/1/2010
Tiết : 41
ND:11,13/1/2010
I/ MỤC TIÊU :
1) Kiến thức : - Giúp học sinh củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học về:
+ Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon và tính chất của muối cácbônat
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu
kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy
3) Thái độ - Giúp học sinh có tính cẩn thận, kiên trì, giải toán tới kết quả cuối cùng
* Phương pháp chính: Đàm thoại, vấn đáp
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Nội dung bài giải và các bài tập liên quan.
Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1- Ổn định lớp :(1’)
2- Kiểm tra:
3- Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cần nhớ (15’)
(?) Dựa vào sơ đồ 1 SGK trang 102, cho các chất sau: SO2, S, FeS và H2S, hãy lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên và cho biết phi kim có những tính chất hoá học nào?
Giáo viên nhận xét, tổng kết
(?) Cho dãy biến đổi sau:
HCl Cl2 NaClO
FeCl3
Viết PTHH cho dãy chuyển hoá trên, qua đó hãy trình bày đầy đủ về tính chất hoá học của clo?
Yêu cầu học sinh thực hiện các PTHH thể hiện dãy chuyển hoá trong sơ đồ 3, qua đó trình bày tính chất hoá học của cácbon và muối cácbo nat?
Lưu ý học sinh : có thể 1 phương trình có nhiều cách viết khác nhau. Giáo viên giới thiệu các cách.
(?) Nêu cấu tạo của bảng HTTH? Ô nguyên tố cho biết những gì? Thế nào là chu kì, nhóm? Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì, nhóm?
(?) Cho biết về ô nguyên tố 16?
(?) So sánh tính phi kim của S, tính kim loại của Na với các nguyên tố bên cạnh?
Giáo viên dùng bảng phụ giới thiệu các bài tập. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành bài tập.
Học sinh làm việc theo nhóm, dựa vào kiến thức về phi kim và sơ đồ 1 SGK, viết được:
H2S S SO2
FeS
Học sinh viết phương trình hoá học cho dãy chuyển hoá lên bảng
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Trình bày tính chất hoá học của phi kim
Học sinh cũng làm việc the nhóm, dựa vào sơ đồ 2 SGK và kiến thức về clo, viết được các PTHH cho dãy chuyển hoá
Cl2 (k) + H2 (k) 2HCl (k)
Cl2 (k)+NaOH (dd)NaClO (dd)+ H2O (l)+NaCl (dd)
3Cl2 (k) + 2Fe (r) 2FeCl3 (r)
Học sinh trình bày tính chất hoá học của clo. Cả lớp bổ sung. Tự ghi nhớ kiến thức.
Học sinh làm việc theo nhóm. Lần lượt từng đại diện các nhóm lên bảng viết PTHH. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh dựa vào kiến thức đã học trình bày
Học sinh tự trả lời dựa vào bảng HTTH.
Với S : Cùng chu kì : P < S < Cl
Cùng nhóm : O > S > Se
Với Na cùng chu kì : Na > Mg
Cùng nhóm : Li < Na < K
Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố (27’)
Bài tập 1:
Cho các nguyên tố sau : Cl, S, Si, Ca, Na, Mg. cho biết :
a) Nguyên tố cùng chu kì với S ?
b) Nguyên tố có cùng công thức oxit cao nhất dạng chung RO3 ?
c) Đơn chất tương ứng tác dụng với nước tạo thành 2 axit ?
d) Có mặt trong thành phần của thuỷ tinh thường
e) Có tính kim loại mạnh hơn Mg ?
f)Oxit cao nhất là thành phần chính của cát?
Bài tập 2:
(R) là một nguyên tố phi kim ở nhóm VII trong bảng HTTH. Hợp chất khí của (R) với hidro chứa 2,74% hidro về khối lượng. Tìm (R) và so sánh (R) với các nguyên tố bên cạnh?
Học sinh thảo luận nhóm.
Giáo viên gợi ý :
(?) (R) là nguyên tố phi kim ở nhóm VII
=> (R) có hoá trị mấy?
(?) hãy viết công thức hợp chất giữa (R) với hidro?
(?) Có % của hidro, tính % của (R) được không? Bằng bao nhiêu?
(?) vậy tỉ lệ % giữa khối lượng của (R) và (H) là như thế nào?
Bài tập 3-bài tập 5/103 SGK
Giáo viên gợi ý:
(?) lập công thức tổng quát của oxit sắt với các chỉ số là x, y?
(?) Viết PTHH cho oxit sắt trên với CO và cân bằng theo x, y?
Tìm số mol của Fe? => x = ?
(?) Tìm khối lượng mol của oxit sắt trên?.
(?) Dựa vào x đã có, hãy tìm y?
=>Công thức của oxit sắt.
b) Khí sinh ra là CO2, cho vào bình nước vôi trong thì có phản ứng như thế nào?
Từ phương trình 1 à số mol CO2 = ?
è = ?
à khối lượng kết tủa = ?
Bài tập 1:
a) Nguyên tố cùng chu kì với S (Cl, Mg)
b) Nguyên tố có cùng công thức oxit cao nhất dạng chung RO3 (S)
c) Đơn chất tương ứng tác dụng với nước tạo thành 2 axit (Cl)
d) Có mặt trong thành phần của thuỷ tinh thường (Si, Ca)
e) Có tính kim loại mạnh hơn Mg (Na)
f)Oxit cao nhất là thành phần chính của cát:(Si)
Bài tập 2:
R là nguyên tố phi kim ở nhóm VII à (R) có hoá trị I
Công thức hợp chất giữa R với hidro: HR
Từ % của hidro =>%R =100% - 2,74 = 97,26%
vậy tỉ lệ % giữa khối lượng của (R) và (H) là
=> .
Vậy (R) là clo.
Tính phi kim của clo so với các nguyên tố trong chu kì: Cl > S
Bài tập 5/103 SGK
Công thức tổng quát của oxit sắt là : FexOy
Ta có PTPƯ :
FexOy + yCO xFe + yCO2 (1)
Số mol của Fe: =>
=>
=> = => x = 3 => Moxit = 56x+16y.
Dựa vào x đã có: y = 2
Vậy công thức của oxit sắt là Fe2O3.
b) Khí sinh ra là CO2, cho vào bình nước vôi trong thì có phản ứng
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2)
Từ phương trình 1 => nCO2 = 0,4x
=> =0,6 mol
Vậy khối lượng kết tủa là :
0,6 x 100 = 60 gam
4- Củng cố
5- Dặn dò: (2’) Chuẩn bị xem lại tính chất của các chất phi kim đã học, chuẩn bị bài thực hành.
Thực hiện dãy chuyển hoá sau:
C CO2 NaHCO3 Na2CO3 NaCl Cl2 FeCl3 Fe
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 41.doc